Nhưng nguy hại khôn lường đối với cơ thể nếu bạn thường xuyên bỏ bữa
Không chỉ bỏ bữa sáng, nếu bạn bỏ các bữa chính trong ngày và việc bỏ bữa ăn một cách thường xuyên có thể mang lại những tác động xấu đối với cơ thể.
Việc bỏ bữa có thể làm giảm hiệu suất trong công việc, khiến tinh thần trở nên tiêu cực, hơn nữa còn ảnh hưởng tới thể trạng và sức khỏe. Dưới đây là 6 hậu quả không hay sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên bỏ bữa hoặc nhịn ăn:
Có lẽ một trong những ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất khi bạn bỏ bữa hoặc nhịn ăn đó là tâm trạng. Chính xác là vậy, bởi trong huyết quản của chúng ta chiếm một hàm lượng đường nhất định được bổ sung thường xuyên qua mỗi bữa ăn hàng ngày.
Thường xuyên bỏ bữa ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa
Nếu bạn bỏ qua bữa ăn thì lượng đường trong máu sẽ giảm, khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Khi năng lượng dự trữ trong cơ thể gần cạn kiệt, cơ thể chúng ta sẽ sản xuất những phản ứng căng thẳng sẵn sàng chống lại những nguy hiểm. Lúc này, mức độ hoocmon căng thẳng tăng lên đột ngột cũng, chính là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng, tinh thần bất ổn và thậm chí là trầm cảm nhẹ.
Ảnh hưởng tới khả năng tập trung
Việc giảm lượng đường trong máu không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, mà còn khiến suy giảm khả năng tập trung giải quyết bất kỳ nhiệm vụ đơn giản nào. Điều này là do não bộ của chúng ta hoạt động dựa vào lượng đường nhất định, nếu thiếu một lượng đường ít có thể giúp chức năng của não bộ làm việc hết công suất, nếu thiếu nhiều sẽ càng làm giảm khả năng chú ý.
Nếu bỏ qua bữa ăn bởi bạn quá bận rộn và nghĩ rằng thời gian đó bạn có thể sản xuất thêm nhiều công việc thì bạn nên suy nghĩ lại. Việc bỏ bữa ăn hàng ngày chỉ làm xấu đi hiệu suất làm việc của bạn trong thời gian ngắn hạn, còn nếu thực hiện một cách thường xuyên trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Vì vậy, đừng làm việc “xuyên qua” bữa trưa và bỏ bữa sáng vì nghĩ có thể hoàn thành được nhiều việc hơn – bạn sẽ tập trung và tỉnh táo hơn nếu nạp thức ăn vào một cách đầy đủ.
Sẽ ăn quá nhiều sau khi bỏ bữa
Video đang HOT
Khi cơn đói đạt tới mức giới hạn, não bộ của bạn sẽ liên tục phát tín hiệu, khiến cơ thể bị kích thích và sau đó bạn sẽ ăn rất nhiều. Do hai hormone có nhiệm vụ kiểm soát cơn đói là leptin và ghrelin đã bị suy yếu, vì vậy bạn sẽ ăn nhiều hơn mức bình thường và tiêu thụ nhiều calo vào cơ thể.
Hơn nữa, bạn còn ăn thêm đồ ăn vặt vào trong bữa ăn, nghĩa là bữa ăn đó “càng lớn”. Điều này không chỉ khiến dạ dày của bạn trở nên khó tiêu, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bạn.
Xuất hiện các vấn đề về dạ dày
Để chứng minh hậu quả của việc bỏ bữa có tác dụng xấu đến cơ thể, hệ tiêu hóa của chúng ta cũng bắt đầu làm việc không hiệu quả. Mỗi lần như vậy, lượng axit trong dạ dày vẫn được tạo ra mặc dù không có gì để nó tiêu hóa. Lượng axit này chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày và dẫn đến bệnh viêm loét hoặc một số bệnh khác có liên quan.
