Những ngày tháng nghỉ hưu bão táp của Jack Ma: Khiến Alibaba đối mặt với ‘khủng hoảng sinh tồn’ nghiêm trọng nhất trong lịch sử hơn 20 năm
Jack Ma đang ở đâu khi Alibaba đối mặt với “ khủng hoảng sinh tồn” nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm?
Năm nay có thể là năm khó khăn nhất với Alibaba kể từ khi thành lập từ 2 thập kỷ trước.
Công ty công nghệ nổi tiếng Trung Quốc hiện đang đối mặt với hàng loạt thách thức ở cả trong nước và nước ngoài, có thể gây ra rủi ro khiến họ thay đổi mãi mãi. Cụ thể, nhà chức trách Trung Quốc đang điều tra công ty này về cáo buộc độc quyền như một phần trong các biện pháp trừng phạt ngày càng mạnh lên ngành công nghiệp công nghệ. Chưa kể đến việc, Ant Group – chi nhánh tài chính của tập đoàn này cũng đang đối mặt với việc phải đại tu lại toàn bộ mảng kinh doanh của họ.
Phía Washington cũng có thể là một mối đe dọa. Trong khi chính quyền ông Trump được cho là đã ủng hộ đề xuất cấm người Mỹ đầu tư vào Alibaba và 2 công ty công nghệ nổi tiếng khác thì căng thẳng Mỹ – Trung có thể vẫn chưa sớm chấm dứt.
Cuối cùng, nhà lãnh đạo tinh thần của công ty, cũng là đồng sáng lập và cựu chủ tịch Jack Ma hiện đã không xuất hiện trước truyền thông trong nhiều tháng.
“Alibaba – giống như tất cả những công ty công nghệ Trung Quốc lớn khác đang đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh tồn”, theo Alex Capri – một chuyên gia phân tích tới từ Đại học quốc gia Singapore.
Áp lực ở trong nước
Ông Capri chỉ ra sự thắt chặt ngày càng tăng của chính quyền Trung Quốc là mối quan tâm đặc biệt đối với Alibaba và các công ty giống như họ.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc giục các quan chức chỉnh đốn lại vai trò của các công ty công nghệ trong nước. Tháng trước, ông Tập đã tuyên bố rằng nỗ lực ngăn chặn chống độc quyền đối với những nền tảng trực tuyến sẽ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong năm 2021. Cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Alibaba và những công ty khác đã nhấn mạnh ưu tiên đó.
Ngày thứ 5, một công ty thương mại điện tử Trung Quốc khác là VIP Shop xác nhận rằng họ đang bị điều tra bởi chính quyền về “hoạt động cạnh tranh không lành mạnh”. Một đối thủ của Alibaba là Pinduoduo cũng trở thành tâm điểm tranh cãi vì văn hóa làm việc vắt kiệt sức nhân viên cho thấy chính phủ đang sẵn sàng chỉ trích rộng hơn ngành công nghiệp này.
Điều quan trọng hơn là, mong muốn mở rộng sức ảnh hưởng của mình đối với các công ty công nghệ tư nhân của Bắc Kinh vượt xa các cuộc điều tra như vậy. Dù các hành động trừng phạt gia tăng trong những tuần gần đây, nhưng chính phủ đã ngầm xây dựng kế hoạch từ lâu. Capri chỉ ra rằng một số công ty công nghệ đã buộc phải hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước – như trường hợp Alipay của Ant Group hợp tác với UnionPay của nhà nước vào năm 2018 để phát triển công nghệ mới.
“Những tuần và tháng tới sẽ chứng kiến xu hướng này gia tăng. Việc truy cập, kiểm soát dữ liệu cũng như các nền tảng kỹ thuật số là mấu chốt. Bởi vậy nếu điều này có nghĩa là chia tách Alibaba hoặc biến nó thành công ty như kiểu nhà nước là những viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra”.
