Những nghề tay trái ‘hái’ tiền của du học sinh

Theo dõi VGT trên

Trợ giảng, gia sư hay phiên dịch đã trở thành những nghề tay trái phổ biến của nhiều du học sinh. Đây là những việc nhẹ nhàng, có thu nhập hơn hẳn so với công việc khác.

Có trình độ ngoại ngữ tốt, Cao Bảo Ngọc, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Ngôn ngữ tại University of Giessen, Đức, thường làm thêm công việc phiên dịch cho các đoàn ngoại giao, doanh nghiệp của Việt Nam.

Những nghề tay trái hái tiền của du học sinh - Hình 1

Phòng cabin nơi Ngọc đọc phiên dịch cho buổi hội thảo. Ảnh: NVCC.

Ngọc vẫn chưa quên cảm giác hào hứng khi được mời phiên dịch cho đoàn doanh nghiệp cấp cao của Việt Nam trong chuyến thăm Đức tháng 11/2015. Vào phòng cabin với trang thiết bị chuyên nghiệp, nữ sinh có dịp vận dụng hết vốn từ vựng về kinh tế, xã hội của mình để cùng lúc phiên dịch cho cả 2 phía.

Cô cho biết, ở Frankfurt hay có hội chợ quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sang đây tìm đối tác thường thuê sinh viên người Việt phiên dịch và trợ giúp đoàn.

Trong khi đó, Châu Thanh Vũ, cựu sinh viên Đại học Princeton, Mỹ chọn trợ giảng và chấm bài cho sinh viên. Đây vốn là công việc dành cho nghiên cứu sinh tiến sĩ, nhờ thành tích học tập xuất sắc nên Vũ được đặc cách nhận việc từ khi là sinh viên.

“Làm phục vụ ở quán ăn, lương chỉ khoảng 8 USD/giờ, còn giảng hay chấm bài như mình thường được trả 80 USD mỗi tuần, trong khi thời gian làm việc thực sự chỉ 2 đến 4 tiếng”, Vũ chia sẻ về công việc thời sinh viên của mình.

Cũng dạy học như Châu Thanh Vũ, nhưng thay vì giảng bài ở các lớp đại học, Võ Túc Ngân (du học sinh Pháp) lại tìm đến từng gia đình người bản xứ làm gia sư. Ngân chia sẻ, đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo và khả năng truyền đạt tốt.

Những nghề tay trái hái tiền của du học sinh - Hình 2

Công việc gia sư và trông trẻ gắn bó với Túc Ngân suốt những năm tháng sinh viên ở Pháp. Ảnh: NVCC.

“Mình từng làm gia sư cho một bé người Pháp học lớp 5. Tiền lương mỗi buổi 25 euro. Nhiệm vụ chủ yếu là hướng dẫn em hoàn thành phiếu bài tập về nhà, gồm mục chính tả, ngữ pháp và toán; cũng như giúp học sinh này tập đọc diễn cảm hơn”, Túc Ngân chia sẻ.

Nghề trông ký túc xá

Video đang HOT

Dành 12 tiếng mỗi tuần cho việc trợ giảng, Nguyễn Linh Chi (sinh viên Đại học Colgate, Mỹ) còn làm thêm quản lý ký túc xá sinh viên. Công việc giúp Chi được miễn phí tiền ăn, ở, tiết kiệm cả nghìn USD mỗi năm.

Trong vai “tổ trưởng dân phố”, nhiệm vụ của Chi là trông nom cơ sở vật chất của nhà trường, đảm bảo sinh viên trong khu vực không vi phạm nội quy.

“Công việc có vẻ đơn giản nhưng cần nhiều kỹ năng. Mình phải chú ý đến sức khỏe, điều kiện sống của mọi thành viên trong ký túc xá, ví dụ vấn đề tâm lý bất ổn, mâu thuẫn giữa bạn cùng phòng…”, Chi chia sẻ.

Một trong những nghề khác ít người lựa chọn là lập trình phần mềm. Nguyễn Đức Minh, sinh viên Đại học quốc gia Irkutsk, Nga, đã “sắm” được 4 chiếc máy vi tính nhờ công việc này, trong đó có 1 chiếc gửi về Việt Nam cho người thân.

Minh kể, một lần trường cử đi thực tập ở công ty phần mềm Forus, cậu được trưởng nhóm lập trình mời cộng tác. Từ đó, nam sinh say sưa với công việc làm thêm này, mỗi tháng kiếm được khoảng 4.000 rúp.

“Cộng với tiền học bổng, mỗi tháng mình tiết kiệm được 9.000 rúp. đến hết học kỳ, mình lại dùng tiền tiết kiệm để mua máy vi tính phục vụ công việc”, Minh chia sẻ.