Bên cạnh đó, việc ăn thức ăn một cách thường xuyên là cách mà dạ dày, hệ tiêu hóa và đường ruột của chúng ta quản lý, hoạt động một cách thường xuyên và có trật tự. Việc bỏ qua bữa ăn sẽ khiến nhu cầu xả thải của cơ thể bị xáo trộn, dẫn đến tình trạng táo bón hay đau bụng. Điều này có thể xảy ra thường xuyên nếu không sử dụng (hoặc ít sử dụng) chất xơ trong bữa ăn của mình, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách đơn giản để giúp bạn ăn uống đủ bữa
Chuẩn bị trước bữa ăn sáng hoặc bữa ăn trưa vào tối hôm trước: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc và chỉ muốn đi ngủ, tuy nhiên hãy bỏ 10 phút để làm cho mình một bữa ăn sáng để sẵn sàng ăn vào ngày hôm sau. Có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời giúp bạn có một bữa ăn nhanh vào buổi sáng hoặc ăn trưa mà không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị.
Khi bạn có thời gian để nấu bữa ăn tối, hãy làm nhiều hơn bạn cần: Bằng cách này bạn sẽ có một lượng thức ăn dự trữ cho những bữa khác khi bạn không có nhiều thời gian để nấu ăn.
Ăn ít nhưng thường xuyên: Nếu bạn thực sự không có thời gian để ăn ba bữa chính trong ngày thì việc ăn ít và thường xuyên là hoàn toàn cần thiết. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ giữ cho quá trình trao đổi chất ổn định hơn, giảm cơn đói và ngăn chặn bạn ăn quá nhiều.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Nhịn ăn sáng không giúp giảm cân lành mạnh
Bận rộn hay đang giảm cân là lý do khiến chúng ta thường bỏ qua bữa sáng, bởi nhiều người cảm thấy việc bỏ qua bữa sáng không quá khó khăn như bỏ các bữa ăn khác trong ngày.
Bận rộn hay đang giảm cân là lý do khiến chúng ta thường bỏ qua bữa sáng. Nguồn: internet
Thực tế, việc không ăn sáng tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe mỗi người. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện cùng Tiến sĩ-Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, về tác hại của việc thường xuyên bỏ bữa ăn sáng.
Phóng viên: Bác sĩ đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của bữa sáng?
TS., BS. Trần Thị Minh Hạnh
BS. Trần Thị Minh Hạnh: Bữa ăn sáng rất quan trọng vì là bữa ăn đầu tiên trong ngày. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể không được cung cấp năng lượng, bữa sáng là bữa đầu tiên cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể để bắt đầu một ngày với các hoạt động trí não và thể chất. Bên cạnh đó, bữa sáng đầy đủ còn giữ cho mức đường huyết ổn định. Do đó, mọi người không nên bỏ bữa sáng.
Việc bỏ bữa sáng sẽ tác động thế nào đến cơ thể, thưa bác sĩ?
- Bỏ bữa sáng sẽ làm cơ thể không nhận đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên đang tuổi trưởng thành. Người có tuổi, người gầy, suy dinh dưỡng nếu bỏ bữa sáng sẽ càng thiếu dưỡng chất và suy dinh dưỡng nặng hơn.
Việc bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng qua loa còn dễ gây hạ đường huyết, đặc biệt là ở những người có cơ thể điều chỉnh lượng đường không tốt như người già, trẻ em, người đang có bệnh lý như đái tháo đường. Bên cạnh đó, những hoạt động tập trung trí não mỗi ngày của học sinh và cả người đi làm hay những hoạt động thể lực như vận động, chơi thể thao đều huy động lượng đường lớn. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng để đảm bảo đường huyết ổn định thì những hoạt động này sẽ có năng suất và hiệu quả không tốt.
Vậy việc cắt bỏ bữa sáng có phải là phương pháp khoa học để giảm cân?
