Những người ‘cõng chữ’ lên non nơi miền Tây Nghệ An

Theo dõi VGT trên

Hình ảnh thầy, cô giáo “cõng chữ” lên non cao mang một vẻ đẹp hết sức thiêng liêng. Song thực sự để có được một “bức tranh” đầy thơ nhạc ấy, những thầy, cô giáo đã trải qua nhiều nhọc nhằn, kham khổ.

Và thực sự chỉ có những người giáo viên yêu nghề mới dám chịu, dám chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn đủ bề.

Những người cõng chữ lên non nơi miền Tây Nghệ An - Hình 1

Cô giáo trẻ Vi Thị Lệ với học sinh của mình. Ảnh: Thành Cường

Đồng lương không đủ sống

Năm học 2020 – 2021 đã là năm thứ 3 cô giáo trẻ Vi Thị Lệ gắn bó với nghề giáo ưa thích từ tấm bé của mình, với những học trò nhỏ mà cô hết mực yêu thương ở vùng núi cao miền Tây xứ Nghệ quê hương. Qua câu chuyện, được biết: “Năm 2018, Lệ ra trường và xin được làm giáo viên cắm bản tại Trường Tiểu học Nậm Cắn (Kỳ Sơn).

Lệ là giáo viên thuộc diện hợp đồng của trường, ký theo từng năm. Mỗi tháng tiền lương của cô là 3,5 triệu đồng song được trả theo từng học kỳ. Nhà trường cho ứng trước một nửa để đi lại, ăn uống. Hết năm học 2018 – 2019, Trường Tiểu học Nậm Cắn đã đủ giáo viên đứng lớp, Lệ buộc phải nghỉ dạy, đi tìm những trường khác còn thiếu giáo viên để xin “lấp chỗ”.

Năm học 2019 – 2020, Vi Thị Lệ may mắn được Trường Tiểu học Tam Hợp (Tương Dương) ký hợp đồng và phân công về dạy cho các em học sinh người Mông tại điểm trường Phà Lõm; năm học 2020 – 2021 này cô được phân công về dạy cho các em học sinh người Tày Pọng tại điểm trường bản Phồng. 2 năm qua, Lệ được ở gần nhà của mình hơn (thị trấn Thạch Giám) song ngược lại, tiền lương của em lại giảm xuống còn 3 triệu đồng/tháng.

Những người cõng chữ lên non nơi miền Tây Nghệ An - Hình 2

Các thầy ,cô giáo Trường Tiểu học Tam Hợp hái rau rừng cùng học sinh. Ảnh: Thành Cường

Cô giáo Lệ tâm tình: “Nghề giáo em yêu từ tấm bé và quyết tâm đeo đuổi với nghề. Nhưng thật sự có những vất vả ngoài sức tưởng tượng, đó là những khó khăn về thời tiết mưa nắng thất thường, đường xá đi lại vùng cao thường xuyên sạt lở đất, đá vùi lấp, trơn trượt. Điều kiện sống lại kham khổ, không điện, không nước, không chợ; về hoạt động dạy và học cũng vậy, khi người dân vùng cao chưa quan tâm đến nhiều việc học của con em… Song “nhọc nhằn” nhất vẫn là đồng lương không giúp bọn em đủ sống với nghề. Bản thân em vào những ngày nghỉ vẫn “tập tành” kinh doanh bán hàng online. Mua hàng dưới xuôi bán cho bà con trên này và ngược lại”.

Vất vả là vậy, song Vi Thị Lệ hiện đang hạnh phúc với công việc giáo viên của mình.

Không gì vui bằng được giúp cho các em từ chỗ chưa biết nói tiếng Việt trở nên đọc thông, viết thạo, tiến bộ từng ngày; được các em và phụ huynh yêu thương, kính trọng. Khó khăn, vất vả, chắc chắn rồi cũng sẽ qua. Người dân bản nghèo nhưng mỗi lần nhà có gạo mới, có măng, có trứng lại mang đến biếu, tặng các thầy, cô… làm sao không yêu, không quý được.

