Những người trong giai đoạn tiền tiểu đường cần tham khảo chế độ ăn uống như thế này để đẩy lùi bệnh
Thực hiện chế độ ăn uống trong giai đoạn tiền tiểu đường với các loại thực phẩm lành mạnh, ít carbs sẽ giúp bạn giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hơn 1/3 người Mỹ đang đối mặt với tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khiến họ có nguy cơ gia tăng bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2 – và 90% trong số họ không hề biết về điều đó.
Tiền tiểu đường, là giai đoạn khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2. Những người bị tiền tiểu đường thường xuất hiện các nhân tố kháng insulin, hoặc tuyến tụy của họ không thể tạo đủ insulin để giữ lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.
Foods That Lower Blood Sugar Naturally Tiền tiểu đường , là giai đoạn khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2.
Mặc dù những người bị tiền tiểu đường có tới 50% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong vòng 5-10 năm tới, nhưng với những thay đổi về lối sống – như việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu – bạn có thể giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
“Tiền đái tháo đường là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đã kháng insulin trong một thời gian”, chuyên gia dinh dưỡng Hillary Wright, giám đốc dinh dưỡng ở Trung tâm Tâm lý & Sức khỏe Domar nói. “Tuy nhiên, nhiều người có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường”.
Ngoài việc cần phải thường xuyên tập luyện thể thao, giảm cân, giảm căng thẳng, bỏ hút thuốc và ngủ đúng cách, bạn còn cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa hoặc đảo ngược tiền tiểu đường.
Ăn như thế nào trong giai đoạn tiền tiểu đường?
Ăn mỗi 3-6 giờ
Ăn sáng trong vòng 1 hoặc 2 giờ sau khi thức dậy và sau đó ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đến bữa trưa, hoặc bữa ăn cứ sau 3-6 giờ sau đó, chuyên gia dinh dưỡng Rebecca Denison, bác sĩ về y học tích hợp và giáo dục tiểu đường tại Trung tâm dinh dưỡng và tiểu đường Geckle của Trung tâm Y tế Greater Baltimore nói. Với chế độ ăn này, bạn sẽ bổ sung 3 đến 6 bữa ăn trong một ngày.
Thay nửa bữa ăn của bạn bằng rau thay vì tinh bột. Và nửa còn lại chia thành 2 phần với protein và các loại thực phẩm giàu chất béo như gạo lứt, rau quinoa, các loại đậu hoặc ngũ cốc…
Video đang HOT
Những carbohydrates phức tạp này rất giàu chất xơ và chất dinh dưỡng hơn các loại carbs chế biến như gạo, bánh mì và mì ống. Sự thay thế này rất cần thiết, bởi chất xơ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu được ổn định.
Ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một kẻ ăn xin
Bạn chỉ cần thực hiện đúng câu châm ngôn trên, cùng một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ với 100-150 calo là đủ. Và hãy chắc chắn rằng bữa tối của bạn nên ăn ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ. “Việc ăn nhiều vào cuối ngày có thể làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường”, Wright giải thích – tác giả của cuốn Kế hoạch ăn kiêng Prediabetes.
“Từ các nghiên cứu chỉ ra việc ăn tối quá nhiều và quá trễ khiến cơ thể phải tiết ra nhiều insulin hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu, dẫn đến sự mất ổn định của hàm lượng đường”, ông nói thêm.
Cắt giảm bớt lượng carbs hấp thụ
Ngoài việc ăn bổ sung các bữa ăn phụ, tốt nhất bạn nên giới hạn thực đơn với việc loại bỏ bớt các món ăn chứa hàng tá carbs như mì ống, gạo, bánh mì,… Việc tập trung nhiều vào các loại thực phẩm giàu carbohydrate trong ngày khiến insulin liên tục phải điều tiết, khiến lượng đường lúc tăng đột biến như đỉnh núi và khi giảm mạnh như thung lũng.
Uống nước tinh khiết
Nước tinh khiết thay vì các loại nước có gas là nguồn cung cấp hydrat hóa giúp giảm bớt lượng calo không cần thiết mà không khiến bạn kiệt sức và quá đói.
Chọn một lối sống lành mạnh
Nếu bạn cần giảm cân, hãy tìm một kế hoạch ăn uống lành mạnh để theo đuổi và chọn lối sống tích cực với việc thường xuyên tập luyện thể dục, thư giãn giải trí và giảm bớt căng thẳng cuộc sống.
Bạn nên ăn gì để ngăn ngừa bệnh tiểu đường?
Rau xanh
Các loại rau không tinh bột, rau xanh đều giàu chất xơ giúp ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Các nhà nghiên cứu ở London đã phát hiện ra rằng tiêu thụ 1.35 khẩu phần rau xanh, tương ứng với khoảng 1/3 chén rau sống hoặc 2/3 rau nấu chín) mỗi ngày giúp giảm 14% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 so với việc chỉ ăn 0.2 khẩu phần ăn mỗi ngày.
Toàn bộ trái cây
“Tất cả các loại trái cây đều tốt, kể cả những người trong giai đoạn tiền tiểu đường”, Wright nói. Chỉ cần bạn không tiêu thụ chúng dưới dạng nước ép hoặc sinh tố. Denison cho biết: Mặc dù sinh tố cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, nhưng chúng cũng thường chứa thêm lượng lớn calo không mong muốn và có ít chất xơ trong đó. Vì vậy, thay vì uống, hãy ăn trái cây như một bữa ăn nhẹ trong ngày.