Video đang HOT
Mặc dù hoạt động kinh doanh của Alibaba chủ yếu ở Trung Quốc, nhưng bất kỳ thay đổi lớn nào đối với hoạt động của nó đều có thể gây ảnh hưởng toàn cầu. Công ty đã giao dịch trên phố Wall kể từ năm 2014 khi thiết lập kỷ lục IPO lớn nhất thế giới. Họ cũng được Softbank chống lưng, là nhà đầu tư lớn nhất. Một vài công ty khác rót tiền vào đây gồm có cả Vanguard, T. Rowe Price và BlackRock.
Sức ép từ bên ngoài
Mỹ vẫn đang gia tăng trừng phạt lên các công ty Trung Quốc khi căng thẳng thương mại giữa 2 quốc gia tiếp tục leo thang. Xiaomi là nạn nhân mới nhất chịu thiệt hại khi họ bị cấm truy cập vào các khoản đầu tư ở Mỹ.
Sàn giao dịch chứng khoán New York cũng đã tạm ngưng giao dịch với một nhóm các công ty Trung Quốc vào tuần này để tuân theo lệnh cấm người Mỹ đầu tư vào các doanh nghiệp có liên quan hoặc hỗ trợ quân đội Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump gần đây cũng đã ký luật mới buộc các công ty Trung Quốc phải hủy niêm yết nếu họ không đáp ứng những tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ.
Chính quyền Trump được cho là đã xem xét việc cấm người Mỹ đầu tư vào Alibaba và các công ty công nghệ khác, khiến cổ phiếu của họ giảm vào tuần trước. Dù một số tờ báo lớn như Reuters hay Bloomberg nói rằng kế hoạch kể trên đã không còn khả thi, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng công ty này có thể vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm.
“Tập trung của Washington vào những vấn đề này sẽ tiếp tục dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden”.
Mảng điện toán đám mây của Alibaba là một ví dụ. Họ có thể gặp phải tình trạng bị tẩy chay toàn cầu giống như những gì đã diễn ra với hệ thống 5G của Huawei.
Rana Mitter, giáo sư lịch sử và chính trị Trung Quốc hiện đại tại Đại học Oxford, cho biết: “Trung Quốc dĩ nhiên sẽ không muốn tiêu diệt một trong những công ty lớn nhất của họ”. Ông cho rằng bất kỳ sự thay đổi nào đối với hoạt động kinh doanh của Alibaba do đó sẽ ở “quy mô trung bình”, chứ không phải là “sự tan rã hoàn toàn”.
Riêng việc Jack Ma nhiều tháng nay đã không xuất hiện trước truyền thông được Brock Silvers, giám đốc đầu tư của Kaiyuan Capital nhận định là minh chứng rõ nhất cho thấy đế chế của ông đang thực sự gặp khó khăn ở quê nhà. Điều đó “làm suy yếu niềm tin của thị trường vào công ty”.
Ông nói: “Đợt IPO của Ant Group giờ đây chỉ còn là một ký ức xa vời, và công ty có vẻ như có thể bị chia tách và điều chỉnh theo hướng định giá tổng thể giảm đáng kể”. Trong một bài báo vào cuối tuần này, tờ Financial Times nhận định rằng các nhà đầu tư lớn trên toàn cầu của Ant Group đã “bị bỏ rơi” sau khi đầu tư hàng tỷ USD để đón đầu đợt IPO.
Và mặc dù cho tới giờ Alibaba dường như vẫn còn nguyên vẹn, nhưng không có nghĩa là công ty đã tránh khỏi các mối đe dọa về luật pháp. Silvers nói: “Liệu năm 2021 có tốt đẹp hơn với Alibaba hay không có thể phụ thuộc vào bản chất và thời gian im lặng đột ngột của Jack Ma”.
Nhớ lại năm 2019 khi chính thức tuyên bố nghỉ hưu ở tuổi 55, Jack Ma nói: “Tôi muốn chết trên bãi biển chứ không phải trong phòng làm việc”.
“Khi tôi rời vị trí CEO (năm 2013), tôi đã nói với nhóm điều hành rằng, tôi nên có thêm thời gian chơi golf trên bãi biển. Nhưng trời ơi! Năm ngoái, tôi dành tới 870 giờ trên máy bay và năm nay là 1.000 giờ”, ông kể trong một cuộc phỏng vấn năm 2017.