Cô giáo Vi Thị Lệ giáo viên tại điểm trường bản Phồng (Tương Dương)

Phải quen cuộc sống “4 không”

Giống như Vi Thị Lệ, tình yêu nghề, yêu trường lớp, học sinh vô bờ bến chính là động lực để cô giáo trẻ Trần Thị Hồng Ngân (25 tuổi) rời vùng quê Hưng Nguyên lên với non cao. Năm 2018, cô giáo Ngân về tham gia công tác tại Trường Mầm non Nậm Cắn (Kỳ Sơn).

Video đang HOT

Khác với cô giáo Lệ, cô giáo Ngân may mắn hơn khi được hưởng chế độ theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP (vào diện viên chức có hưởng lương, bảo hiểm, phụ cấp, tăng lương như giáo viên biên chế). Dẫu vậy, tính chất công việc thì không hề khác nhau.

Những người cõng chữ lên non nơi miền Tây Nghệ An - Hình 3

Các cô giáo Trường Mầm non Nậm Cắn vào điểm trường Huồi Pốc. Ảnh: Thành Cường

Năm học vừa rồi, cô giáo Ngân được phân công về dạy tại điểm trường Huồi Pốc. Huồi Pốc nằm sát biên giới Việt – Lào, là một trong những bản khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn và cả của tỉnh. Bản có 165 hộ người Mông, 847 nhân khẩu. Người dân canh tác nương rẫy, tỷ lệ hộ nghèo của bản là 53%…

Sự học ở Huồi Pốc đầy rẫy khó khăn khi mà bố, mẹ không quan tâm nhiều đến việc học của các con. Những đứa trẻ vẫn thường được bố mẹ đưa lên rẫy từ rất sớm và bị “ép” lớn. Khi vận động được trẻ đến trường thì việc ăn, học của trẻ được gia đình hoàn toàn “giao” cho cô giáo.

Con đường độc đạo từ trung tâmxã Nậm Cắn vào Huồi Pốc dài khoảng 16 km, dốc đứng, thường xuyên sạt lở. Trên con đường này, không thể nào kể xiết những lần các giáo viên trượt ngã, bầm tím.

“Hơn 1 năm trời đi lại con đường này, nhưng nó vẫn không chịu quen em, nhất là những ngày mưa. Có những hôm vào đến trường chỉ còn mỗi đôi mắt không lấm bùn đất. Nhiều khi dọc đường chỉ muốn khóc…”.

Cô giáo trẻ Trần Thị Hồng Ngân (25 tuổi) giáo viên điểm trường Huồi Pốc (Kỳ Sơn)

Điểm trường Huồi Pốc nằm trên một quả đồi cao. Nơi đây, sau 15 năm sử dụng, cơ sở vật chất đã xuống cấp, hư hỏng nhiều, không đảm bảo an toàn. Chân cột, vách gỗ phòng học, nơi ăn, ở của các cô đều mục ruỗng, mối mọt.

Những người cõng chữ lên non nơi miền Tây Nghệ An - Hình 4

Điểm trường Huồi Pốc nằm trên một quả đồi cao. Ảnh: Thành Cường

“Điểm trường Huồi Pốc không chợ, không sóng điện thoại, không nước sạch, không điện. Để sống được ở đây, các cô giáo đều phải tăng gia, tự túc lương thực, thực phẩm. Mỗi lần giáo viên có việc xuống bản đều mang kèm theo can nhựa để xin nước về sử dụng. Năm học mới đã bắt đầu nhưng đây cũng trùng vào dịp học sinh mầm non còn theo bố mẹ đi “ngủ rẫy”, thu hoạch mùa màng nên việc đưa các em trở lại trường cũng là nhiệm vụ khó khăn”, cô giáo Ngân cho hay.