Các loại ngũ cốc
Ăn ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh giúp lượng đường trong máu tăng chậm hơn sau bữa ăn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt làm chậm quá trình tiêu hóa carb, giảm nhu cầu sử dụng insulin. Ngoài ra nó còn chứa chất chống oxy hóa và chất chinh dưỡng chống viêm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Các loại đậu
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition, các nhà nghiên cứu đã theo dõi chế độ ăn của hơn 3.000 người trưởng thành không mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong hơn 4 năm. Họ phát hiện ra rằng những người tiêu thụ lượng đậu cao – đặc biệt là đậu lăng – có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp nhất.
Thay thế một nữa khẩu phần ăn bằng rau, đậu thya vì trứng, bánh mì, gạo hoặc khoai tây nướng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ đối mặt với căn bệnh thế kỷ này. Tất cả loại đậu, bao gồm đậu lăng, đều giàu chất xơ và là một nguồn cung cấp protein lành mạnh cho cơ thể.
Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Chất béo không bão hòa có liên quan đến việc cải thiện sự đề kháng insulin. Chọn các nguồn chất béo lành mạnh như các loại hạt, dầu ô liu, dầu canola và bơ, nhưng cũng cần chú ý đến thành phần của chúng vì các chất béo thường có nồng độ calo cao. Do đó, bạn chỉ cần bổ sung một lượng vừa phải chất béo trong bữa ăn để giúp tăng cường cảm giác no, giảm việc tiêu thụ thêm quá nhiều carbs trong bữa ăn.
Thịt nạc protein
Protein sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Nó cũng làm chậm quá trình tiêu hóa để lượng đường trong máu của bạn tăng lên và giảm dần sau bữa ăn. Chọn các nguồn cung cấp protein lành mạnh như cá, thực vật như đậu, thịt gia cầm và thịt bò nạc.
Nguồn: Prevention
Theo Helino
Thực phẩm lành mạnh cho tuổi trẻ
Ở độ tuổi 20 và 30, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Ảnh: Shutterstock
Protein là một trong những chất cần thiết ở độ tuổi 20. Giai đoạn này, cơ thể vẫn đang phát triển nên không thể thiếu protein. Những thực phẩm giàu protein là thịt gà, trứng, thịt bò.
Những người ở độ tuổi 20 cũng cần cung cấp cho cơ thể các carbohydrate (tinh bột) phức tạp có trong khoai lang, gạo lứt nhằm cung cấp năng lượng.
Ăn các loại hạt để nạp đủ vitamin và khoáng chất nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương, viêm khớp về sau.
Bổ sung thực phẩm giàu can xi. Độ tuổi 20 là thời điểm bạn cần đầu tư vào sức khỏe. Những gì bạn ăn bây giờ sẽ tác động trực tiếp lên cơ thể mãi mãi về sau. Các loại thực phẩm bổ sung can xi như cá mòi, sữa chua, bông cải xanh, cải xoong, phô mai sẽ giúp củng cố xương và giữ cho bạn khỏe mạnh trong vòng 60 năm tới.
Chế độ ăn uống cân bằng hormone. Ở độ tuổi 20, bạn nên ăn những thực phẩm như quả nam việt quất, sữa chua, óc chó và bột yến mạch để cân bằng lượng hormone trong cơ thể, bảo vệ làn da.
Tới tuổi 30, nước luộc thịt hoặc nước hầm xương hỗ trợ sức khỏe đường ruột, hệ miễn dịch, khớp và giúp giảm cellulite - tình trạng da sần vỏ cam, thường bắt gặp ở vùng đùi. Thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa như dầu ô liu, dầu dừa, cá hồi, quả việt quất và trứng bảo vệ não bộ, chống lão hóa.
Chất chống ô xy hóa. Ở độ tuổi 30 cũng là thời điểm xuất hiện nếp nhăn và tóc bạc. Để trì hoãn quá trình tự nhiên này, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa. Các loại rau xanh, trái cây nhiệt đới, dâu tây, quả mâm xôi đem lại sự trẻ trung. Đây là một số thực phẩm lành mạnh phù hợp nhiều độ tuổi.
Cá béo và trứng. Các chuyên gia nói rằng một khi nam giới ở độ tuổi 30, mức testosterone bắt đầu giảm 1% mỗi năm. Do đó, cần ăn những thực phẩm trên để duy trì lượng cân bằng hormone. Cá béo và trứng giàu chất béo lành mạnh và vitamin D.
Các chế phẩm từ sữa ít béo. Bạn có thể bắt đầu giảm mật độ chất xương sau 35 tuổi. Do đó, bạn cần bổ sung đủ can xi. Ở độ tuổi 30, bạn nên ăn thực phẩm sữa chua, phô mai...
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Vì những tác nhân này mà bạn luôn phải thức dậy vào nửa đêm, làm thế nào để khắc phục? Những nguyên nhân này sẽ giúp bạn lý giải và phòng tránh tình trạng thường xuyên thức dậy vào nửa đêm hiệu quả. Theo Jose Colon, chuyên gia y khoa kiêm người sáng lập Tổ chức Paradise Sleep và là tác giả của cuốn The Sleep Diet, thức dậy vào nửa đêm là hiện tượng hoàn toàn bình thường như một phần của...