Tuy nhiên thật không ngờ, vì một lần vạ miệng mà có thể những ngày tháng nghỉ hưu sau này của Jack Ma sẽ không thể được “thảnh thơi” như ông mong muốn. Tương lai của Alibaba một lần nữa, phụ thuộc vào ông!
WSJ tiết lộ mục tiêu chính đằng sau đòn trừng phạt Jack Ma: 'Kho báu' dữ liệu tín dụng nửa tỷ người của Ant
Chính quyền Trung Quốc đang muốn yêu cầu Ant phải chia sẻ "kho báu" dữ liệu tín dụng của nửa tỷ người.
Theo tờ WSJ, nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực khiến Jack Ma làm một điều mà vị tỷ phú đã khăng khăng từ chối từ lâu: Chia sẻ kho dữ liệu khổng lồ về tín dụng tiêu dùng.
Trong trường hợp đó, tờ WSJ nhận định rằng Jack Ma sẽ có rất ít cơ hội để thỏa thuận sau khi đế chế kinh doanh mà ông xây dựng trong nhiều thập kỷ qua đang gặp phải rắc rối lớn chưa từng có với chính quyền Trung Quốc.
Trung tâm của vấn đề là các nhà làm luật cho rằng Ant Group - công ty mà Jack Ma là cổ đông chính đang nắm trong tay lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với những đơn vị cho vay nhỏ thậm chí cả những ngân hàng lớn nhờ lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ thu thập được từ ứng dụng thanh toán và phong cách sống Alipay.
Ứng dụng này hiện được sử dụng bởi hơn 1 tỷ người. Nhờ đó họ nắm trong tay kho dữ liệu khổng lồ về thói quen chi tiêu, vay nợ và lịch sử thanh toán hóa đơn của người dùng.
Tận dụng khối lượng thông tin đó, Ant đã thực hiện các khoản vay cho nửa tỷ người. Tuy nhiên, cách thức của họ là cho vay thông qua nguồn vốn của 100 ngân hàng thương mại. Như vậy, các ngân hàng sẽ phải chịu hầu hết rủi ro nợ xấu từ người vay trong khi Ant chỉ bỏ túi lợi nhuận là bên trung gian.
Hiện tại, các nhà chức trách đang tìm cách chỉnh đốn lại mô hình kinh doanh đó - vốn chỉ có lợi cho Ant nhưng sẽ đi kèm với những tiềm năng rủi ro cho hệ thống tài chính của đất nước.
Để làm được điều đó, các nhà chức trách sẽ không chỉ thiết lập các quy định dành cho mảng cho vay của Ant như một ngân hàng - yêu cầu họ phải cung cấp nhiều hơn vốn riêng của mình cho các khoản vay mà họ cũng phải lên kế hoạch phá vỡ thế độc quyền của công ty về dữ liệu người dùng.
Ant hiện từ chối bình luận về vấn đề này.
Nhân viên làm việc bên trong trụ sở Ant Group.
Một kế hoạch đang được cân nhắc là yêu cầu Ant phải chia sẻ dữ liệu vào hệ thống báo cáo tín dụng quốc gia được điều hành bởi Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Một lựa chọn khác là Ant sẽ chia sẻ dữ liệu thông tin đó với công ty xếp hạng tín dụng cũng được điều hành bởi Ngân hàng trung ương.
Mặc dù Ant đang là cổ đông trong công ty xếp hạng tín dụng kể trên nhưng đến nay họ vẫn chưa chia sẻ dữ liệu.
"Làm sao để quản lý việc độc quyền dữ liệu là trọng tâm của vấn đề ở đây", theo một chuyên gia phân tích.
Ở Mỹ, các nhà làm luật cũng đang nỗ lực phá vỡ thế độc quyền của các công ty công nghệ lớn, bởi những công ty như Facebook và Google đều tận dụng lợi thế kho dữ liệu khổng lồ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Các hãng công nghệ lớn thì liên tục phủ nhận điều đó.
