Những ngôi trường thân thiện với môi trường hàng đầu thế giới
Điều gì làm cho một ngôi trường trở nên “xanh” hơn? Mặc dù có nhiều cơ quan và khuôn mẫu để chứng nhận hoặc đo lường xem một trường học có thân thiện với môi trường hay không nhưng mấu chốt vẫn nằm ở cam kết của ngôi trường với sự phát triển bền vững.
Trung tâm Trường học Xanh – the Center for Green Schools cho rằng: Một trường học xanh không chỉ là ở chương trình giảng dạy hay cơ sở vật chất mà phải là nơi luôn hỗ trợ sự bền vững toàn cầu theo mọi cách.
Một ngôi trường xanh luôn có ý thức về tương lai, thiết kế trải nghiệm học tập cho học sinh theo hướng một thế giới lành mạnh hơn, sạch hơn, bền vững hơn.
Dưới đây là 3 ngôi trường được đánh giá là thân thiện với môi trường hàng đầu thế giới:
Trường học xanh Bali – Green School Bali
Green School Bali
Thoạt nhìn, ngôi trường tư thục ở Indonesia này có thể giống như một khu nghỉ dưỡng sinh thái hơn là một ngôi trường.
Được thành lập vào năm 2008, ngôi trường không có bức tường nào tự hào về nền giáo dục bền vững. Vật liệu xây dựng lên Green School Bali được làm từ tre – một vật liệu có thể phân hủy sinh học. Năng lượng cung cấp cho trường đến từ thủy điện và năng lượng mặt trời.
Video đang HOT
Học sinh tại trường cũng là những người có lối sống xanh. Ví dụ như hai chị em Melati và Isabel Wijsen, đã bắt đầu một phong trào có tên là Túi nhựa Bye Bye để chống lại vấn đề rác thải nhựa ở Bali. Những nỗ lực của họ đã thuyết phục được Thống đốc Bali Mangku Pastika hướng tới chính sách không sử dụng túi nhựa và túi nilong vào năm 2018.
Học viện Quỹ các trường học độc lập ( Independent Schools Foundation – ISF)
ISF Academy (Ảnh: Hongkong tattler)
Không nhiều trường học có một hệ thống giám sát năng lượng nhưng ISF thì có. Theo tờ South China Morning Post (SCMP), hệ thống giám sát năng lượng của ISF cảnh báo cho sinh viên khi mức sử dụng năng lượng của họ tăng lên đến mức tạo ra rác thải có hại.
Ngôi trường tại Hong Kong này cũng có một Trung tâm Giáo dục Năng lượng tái tạo (CREE) và một hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà.
Trường học xanh Etania – Etania Green School
Trường Etania (Ảnh: archdaily)
Ngôi trường ở Sabah, Malaysia là độc nhất vô nhị vì nó được xây dựng lên cho những đứa trẻ không quốc tịch, những người không được tiếp cận với giáo dục ở Malaysia.
Theo SCMP, ngôi trường được xây dựng ở khu vực dễ bị lũ lụt, do đó, nó có cấu trúc cao tầng vững chắc, các lớp học ở tầng trên được làm từ gỗ tái chế.
Các tấm pin mặt trời được dùng để cung cấp điện, trong khi mái nhà được tận dụng để dẫn nước mưa phục vụ đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt của toàn trường.
Nỗ lực của trường trong việc chung sống hài hòa với thiên nhiên đã khiến ngôi trường chiến thắng trong hạng mục Dự án bền vững, Giải thưởng Xu hướng Xuất sắc về Kiến trúc & Thiết kế của tạp chí Home & Design Trends.
Thái Hằng
Theo SIN
Đề xuất có môn 'Trịnh Công Sơn học': Nhiều băn khoăn
'Chỉ lưu ý rằng tránh việc đặt tên rất lớn nhưng nội dung lại chưa tương xứng', Nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Vừa qua, khi gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến thăm Trường ĐH Văn Lang (Cơ sở 2, quận Gò Vấp, TP.HCM), ông Nguyễn Cao Trí, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường chia sẻ, thời gian tới, trường sẽ nghiên cứu để xây dựng nên môn "Trịnh Công Sơn học" để giảng dạy cho sinh viên.
Trước thông tin trên, trao đổi với PV Báo Đất Việt chiều 29/4, Nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ: "Trường khai thác nội dung, đề tài mới, sáng tạo trong giảng dạy, tôi hoàn toàn hoan nghênh".
Ông Quốc cho rằng điều quan trọng là nội dung giảng dạy như thế nào? Bởi kiến thức dạy cho học sinh là vô cùng và đương nhiên nó phải phù hợp với chức năng, chương trình giảng dạy của nhà trường.
Đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chia sẻ với Trường Đại học Văn Lang. Ảnh: PLO
"Quan trọng là chúng ta chuẩn bị nội dung tốt, tránh hình thức. Chúng ta cũng đã có Hà Nội học, Việt Nam học, Huế học... quan trọng nội dung học là gì? Còn việc mở rộng kiến thức cho học sinh và phù hợp với chương trình giảng dạy thì rất tốt.
Bản thân tôi thấy Trịnh Công Sơn là một nhân vật lớn. Ông không chỉ là nhạc sĩ hay nhà thơ, điều quan trọng ông là hiện tượng ở một thời kỳ lịch sử của đất nước Việt Nam", ông Dương Trung Quốc đánh giá.
Nhà sử học nhấn mạnh: "Vấn đề còn lại là triển khai như thế nào? Nội dung có xứng đáng được gọi là "Trịnh Công Sơn học" hay không? Chỉ lưu ý rằng tránh việc đặt tên rất hay nhưng nội dung lại chưa tương xứng".
Trong khi đó, trả lời trên Pháp luật TP.HCM, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm lưu ý, theo quy trình, muốn mở môn hay ngành nào đó thì các trường cần điều tra xem xã hội có nhu cầu hay không, nếu có thì nội dung phải thế nào?
"Bởi, mở ra môn học hay ngành học mà có người học, lại đông người học nữa thì thành công. Nếu ngược lại thì việc đó là thất bại, phải dẹp bỏ. Hơn nữa, có nhu cầu mà nội dung không tốt cũng thất bại, có nội dung tốt mà người dạy không tốt cũng thất bại" - GS.TSKH Thêm nhấn mạnh.
PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Việt Nam học (Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM) bày tỏ sự cẩn trọng.
"Nếu muốn thực hiện, trường cần xem lại: trường tính dạy chuyên đề về Trịnh Công Sơn cho sinh viên ngữ văn hay tính thành lập hội học thuật về ông? Nếu chỉ là một chuyên đề thì đơn giản hơn (như đã nói). Nhưng nếu một ngành học thuật, một hội học thuật về Trịnh Công Sơn thì phải xem đã chín muồi chưa, có sự chuẩn bị đầy đủ chưa, có được giới học thuật đón nhận chưa? Tóm lại cần cẩn trọng khi dùng từ "Trịnh Công Sơn học"" - PGS.TS Đoàn Lê Giang lưu ý.
Theo baodatviet
8 bí kíp giúp con cải thiện hiệu quả học tiếng Anh Làm thế nào giúp con mình cải thiện trình độ tiếng Anh để học tốt hơn? Đây là 8 bí kíp của Tiến sĩ Henry Toi, Trưởng khoa nội dung và chương trình giảng dạy tại Little Green House. Hãy tạo môi trường sử dụng tiếng Anh gần gũi Ngôn ngữ được học tự nhiên thông qua việc tiếp thu từ giao tiếp...