Những nguyên nhân khiến cơ thể sụt giảm vitamin C
Vitamin C được nhiều người biết đến với những vai trò quan trọng, cần thiết đối với sức khỏe. Thiếu C thì vết thương khó lành, dễ bị bội nhiễm, mệt mỏi.
Vitamin C rất cần thiết đối với sức khỏe
Vitamin C có khả năng trung hòa độc chất trong môi trường ô nhiễm, tia tử ngoại trong ánh nắng gắt, phế phẩm nội sinh từ tiến trình biến dưỡng của cơ thể, hóa chất tổng hợp trong sản phẩm tiêu dùng… của sinh tố này. Thiếu vitamin C thì sớm muộn cũng sinh bệnh.
Dùng vitamin C đúng cách để khỏe mạnh
Vitamin C hòa tan trong nước nên được thải qua đường tiểu rất nhanh, thay vì được dự trữ trong cơ thể như với các loại vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K). Dùng vitamin C với liều thật cao, cả ngàn mg trong một viên nhưng dùng không đúng cách thì lượng thuốc không dùng hết sẽ theo đường tiểu trở về với thiên nhiên. Dùng thuốc như thế chẳng khác nào ném tiền ra cửa sổ.
Nếu ngày nào cũng dùng vitamin C liều cao, điều này cũng không tốt. Vì vitamin C mang tính acid khi bài tiết qua nước tiểu là lý do khiến tạp chất và khoáng chất dễ kết tủa trong đường tiết niệu thành sỏi. Nếu chọn dạng viên sủi thì chất phụ gia trong thuốc có thể là nguyên nhân gây dị ứng, tiêu chảy.
Những nguyên nhân khiến lượng vitamin C bị suy giảm
Video đang HOT
Hút thuốc hơn 5 điếu mỗi ngày.
Thường bị cảm cúm nên hay uống thuốc aspirin, paracetamol hay acetaminophen.
Không ăn trái cây nhiều hơn 3 lần trong tuần, không quen dùng các món rau trộn với dầu dấm, ít khi có món cải luộc hay hấp trên bàn ăn, và nhất là hiếm khi uống nước ép trái cây.
Hầu như ngày nào cũng dùng thực phẩm công nghiệp, hay các loại thức ăn nhanh (fastfood) cũng như có thói quen dùng thức ăn hâm lại nhiều lần.
Đồng hành thường xuyên với stress.
Phụ nữ trong suốt thai kỳ cũng như người dùng thuốc ngừa thai.
Điều trị lâu ngày bằng thuốc corticosteroid.
Các đối tượng nêu trên tất nhiên nên dùng vitamin C thường hơn người khác. Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng dồi dào vitamin C thay vì chỉ trông mong vào thuốc.
Nên dùng vitamin C liên tục nhiều ngày khi nhu cầu bất ngờ bội tăng, chẳng hạn sau đợt bị bội nhiễm, sau lần bị chấn thương… Nhưng cho dù có dùng thuốc đều đặn mà quên triệt tiêu các yếu tố gây hao hụt vitamin C này thì cơ thể sớm muộn cũng phải đối đầu với tình trạng thiếu hụt vitamin C. Khi đó bệnh do thoái hóa, lão hóa, suy yếu sức đề kháng… không mời cũng đến.
Theo BS. Lương Lễ Hoàng
Gia đình Online
Mẹ uống paracetamol khi mang thai, con có nguy cơ tăng động
Phụ nữ mang thai dùng thuốc paracetamol có thể làm tăng nguy cơ con bị chứng tăng động giảm chú ý (ADHD).
Tuy đây là thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giảm đau, song các nhà nghiên cứu New Zealand cho rằng phát hiện này là &'đáng báo động".
Nghiên cứu của trường Đại học Auckland University ủng hộ một nghiên cứu hồi đầu năm nay của Đan Mạch về mối liên quan giữa thuốc giảm đau thông dụng này với các rối loạn hành vi.
Các tác giả đã phân tích số liệu từ một nghiên cứu gồm 871 trẻ dưới 1 tuổi ở châu Âu về việc sử dụng thuốc paracetamol, aspirin, thuốc chống tiết axít và thuốc kháng sinh ở người mẹ khi mang thai.
Sau đó họ đánh giá những khó khăn về hành vi và triệu chứng ADHD của trẻ khi được 7 và 11 tuổi.
Gần một nửa số bà mẹ trong nghiên cứu có dùng paracetamol trong khi mang thai và con của họ có nguy cơ gặp những khó khăn về hành vi và ADHD cao hơn.
Các thuốc khác không gây ra sự khác biệt đáng kể trong hành vi.
"Kết quả cho thấy ngay cả paracetamol liều thấp (xác định qua việc thuốc được dùng trong nhiều tuần) cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi sau 7 năm là đáng báo động, vì đây là thuốc hay được sử dụng nhất trong thời gian mang thai," BSJohn Thompson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
Nhưng nghiên cứu không có số liệu về việc các triệu chứng ADHD có tiếp diễn trong giai đoạn dậy thì hay không, liệu cha mẹ trẻ có bị ADHD không, hoặc người mẹ dùng thuốc ở giai đoạn nào và với liều bao nhiêu.
"Cần nghiên cứu thêm để có đánh giá chính xác hơn về nguy cơ và hậu quả của việc sử dụng thuốc giảm đau này trong khi mang thai", BS Thompson nói.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ảnh hưởng đến 5-10% số trẻ tuổi học đường ở New Zealand, biến nó trở thành một trong những rối loạn phát triển thần kinh hay gặp nhất ở nhóm tuổi này.
Theo Cẩm Tú
Dân Trí
Những loại thuốc cần tránh khi mắc sốt xuất huyết Sốt xuất huyết gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu. Dùng thuốc nhằm lập lại thăng bằng, chống lại các triệu chứng bất lợi. Nhưng nếu dùng không đúng thuốc, không đúng cách thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu, khiến bệnh trầm trọng thêm. Dùng dịch truyền để điều trị bệnh sót xuất...