Một vài chuyên gia phân tích trong lĩnh vực công nghệ tài chính cho rằng một vài công ty như Ant phải chia sẻ dữ liệu tín dụng tiêu dùng vì lợi ích chung là đúng đắn. Hiện không rõ liệu các nhà chức trách có yêu cầu Ant phải chia sẻ toàn bộ dữ liệu họ có hay không.
"Lịch sử tín dụng và điểm tín dụng nếu được công khai hơn là một điều tốt", theo Martin Chorzempa - một chuyên gia phân tích. "Như vậy có thể giúp hoạt động cho vay tăng tính cạnh tranh hơn và tránh tình trạng vay quá mức".
Trong nhiều năm, các nhà hoạch định tài chính của Trung Quốc mà đứng đầu là Ngân hàng Trung ương đã cùng nhau xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng giống với Mỹ. Nỗ lực này là một phần mở rộng sáng kiến "quản lý kỹ thuật số" nhắm tới việc khai thác dữ liệu và công nghệ với mức độ kiểm soát kinh tế và xã hội lớn hơn.
Jack Ma có lẽ là doanh nhân Trung Quốc có nhiều cải tiến, sáng tạo nhất suốt nhiều thập kỷ gần đây. Tập đoàn Alibaba của ông từng sử dụng dữ liệu họ có để giúp chính quyền tìm ra tội phạm. Khi dịch Covid-19 xảy ra, ứng dụng thanh toán Alipay của Ant trang bị thêm chức năng theo dõi truy vết để giúp chính phủ kiểm soát dịch.
Tuy nhiên trong 2 năm qua, Jack Ma đã chống lại nỗ lực của Trung Quốc nhằm công khai dữ liệu tín dụng cá nhân của Ant.
Năm 2015, Ant thiết lập hệ thống chấm điểm tín dụng riêng của mình gọi là Zhima Credit. 3 năm sau, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho ra đời công ty báo cáo tín dụng cá nhân gọi là Baihang Credit và Ant, Tencent cùng 6 công ty khác đã được mời làm cổ đông chính của công ty này.
Ý tưởng được đưa ra là khiến Ant và những công ty khác phải chia sẻ dữ liệu tín dụng khách hàng sau đó có thể được truy cập bởi các tổ chức tài chính trên khắp cả nước.
Tuy nhiên kế hoạch này đã thất bại. Ant từ chối đóng góp dữ liệu của họ để duy trì khả năng cạnh tranh. Bản thân Jack Ma những tháng gần đây đã lỡ miệng khi lên tiếng chê các nhà băng Trung Quốc và các quy định của chính quyền mà ông cho là không hiểu gì về internet.
Kể từ đó, sóng gió bắt đầu ập đến khiến đế chế của Jack Ma rung lắc mạnh.
Trong buổi họp với các nhà chức trách ngay trước khi Ant bị đình chỉ IPO, tờ WSJ tiết lộ rằng Jack Ma đã khẳng định "các ngài có thể lấy đi bất cứ phần nào của Ant, miễn là đất nước cần". Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể ngăn được việc Ant phải dừng IPO.
Trong một tuyên bố bởi Ngân hàng trung ương Trung Quốc, người đại diện cơ quan này cũng công khai chỉ trích Ant vì "coi thường những yêu cầu của chính quyền".
Về phần mình, Jack Ma đã biến mất một cách bí ẩn trong suốt 2 tháng qua.
Vận đen liên tiếp tìm đến Alibaba: Cổ phiếu lao dốc mạnh chưa từng thấy, 200 tỷ USD vốn hóa bị 'thổi bay' Trong phiên 24/12, cổ phiếu Alibaba niêm yết tại Mỹ ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay, khi giới đầu tư lo ngại về cuộc điều cho chống độc quyền của Bắc Kinh nhắm đến tập đoàn này. Ngoài ra, Ant Group - thuộc sở hữu của Alibaba, cũng được triệu tập đến một cuộc họp cấp cao về quy...