Tự tìm cho mình niềm vui

Cô giáo Lô Thị Thanh Hiền (đã có 17 năm dạy tại Trường Mầm non Nậm Cắn, cùng dạy ở điểm trường Huồi Pốc cùng cô giáo Ngân) chia sẻ: “Khó khăn thì nhiều, nhưng rồi, mỗi giáo viên ở đây cũng quen dần, cố gắng vượt qua và tự tìm cho mình những niềm vui. Niềm vui chung của các cô giáo mầm non là được thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo chăm sóc các cháu theo mô hình bán trú dân nuôi trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả; từ đó từng bước giúp các cháu học lên các bậc cao hơn. Niềm vui riêng của bản thân tôi là mỗi ngày cuối tuần được về với gia đình ở Nậm Cắn – nơi có chồng và 2 đứa con trai sống bao bọc nhau do mẹ là cô giáo tuy dạy gần mà lại xa”.

Những người cõng chữ lên non nơi miền Tây Nghệ An - Hình 5

Để sống được nơi điểm trường “4 không”, các cô giáo Huồi Pốc đều phải tăng gia, tự túc lương thực, thực phẩm. Ảnh: Thành Cường

Là địa bàn rộng lớn, nơi sinh sống của nhiều hệ dân tộc thiểu số, xã biên giới Tri Lễ (Quế Phong) có tới 3 trường tiểu học. Trong đó, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có tới 4 điểm trường: Mường Lống, Nậm Tột, Huồi Xái, Huồi Mới, với 100% học sinh là người Mông. Suốt 40 năm qua, trường vẫn chỉ toàn thầy giáo do các bản đều ở nơi “cùng trời cuối đất”, giao thông hiểm trở, điều kiện vất vả nên các cô giáo không thể nào ở lại cắm bản được.

Trường Tiểu học Tri Lễ 4 năm nay có 335 học sinh. Trong đó, trường chính tại bản Mường Lống có 100 em, điểm Huồi Xái có 103 em, điểm Nậm Tột có 43 em và điểm Huồi Mới có 86 em. Toàn trường có 22 lớp, trong đó có 3 lớp ghép với 33 cán bộ, giáo viên.

Năm học mới này, thầy Lữ Văn Phòng sau khi đi hết tất cả các điểm lẻ lại về với Huồi Mới. Được phân công làm giáo viên 2 (dạy các môn như Đạo đức, Nhạc, Họa, Kỹ thuật).

“Được đi dạy cho học trò, được đóng góp cho vùng cao quê hương là mình vui lắm rồi…”.

Thầy Lữ Văn Phòng giáo viên trường Huồi Mới (Quế Phong)

26 năm dạy học ở Tri Lễ, người thầy giáo này đã thông thạo ngôn ngữ, hiểu rõ phong tục, tập quán của bà con người Mông từ “chân tơ, kẽ tóc”. Những bài học mà thầy đã, đang và sẽ truyền đạt chắc hẳn mang lại nhiều giá trị hơn những con số đơn thuần.

Những người cõng chữ lên non nơi miền Tây Nghệ An - Hình 6

Niềm vui của thầy Phòng là mỗi ngày được đón các em học sinh đến lớp. Ảnh: Thành Cường

Thầy, cô giáo vùng cao là vậy. Họ hạnh phúc được sống trong tình thương, sự nể trọng của người dân. Song cái hạnh phúc đó cũng “mong manh” đến thương cảm.

Mong rằng các cấp, ngành có sự quan tâm nhiều hơn đến giáo dục miền núi, những thầy, cô yêu nghề gánh chữ lên non; những nhà hảo tâm khi đến với vùng cao, ngoài sự quan tâm đến những em học trò cũng cần nhiều hơn sự động viên đến những thầy, cô giáo đáng kính trọng ấy.

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 1.082 điểm trường lẻ, nằm rải rác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các điểm trường chủ yếu được xây dựng bằng vật liệu sẵn có tại địa phương như gỗ, tre, nứa..., theo thời gian đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng việc dạy và học của giáo viên, học sinh.