Nguyên tắc của giảm cân là giảm năng lượng đưa vào cơ thể, đồng thời thông qua hoạt động thể lực để tăng năng lượng tiêu hao. Nhưng giảm năng lượng không có nghĩa là cắt bỏ bữa mà là giảm năng lượng đưa vào. Thông thường, năng lượng đưa vào đến từ chất bột đường, chất béo và chất đạm. Trong đó, phần lớn năng lượng đến từ chất bột đường. Nếu dư thừa chất bột đường trong thời gian dài thì năng lượng sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ. Do đó, khi cắt giảm năng lượng, chúng ta nên chú ý giảm bớt về chất bột đường, chất béo, nhưng vẫn đảm bảo đủ chất đạm, chất xơ, chất khoáng và vitamin.
Chế độ ăn hợp lý để giảm cân thì cần giảm năng lượng tổng thể trong ngày nhưng cơ cấu năng lượng trong bữa sáng và trưa vẫn đảm bảo cao hơn so với bữa chiều tối. Bởi vì sau khi ăn tối, chúng ta thường ít hoạt động thể lực nên cơ thể ít tiêu hao năng lượng mà sẽ tích lũy mỡ.
Việc cắt bỏ bữa sáng dễ dẫn đến ăn bù vào bữa trưa và bữa tối làm phản tác dụng giảm cân
Một bữa sáng đầy đủ sẽ bao gồm những gì thưa bác sĩ?
Bữa sáng nên ăn đầy đủ các nhóm chất như chất bột đường, chất đạm, vitamin và chất khoáng, tức là đảm bảo đa dạng nguồn thực phẩm trong bữa sáng. Chẳng hạn, chúng ta có thể ăn một cái bánh mì trứng, thêm một trái cam hoặc trái chuối kèm một hũ sữa chua hoặc ly sữa. Hay khi ăn xôi phải có đậu, có mè thêm vào để thêm chất đạm, chất béo kèm ly sữa, có thể thêm quả trứng, trái cam hay vài múi bưởi. Hoặc chọn bánh mì cá hộp thêm vài lát cà chua, uống thêm ly sữa.
Trên thực tế, người ta thường có khuynh hướng ăn qua loa trong buổi sáng, ăn nhiều vào buổi chiều tối và thói quen này cần được thay đổi.
Với những người bận rộn, việc ăn một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng có quá khó không thưa bác sĩ?
Ăn như thế nào là do chúng ta tự sắp xếp, thực hành với ý thức cá nhân. Đúng là cuộc sống hiện đại rất bận rộn, tuy nhiên, nếu có quyết tâm thì vẫn có thể thực hiện ăn uống khoa học được. Việt Nam có rất nhiều rau và trái cây, chẳng hạn như trái chuối rất dễ tìm, lại có vỏ nên rất hợp vệ sinh để mang đi làm nếu không kịp ăn đầy đủ, cũng có thể mang theo hộp sữa, nắm quả hạt các loại để bổ sung cho bữa sáng ăn vội và chưa đầy đủ.
Vậy đâu là khung giờ phù hợp để ăn sáng, thưa bác sĩ?
Tùy theo đồng hồ sinh học và thói quen của mỗi người mà khung giờ ăn sáng sẽ khác khau. Sau khi thức dậy, chúng ta nên vận động thể lực, hít thở sâu, cảm giác thèm ăn sẽ đến và ăn uống trong bữa sáng sẽ ngon miệng hơn. Từ đó, cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc tràn đầy hứng khởi và hiệu quả.
Cám ơn bác sĩ về những chia sẻ rất hữu ích!
Theo Thiên Nhiên/sgtiepthi.vn
Không muốn 'hại chết' cơ thể nhanh hơn mắc ung thư thì đừng làm việc này Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, do đó việc bỏ bữa sáng sẽ gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng cho cơ thể và tàn phá dần sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa: Internet Bữa sáng là một trong 3 bữa ăn chính hàng ngày, thế nhưng không ít người, đặc biệt là các bạn trẻ thường không có...