Làm thêm để tranh thủ học

Bên cạnh kiếm thêm thu nhập, những sinh viên giỏi như Cao Bảo Ngọc, Châu Thanh Vũ còn cố gắng lựa chọn công việc liên quan ngành học của mình để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Ngoài việc giảng bài, Thanh Vũ còn soạn giáo án, tự nghĩ bài tập, tạo đề thi thử… Công việc trợ giảng mang lại cho cậu nhiều niềm vui, nhất là khi nghe sinh viên nhận xét cách giảng của cậu dễ hiểu. Đôi khi thi cử xong, sinh viên còn gửi thư cho Vũ để cảm ơn.

Còn đối với Võ Túc Ngân, công việc gia sư và trông trẻ chỉ vì nữ sinh rất quý trẻ con và muốn giao tiếp nhiều hơn với người bản xứ. “Bên cạnh đó, nói chuyện, đọc sách và dạy cho trẻ cũng giúp mình tăng vốn từ vựng tiếng Pháp”, nữ sinh nói.

Theo Zing

Góc khuất nghiệt ngã của nhiều du học sinh Việt

La nha quan ly, nhiêu năm công tac tai nươc ngoai - chị Bích Hà chia sẻ trải nghiệm cá nhân dựa trên kinh nghiệm từng tư vấn du học, tìm việc.

Bài viết dưới đây cũng định hình từ tư cách của một người làm kinh doanh, từng tuyển, đào tạo và sử dụng hơn 10 sinh viên du học về nước trong những năm 2012-2014.

Tôi xin nói về hai khía cạnh: cung và cầu - nguồn cung sinh viên Việt Nam ở nước ngoài và nhu cầu thị trường lao động ở các nước.

Góc khuất nghiệt ngã cua nhiêu du hoc sinh Viêt - Hình 1

Ảnh minh họa.

Trước tiên, về nguồn cung thi du học sinh cũng có rất nhiều đối tượng.

Đối tượng được học bổng "chính hiệu": Nghĩa là học bổng hoặc trợ giúp tài chính thực sự do học xuất sắc, chứ không phải là các "chiêu bài" marketing của các trường từ Anh, Úc hoặc Singapore sang "vơ" sinh viên Việt Nam bằng cách "dụ" cho học bổng vài chục phần trăm chỉ có giá trị 1 năm, rồi năm sau thu đủ.

Với các sinh viên thực sự có tài này, cho đến trước khủng hoảng tài chính giai đoạn 2009, tìm việc tử tế ở nước ngoài không khó. Nói việc tử tế, nghĩa là tôi loại các công việc làm theo kiểu chui lủi, không giấy phép lao động như: phục vụ bàn, làm móng...

Đối tượng du học tự túc: Đối tượng này ngày càng nhiều, đủ các mức trình độ, và khá phức tạp.

Đôi vơi các em gia đình thực sự hiểu biết, bố mẹ và con cái cùng chuẩn bị chu đáo cho việc du học nên dù có thể học không thật xuất sắc như các sinh viên trên, nếu cần cù chịu khó để đảm bảo việc học hành thi cơ hội xin việc ở nước ngoài trước những năm 2009 là nhiều. Và vì vậy, nếu ai cam quan sẽ nhận thấy, trước 2007 - 2008 sinh viên Việt Nam ở lại nước ngoài làm việc khá nhiều.

Đôi vơi cac em được chiều chuộng (gia đình thường khá giả), ở trong nước thì "vừa học vừa chơi" - học ở mức trung bình. Ra nước ngoài, các em này "chơi nhiều hơn học": chơi game, đánh bài, ngủ (thường là "thức khuya ngủ trễ").

Với các em này, được tấm bằng "thật" để về nước là may lắm rồi, chứ tôi biết nhiều em còn in thuê in bằng giả để về lừa bố mẹ. Của đáng tội, các ông bố bà mẹ lứa tuổi tôi, ai mà không biết ngoại ngữ, dễ bị các "du học sinh" này "làm xiếc" lắm.

Tại sao chúng ta lầm tưởng "nhân tài"?

Tôi từng phỏng vấn một du học sinh, bố mẹ rất giàu, sang học ở nước ngoài và về sau 4 năm.

Khi phỏng vấn, tôi hơi nghi ngờ cậu này chưa thể tốt nghiệp, nên truy tới số. Sau cùng, cậu bé chân thành tâm sự: "Trường cháu toan sinh viên Việt Nam học dốt lắm cô ạ. Chúng cháu chơi bài thâu đem, rồi ngủ đến chiều, chẳng đi học. Trường họ kệ, miễn là bố mẹ trả đủ tiền".