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 1


Những ngày cuối tháng 8, các giáo viên Trường Mầm non Nậm Cắn phụ trách điểm trường lẻ Huồi Pốc xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) đã phải tất bật vượt núi vào bản chuẩn bị năm học mới. Ảnh: Thành Cường

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 2


Các giáo viên cắm bản hì hục vận chuyển đồ dùng và dụng cụ dạy học từ nhà văn hóa cộng đồng để lên trường sắp xếp lại. Do phòng học bị xuống cấp nên trước thời gian nghỉ hè, các giáo viên đã mang toàn bộ đồ dùng xuống đây gửi. Ảnh: Thành Cường

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 3


Bước vào năm học mới trong ngôi trường hơn 15 năm tuổi, các giáo viên điểm trường Huồi Pốc không giấu nổi lo âu. Trường được xây dựng bằng gỗ, mái lợp tôn từ năm 2004. Sau hơn 15 năm sử dụng, ngôi trường đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Thành Cường

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 4


Các chân cột bị mối đục rỗng. Có chân cột bị mối ăn gần đứt, chỉ còn một ít gỗ mỏng manh liên kết với nhau. Vách tường thưng bằng gỗ cũng bị mục nát. Các vách ngăn chia lớp học bị bong tróc và mối mọt "hỏi thăm"... Ảnh: Thành Cường

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 5


Trần nhà cũng bị thủng lỗ chỗ. Để chắn gió, ngăn bùn đất tràn vào phòng học, nhà trường đã gia cố và thưng bạt lại, nhưng với tình trạng xuống cấp như hiện nay thì đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Ảnh: Thành Cường

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 6


"Năm học mới bắt đầu nhưng lớp học bị mối mọt ăn gần hết, không còn an toàn cho việc dạy và học của học sinh và giáo viên. Chỉ cần một trận mưa giông hay một cơn gió to là giáo viên phải cho học sinh nghỉ. Giáo viên lo ngay ngáy, không biết trường sẽ sụp đổ lúc nào", cô Phạm Thị Thanh Trâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Nậm Cắn cho biết. Ảnh: Thành Cường

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 7


Ngoài dãy nhà 3 lớp học, điểm trường mầm non Huồi Pốc còn một ngôi nhà bằng gỗ, thưng ván cho học sinh ăn bán trú. Nhưng hiện nay, ngôi nhà này đang được sử dụng vừa là phòng nghỉ cho giáo viên, vừa là nhà bếp, vừa làm phòng ăn bán trú... Cùng với dãy phòng học, ngôi nhà "nhiều trong một" này cũng đang xuống cấp. Ảnh: Thành Cường

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 8


Không riêng hai ngôi nhà chức năng, điểm trường Huồi Pốc nằm trên một con dốc đứng, tách biệt hoàn toàn với dân bản, nguồn nước sinh hoạt phải kéo ở nơi xa về. "Ngày mưa thường mất nước do sạt lở, hoặc nếu có thì nước cũng đục ngầu; ngày nắng thì nước lúc có lúc không. Mỗi lần giáo viên có việc xuống bản đều mang kèm theo can nhựa để xin nước về sử dụng", cô Lô Thị Thanh Hiền, Trưởng điểm lẻ Huồi Pốc cho biết. Ảnh: Thành Cường

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 9


"Hồi đầu năm 2020, một tổ chức thiện nguyện có tới khảo sát và đề nghị tài trợ 3 phòng học lắp ghép, tuy nhiên do dịch Covid-19 và một số vấn đề khác nên đang bị hoãn lại", Hiệu trưởng Trường Mầm non Nậm Cắn nói. Ảnh: Thành Cường

Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An - Hình 10


Không riêng Điểm trường Huồi Pốc - Trường Mầm non Nậm Cắn, toàn huyện Kỳ Sơn có 160 điểm trường lẻ, hầu hết đã xuống cấp, trong đó có ít nhất 60 điểm trường cần được sửa chữa ngay", ông Phan Văn Thiết - Trưởng Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết. Ảnh: Thanh Cường

Trao đổi với GS.TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, được biết: "Hiện nay, ngành đang huy động mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hóa, đồng bộ, từng bước hiện đại. Sở GD&ĐT Nghệ An ký kết hợp tác với Đài VOH TP Hồ Chí Minh thực hiện Kế hoạch xóa hết nhà học tạm tại các điểm trường lẻ của huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2019-2025. Đến nay đã triển khai và hoàn thành các điểm trường mầm non Nậm Càn, Tiểu học Na Ngoi 1, Tiểu học Na Ngoi 2 với tổng kinh phí trên 3,1 tỷ đồng, các điểm trường khác đang tiếp tục được triển khai".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?
20:26:55 25/12/2024
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?
20:06:14 25/12/2024
Sốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu ÁSốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á
20:56:57 25/12/2024
Chàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây TạngChàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây Tạng
18:30:00 25/12/2024
Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?
22:35:19 25/12/2024
Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"
21:13:06 25/12/2024
Cô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kếtCô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kết
20:02:22 25/12/2024
Con gái đi lấy chồng vô tình xem camera, nghe bố nói câu này liền tức tốc về nhàCon gái đi lấy chồng vô tình xem camera, nghe bố nói câu này liền tức tốc về nhà
18:25:41 25/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện chấn động: 'Đường hầm vũ trụ' kết nối hệ Mặt Trời với các vì sao

Phát hiện chấn động: 'Đường hầm vũ trụ' kết nối hệ Mặt Trời với các vì sao

Lạ vui

00:48:48 26/12/2024
Các nhà thiên văn học vừa công bố phát hiện gây chấn động giới khoa học về sự tồn tại của một đường hầm vũ trụ bí ẩn, có khả năng kết nối hệ Mặt Trời của chúng ta với các ngôi sao xa xôi.
Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi

Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi

Sao việt

23:27:08 25/12/2024
Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh mừng Giáng sinh bên bạn gái kém 18 tuổi và con trai
Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Hậu trường phim

23:17:07 25/12/2024
Chính thức ra rạp từ tối 23/12, Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma do Võ Thanh Hòa làm đạo diễn lại không đạt doanh thu cao như kỳ vọng.
Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim châu á

23:08:01 25/12/2024
Bộ phim hài Thái Lan 404 Chạy Ngay Đi ngày 24/12 vừa qua đã chính thức ra mắt rạp Việt sau khi nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả bởi những khen ngợi từ buổi họp báo ra mắt.
Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Sao châu á

23:01:36 25/12/2024
Theo Sohu, công chúng nghi ngờ Lưu Diệc Phi và Lý Hiện phim giả tình thật bởi trước đó, cả hai từng bị bắt gặp dùng chung xe.
Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Sao thể thao

22:47:03 25/12/2024
Ngày 24/12, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (nickname Louis Phạm) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ chuyện cô gặp nạn nhỏ trên đường đi chụp ảnh thẻ
Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Nhạc việt

22:22:27 25/12/2024
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ca sĩ nhạc Pháp - Thùy Dung có dịp nhìn lại năm 2024 của mình với nhiều điều đáng tự hào.
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

Phim việt

22:07:29 25/12/2024
Phần phim điện ảnh Kính vạn hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma .
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Tin nổi bật

22:05:03 25/12/2024
Gần 20h hôm nay (25/12), Công an quận Bình Tân (TPHCM) mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B. cao xuống.
Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Sao âu mỹ

21:58:44 25/12/2024
Theo đơn kiện, một cựu nhân viên của Sean Diddy Combs cáo buộc ông trùm âm nhạc đã giao cho nhân viên này tổ chức các bữa tiệc tình dục và chịu trách nhiệm dọn dẹp sau đó.
Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Thế giới

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.