Những người thầy thầm lặng đứng sau huy chương Vàng Olympic quốc tế
PGS Nguyễn Thế Khôi và PGS Nguyễn Quang Huy là những người thầy dẫn dắt đoàn học sinh Việt tham gia thi Olympic quốc tế giành thành tích cao nhiều năm qua.
5 năm qua (từ năm học 2016 – 2017 đến nay), Việt Nam giành 162 huy chương ở kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực (51 huy chương Vàng, 67 huy chương Bạc, 44 huy chương Bạc và 7 bằng khen). Trong đó, hai năm 2021 và 2018 Việt Nam giành nhiều huy chương vàng nhất với 12 lượt học sinh đạt huy cương Vàng, các năm còn lại có 9 em.
40 năm đồng hành cùng Olympic Vật lý
Hơn 40 năm phụ trách ôn tập và dẫn đoàn Olympic Vật lý Việt Nam tham gia thi quốc tế, PGS.TSKH Nguyễn Thế Khôi chia sẻ bản thân “như trẻ ra” khi được đồng hành cùng các học sinh tố chất, cùng các thầy cô giáo nhiệt huyết qua các mùa Olympic.
PGS.TSKH Nguyễn Thế Khôi.
Thầy Khôi cho biết, năm 1982, Việt Nam lần đầu tham gia kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế tại Bulgari. Thời điểm này, thầy trong đội ngũ giáo viên tuyển chọn, huấn luyện học sinh. Kể từ đó, hầu như năm nào thầy cũng tham gia quá trình huấn luyện đội tuyển. Đến năm 2003, thầy đảm nhiệm vai trò trưởng đoàn dẫn đội tuyển Việt Nam dự thi quốc tế.
Đồng hành cùng đội tuyển, thầy Khôi cho biết, bên cạnh quá trình ôn luyện, trước mỗi kỳ thi, thầy cô thường chú ý đến văn hoá, quy tắc ứng xử và đồ ăn của nước đăng cai tổ chức để nhắc nhở học sinh. Ví dụ, nếu thi ở châu Âu, thầy cô dặn dò các em chớ nói to, gọi nhau ầm ĩ trên đường phố. Khi sang Ấn Độ, đoàn phải chuẩn bị thêm mỳ tôm, lương khô do sợ ăn đồ cay, nóng, ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu học sinh không quen.
Ngoài ra, thầy cô thường động viên, khích lệ tinh thần học trò khi phải thi đấu trên “sân khách”. Không có gia đình, bạn bè xung quanh, thầy cô vừa là người hướng dẫn vừa là chỗ dựa cho học trò.
Thầy nhớ lại, năm 2002, trong kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế tại Indonesia, học sinh Đặng Ngọc Dương giành huy chương vàng với điểm số khá cao. Song khi chấm lại, thầy cô đoàn Việt Nam phát hiện điểm số của Dương có thể cao hơn thực tế và thảo luận liên tục nhiều giờ với giám khảo kỳ thi. Kết quả, Dương được cộng khoảng 4 điểm và trở thành thí sinh giành điểm cao nhất.
Thành tích cao nhất trong lịch sử
PGS.TS Nguyễn Quang Huy, Trưởng khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn dắt đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Sinh học từ năm 2017. Trong 5 năm thầy Huy dẫn đoàn, đội tuyển Việt Nam đạt được nhiều thành tích cao. Cụ thể, năm 2017, Việt Nam giành 3 huy chương vàng, xếp thứ 1 thế giới – thành tích cao nhất trong lịch sử; năm 2021 giành 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng.
Đánh giá về những thành công của đội tuyển Olympic Sinh học quốc tế những năm gần đây, thầy Huy cho rằng đó là đóng góp của tập thể thầy cô giáo giỏi đến từ các trường đại học đào tạo Sinh học đầu ngành.
PGS.TS Nguyễn Quang Huy (ngoài cùng bên trái) cùng đội tuyển Olympic Sinh học quốc tế 2021.
Video đang HOT
Trong 5 năm dẫn đoàn, thầy Huy ấn tượng nhất với kỳ thi 2021. Olympic Sinh học quốc tế năm 2021 (IBO 2021) do Bồ Đào Nha đăng cai, được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến với 304 thí sinh thuộc 76 nước và vùng lãnh thổ tham gia. Các thí sinh làm bài thực hành và lý thuyết trong 2 ngày thi (mỗi ngày thi làm trong 3 giờ trên hệ thống thi trực tuyến TestWe); máy tính dự thi của thí sinh được ảo hoá và có camera giám sát toàn bộ quá trình dự thi theo thời gian thực để bảo đảm kết quả thi trung thực, khách quan.