Khi được hỏi: "Vậy làm sao các cháu tốt nghiệp?", cậu bé cười ngượng ngập: "Chúng cháu đâu có tốt nghiệp".

Tôi hỏi: "Thế bố mẹ không mắng à?". "Nói thật với cô, bọn cháu tìm được 1 chỗ in bằng giả bên đó, họ in y như bằng thật, đem về cho bố mẹ xem, thế là xong".

Cậu bé gật đầu ngượng ngập, rồi năn nỉ: "Cô đừng mách bố mẹ cháu. Cô nhận thì cháu làm gì cũng được. Bố mẹ cháu bảo phải đi làm ở đâu đó đi để đỡ lang bang, cháu không cần lương cao đâu".

Thế là tôi nhận cậu về làm công việc giao nhận hàng. Câu lam tôt, vui tính và thật thà (chỉ không thật thà với bố mẹ).

Cậu bé khai chỉ riêng ở trường đó, quãng vài chục sinh viện Việt Nam tốt nghiệp với "tấm bằng" tự thuê in này, mà chắc ít bố mẹ biết. Đối tượng du học sinh này thì làm sao mà tìm được việc làm ở nước ngoài đây?

Họ cũng chẳng phải là "nhân tài" hay là cái gì tương tự - đơn giản là bố mẹ "bắt" đi du học để tạm trốn những cái xô bồ của xã hội, sợ bị bạn bè rủ rê rồi hư hỏng.

Vơi cac em gia đình không thật khá giả, học xong, tốt nghiệp, có tìm được những việc cung quân quanh đủ sống, nhưng phai sông chui lui, không có giấy phép lao động. Muốn ở lại thi các em gái chỉ có cách lấy chồng bản địa, các em trai thì khó lấy gái bản địa, nhưng có thể làm "hôn nhân giả" để ở lại....

Nêu cac ban hoi tôi răng, vậy tỷ lệ thế nào giữa 3 đối tượng trên, tôi cho răng đối tượng học hành chỉ chiếm khoang 20 - 30%. Con lai nhưng đôi tương kia lớn hơn rât nhiều. Vậy tại sao chung ta cứ lầm tưởng tất cả là "nhân tài".

Phải chăng vi thường xuyên, báo chí "giật tít" về những trường hợp sinh viên xuất sắc được học bổng, ma chăng ai đi sâu được vào mọi ngõ ngách của cuộc sống và học hành của số động du học sinh đâu.

Mới đây thôi, tôi thấy môt cô gái tự quảng bá minh từng là sinh viên được học bổng Asian ở Singapore, rồi học bổng đại học và thạc sĩ trường top ở Mỹ, hiện là giáo viên dạy "Văn học Anh" tại trường tiếng Anh nâng cao.

Tôi kha to mo vi cô bé mới 26 tuổi mà bảng thành tích kha tôt. Tôi hoi cô học những trường nào. Theo lý lịch tự khai, cô bé học trường Junior College xếp hạng 19/19 ở Singapore, sau đó là học môt trường đại học xếp hạng 78/81 của vùng West (bảng xếp hạng vùng). Tôi cười nghiêng ngả về khả năng tự quảng bá thương hiệu của lớp trẻ bây giờ.

Lại còn có anh chàng khoe học thạc sĩ ở một trường thuộc top đầu ở Mỹ. Khi bị truy hỏi kỹ hơn, chàng ấp úng nói là học ở một trường nằm trong thành phố có cùng tên với cái trường nổi tiếng kia. Vậy nhưng trên mạng ca nhân và khi đăng bai, cái "mark" thạc sĩ trường top (có tên hẳn hoi), vẫn chưa được ghi rõ.

Tôi chắc chắn răng rất nhiều phụ huynh đang lầm tưởng cô ây, anh ây là "nhân tài" để về phục vụ đất nước, và sẵn sàng năn nỉ "thuê" ho tư vấn cho con tìm trường để đi du học.

Nếu lỡ thuê, chắc chắn con sẽ vào được các trường "top lộn ngược". Tôi khuyên cac bậc phụ huynh, trước khi giao sự nghiệp học hành của con cho ai, hãy yêu cầu họ cung câp đủ bằng cấp, giấy tờ chứng minh những gì họ quảng cáo nhé.

Theo Bích Hà/VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Kỳ Duyên có chia sẻ đầu tiên sau Chung kết Miss Universe, 1 chi tiết nhầm lẫn gây chú ý
20:21:20 17/11/2024
Hình ảnh gây tiếc nuối của Kỳ Duyên sau khi trượt Top 12 Miss Universe
19:52:11 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.