Năm nay cũng là kỳ thi đầu tiên các em học sinh làm bài hoàn toàn trên máy tính với nhiều kiểu, dạng câu hỏi khác nhau kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Trong số các thí sinh, thầy Huy ấn tượng với em Nguyễn Thị Thu Nga, học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nhưng em nỗ lực phấn đấu, tiếp tục được chọn vào đội tuyển thi quốc tế và xuất sắc đoạt huy chương Bạc. Đây là tấm gương sáng về lòng ham học và nỗ lực vươn lên mà các em học sinh cần noi theo.
Trường THPT chuyên: Cần đổi mới mô hình và triết lý đào tạo
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng cần tiếp tục nhìn nhận sự phát triển của trường chuyên trong đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, là khâu quan trọng trong phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.
Mô hình trường Trung học phổ thông chuyên đã giúp phát hiện và bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi, giành được nhiều giải thưởng quốc tế . (Ảnh: TTXVN)
Trong những năm qua, có thể nói, việc phát triển mô hình trường Trung học phổ thông chuyên đã trở thành cú hích, đóng góp chung vào sự nghiệp đổi mới giáo dục-đào tạo.
Chất lượng giáo dục của các trường chuyên đã phần nào trở thành những điển hình, có vai trò tiên phong cho các trường Trung học phổ thông khác học tập.
Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến trái chiều, băn khoăn về hiệu quả của mô hình này cũng như coi việc ra đời của trường chuyên chỉ để bồi dưỡng học sinh giỏi đi ứng thí, giành giải thưởng, huy chương...
Mới đây, tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án "Phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020," đa số ý kiến từ các chuyên gia, các địa phương, nhà trường đều khẳng định sự cần thiết của trường Trung học phổ thông chuyên trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Song, trong giai đoạn phát triển mới, cần đổi mới mô hình và triết lý đào tạo để các trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài, đào tạo tinh hoa cho đất nước.
Không phải nơi đào tạo "gà nòi"
Sau 10 năm thực hiện Đề án "Phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020," hệ thống trường chuyên đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng giáo dục và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Hệ thống trường chuyên được củng cố và phát triển từ 68 trường chuyên năm 2010 tăng lên 77 trường năm 2020, đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một trường chuyên, có nơi có 2 trường chuyên phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của địa phương.
Quy mô học sinh đã tăng, tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2,7% số học sinh Trung học phổ thông trên toàn quốc.
Các trường chuyên được đầu tư, nâng cấp thành các trường đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020 là 60 trường (năm 2010 có 21 trường); 15 trường trọng điểm quốc gia phát triển, trở thành hình mẫu của các vùng.
Ông Phạm Duy Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn chia sẻ sau 10 năm, Trường Trung học Phổ thông chuyên Bắc Kạn từ một trường quy mô nhỏ, đã thay đổi gần như toàn bộ với đầy đủ phòng học, phòng bộ môn, phòng ngoại ngữ, phòng đa năng...
Số lượng học sinh của trường so với năm 2010 đã tăng đến 50%. Chất lượng đào tạo chuyển biến tích cực, trong đó, học sinh giỏi quốc gia tăng dần qua các năm.
Cũng trong điều kiện còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn, ông Lưu Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cho biết Trường chuyên của tỉnh mới được thành lập hơn 10 năm nên so với mặt bằng chung của cả nước, kết quả và quy mô còn khiêm tốn nhưng đây thực sự là hình mẫu của các trường trên toàn tỉnh.
Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Lai Châu đã được xây dựng, nâng cấp, củng cố; chất lượng giáo dục và bồi dưỡng học sinh có nhiều tiến bộ; chất lượng đội ngũ cũng được nâng lên...
Nhìn lại kết quả sau 10 năm phát triển của Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk), bà H'Yim Kđoh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho hay với những nỗ lực của trường chuyên, kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia trong những năm qua của tỉnh xếp thứ hạng đáng tự hào trong số 63 tỉnh, thành phố của cả nước.
So với 10 tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, thành tích học sinh giỏi của tỉnh Đắk Lắk luôn giữ vững ở những vị trí tốp đầu.
Trao thưởng cho các học sinh đỗ điểm cao nhất các lớp chuyên khối 10 tại Lễ khai giảng của Trường THPT chuyên Chu Văn An, thành phố Lạng Sơn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, trường chuyên cần khẳng định được vị trí, vai trò của mình, thực sự là môi trường đào tạo tinh hoa theo đúng nghĩa. Trường chuyên không phải nơi đào tạo "gà nòi" mà phải đào tạo nhân tài có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, có ước mơ, đam mê, hoài bão...
Khẳng định đề án phát triển trường chuyên là một chủ trương rất tốt, Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ nhờ có Đề án phát triển trường chuyên, từ một lớp A0, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành lập được 3 trường chuyên.
Các trường chuyên trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Học sinh của Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên dẫn đầu cả nước về giải thưởng quốc tế. Cũng nhờ Đề án này, nhiều địa phương, kể cả địa phương khó khăn đã có giải thưởng quốc tế.
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, trường chuyên cần phải thể hiện rõ triết lý đặt ra. Đây không phải chỉ là nơi bồi dưỡng học sinh để có giải thưởng mà là nơi tạo nguồn cán bộ chủ chốt, nguồn nhân lực chất lượng cao.
Học sinh tốt nghiệp từ trường chuyên có nhiều em điểm cao nhưng lại gặp các vấn đề như ngoại ngữ không tốt, thiếu các kỹ năng, khó hòa nhập. Muốn đào tạo nhân tài, không phải tập trung "luyện" cho học sinh giỏi một môn để đi thi thố mà trước hết, phải đào tạo toàn diện, trong đó, chú trọng kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học.
Tiếp đến phải có môi trường để khơi dậy, nuôi dưỡng đam mê, khát vọng. Đây là điểm cốt yếu trong việc đào tạo, bồi dưỡng người tài.
Tăng cường giáo dục toàn diện
Là người gắn bó với việc triển khai đề án phát triển trường chuyên từ những ngày đầu tiên, ông Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng mục tiêu của trường chuyên là thống nhất với cả hệ thống nhưng trường chuyên có vai trò dẫn dắt đi đầu, là nơi sáng tạo dành cho những người sáng tạo nhất.
Nhờ có hệ thống trường chuyên, các tỉnh miền núi khó khăn mới phát hiện, bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục.
Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, thời gian qua, hệ thống trường chuyên đã có nền tảng đào tạo tốt, nhưng chưa có tiếng nói đầy đủ. Hệ thống trường chuyên cần phải có thống kê để biết học sinh chuyên thành người như thế nào, ra đời phục vụ đất nước ra sao, từ đó, định hướng phát triển chương trình giáo dục riêng.
Trường chuyên phải làm những việc mà trường khác không làm được. Muốn làm được như vậy, không nên áp dụng một chương trình cứng với trường chuyên, bởi nếu để chương trình cứng sẽ dễ ổn định, trường chuyên không phải để ổn định mà để phát triển.
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cũng đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có định hướng phát triển trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn tiếp theo.
Đồng thời, có cơ chế huy động các nguồn lực vào phát triển trường chuyên để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang bị dạy học hiện đại, bồi dưỡng giáo viên...; tăng cường kết nối hơn nữa giữa trường chuyên với các trường đại học hàng đầu.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hương mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng cơ chế chung để đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời, có chính sách đãi ngộ, thu hút với giáo viên các trường chuyên.
Hàng năm, Bộ cũng nên tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các trường chuyên; tổ chức trại hè hay các hoạt động tương tự để học sinh trường chuyên có cơ hội tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: TTXVN phát)
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng cần tiếp tục nhìn nhận sự phát triển của trường chuyên trong đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, là khâu quan trọng trong phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, câu chuyện học thật, thi thật, nhân tài thật cần triển khai đầu tiên phải là ở các trường Trung học phổ thông chuyên.
Bộ trưởng cũng đề cập tới áp lực tuyển sinh trường chuyên mà ở đó, không ít phụ huynh còn chưa suy nghĩ thấu đáo, còn chạy theo trường chuyên vì mong muốn của bản thân, dẫn tới học sinh có lựa chọn không phù hợp.
Nếu vào học không phù hợp sẽ là nỗi khổ của học sinh, nỗi vất vả của thầy cô và nỗi lo của xã hội. Phải tránh tiêu cực trong tuyển sinh, tránh "ngồi nhầm trường." Nhân tài không phải là câu chuyện của nhiều người nên phải có cách thức phù hợp.
Một trong những phương hướng phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn tiếp theo được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động của trường chuyên phù hợp với xu thế thời đại mới.
Cụ thể, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo ngoài việc phát triển giáo dục mũi nhọn cần tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh, đổi mới quản lý tổ chức hoạt động của nhà trường để các trường chuyên trở thành hình mẫu về phát huy quyền, trách nhiệm tự chủ chuyên môn của nhà trường và giáo viên; vai trò tự chủ của học sinh/tập thể học sinh gắn với các câu lạc bộ khoa học của học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng Khung chương trình nâng cao cho các trường chuyên trên cơ sở phát triển Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp với điều kiện và mục tiêu của từng trường chuyên nhằm thực hiện giáo dục toàn diện và phát huy cao nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của từng học sinh./.
Hà Nội chú trọng giáo dục mũi nhọn Năm 2021, học sinh Hà Nội tiếp tục ghi dấu ấn trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, đóng góp tích cực vào thành tích chung của cả nước. Kết quả này không chỉ khẳng định nỗ lực của ngành Giáo dục Thủ đô trong việc chú trọng giáo dục mũi nhọn; sự cố gắng của giáo viên, học...