Những ngày cuối cùng cha quý hơn ngàn trang sách…
Luôn tràn đầy năng lượng, hiện là giáo viên tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn ( Vũng Tàu) với điểm IELTS 8,5/9 và là gương mặt dạy tiếng Anh có tiếng, Nguyễn Đình Bửu Tài (25 tuổi) đã trải qua một hành trình đầy sóng gió.
Thầy giáo Nguyễn Đình Bửu Tài – Ảnh: T.NGUYỄN
Những “bước ngoặt” khó quên
Tốt nghiệp ngành tiếng Anh tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM, Bửu Tài lại là dân chuyên lý suốt thời phổ thông, từng tham gia nhiều kỳ thi cấp tỉnh và quốc gia. “Là dân lớp lý nhưng tôi khao khát được học tiếng Anh, môn học mà tôi đã không thể theo đuổi vì từng nghĩ rằng chỉ dành cho con nhà giàu. Việc thi rớt giải quốc gia môn lý giúp tôi nhận ra rõ hơn tình yêu cho ngoại ngữ”.
Bửu Tài thi và đậu cùng lúc hai trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Ngoại thương TP.HCM. Tự nhận “thời tuổi trẻ nông nổi”, Bửu Tài chọn học cùng lúc cả ngôi trường, dẫu biết mọi thứ sẽ rất áp lực.
Sau đó, Tài quyết định rời ngôi trường Ngoại thương với sự tư vấn của gia đình. Quyết định này khiến nhiều người sửng sốt, nhưng anh coi đó là áp lực cần thiết để học thật tốt, để chứng minh sự trưởng thành của bản thân.
Sau khi tốt nghiệp năm 2017, Bửu Tài quay về thành phố biển, vừa giảng dạy tại Trường THPT Vũng Tàu, vừa theo học cao học giảng dạy tiếng Anh. Lúc tốt nghiệp cao học, anh cũng đồng thời đạt được điểm IELTS 8,5/9.
Bửu Tài vượt qua kỳ thi tuyển để trở thành giáo viên tiếng Anh tại ngôi trường cũ là THPT chuyên Lê Quý Đôn, điều mà anh cho rằng “một giấc mơ đẹp đã trở thành hiện thực”.
Video đang HOT
Nguyễn Đình Bửu Tài (áo nâu) chụp hình lưu niệm cùng học sinh – Ảnh: T.NGUYỄN
Hành trình “chiến đấu” cùng cha
Tháng 9-2019, cha của Tài có dấu hiệu bất ổn về sức khỏe. “Đến lúc khám, bác sĩ cho biết tình trạng của cha tôi rất xấu, thời gian sống chỉ còn tính bằng tháng”, Bửu Tài nhớ lại.
Và sau đó là hành trình anh “chiến đấu” với tử thần cùng cha. Tài thay mẹ chăm cho cha từ những điều nhỏ nhất từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, “ăn và ngủ” cùng ông từ Việt Nam đến Singapore. Mẹ của Tài – một nhà giáo có tiếng của tỉnh và có ảnh hưởng lớn đến tính cách của anh – lo bươn chải để chữa bệnh cho chồng
Đó là khoảng thời gian tăm tối nhất, vì với Bửu Tài không có gì kinh khủng bằng việc phải đối mặt với sự thật là mình đang chứng kiến cha khó nhọc với từng hơi thở, đang bất lực dần rời xa người bạn, đồng thời là người thân nhất của mình.
“Lúc đó tôi chợt vỡ ra một điều: cha mẹ sẽ không luôn ở đó với mình. Trước đó tôi cứ nghĩ mặc nhiên ông sẽ ở bên cạnh tôi ít nhất 10-20 năm nữa. Tôi buồn và suy sụp, may mà tôi tìm nghe được nhiều bài nói chuyện ý nghĩa trên podcast, và tôi cũng tìm cách tập thể dục trên sàn trong hoặc trước cửa phòng bệnh để tâm trạng được vực dậy. Không có sự hỗ trợ từ mẹ, sách và thể dục, tôi có thể đã phát điên”, Bửu Tài chia sẻ.
Cha của Tài rời xa mọi người vào một buổi chiều tháng 2-2020.
Trang sách quý nhất
Điều khiến Bửu Tài ngạc nhiên nhất là cha anh luôn điềm tĩnh từ lúc nhận được thông báo của bác sĩ đến những phút cuối cùng.
“Trước khi sức khỏe yếu hẳn, ông vẫn kịp dạy tôi chạy xe, chuẩn bị hết giấy tờ cần thiết cho gia đình, dặn tôi phải thay ông chăm sóc mẹ thật tốt, thường xuyên ăn cơm cùng mẹ, và nhất là tôi phải luôn khiêm tốn và không ngừng cố gắng để tốt hơn mỗi ngày. Làm sao ông có thể bình thản như vậy khi biết mình sắp chết?”, Bửu Tài tự hỏi.
Bửu Tài trong một tiết dạy – Ảnh: T.NGUYỄN
Ngồi lần giở rất nhiều trang sách đã đọc, đã nghe trên podcast, Bửu Tài vẫn cho rằng những tháng ngày cuối cùng bên cạnh cha giúp anh “vỡ” ra và học được hơn hết thảy.
Thời tuổi trẻ, chúng ta thường dành thời gian cho công việc, bạn bè và đam mê cá nhân, ít để ý là những người thân nhất có thể ra đi bất cứ lúc nào. Giờ tôi nhận ra, hãy luôn dành cho nhau những bữa cơm gia đình, những lời tử tế và sự quan tâm để sau này ký ức không trở thành nuối tiếc.
BỬU TÀI
Với Bửu Tài, bài học lớn nhất anh học được từ người cha đáng kính là con người ai rồi cũng sẽ chết. “Cha không sợ cái chết mà sợ nhất là một cuộc đời vô nghĩa, kế đến là khi mất mà không có ai bên cạnh”, những lời thủ thỉ cuối cùng từ người cha từng được đi nhiều, và được nhiều đồng nghiệp, gia đình kính trọng chưa bao giờ thôi văng vẳng bên tai người thầy 9X, trở thành “kim chỉ nam” của anh.
Yêu cầu về trình độ với giáo viên tiếng Anh bậc THCS
Bà Trần Hảo hỏi, trường hợp muốn dạy tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở (THCS) công lập thì người dạy cần có chứng chỉ tiếng Anh nào?
Ngoài đáp ứng bậc 4 khung ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam và chứng chỉ B1 thì có cần thêm chứng chỉ IELTS hay FCE không?
Ảnh minh họa
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" và Công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông, quy định giáo viên tiếng Anh cấp THCS cần có năng lực tiếng Anh bậc 4 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Các chương trình đào tạo giáo viên ngoại ngữ của các trường đại học, cao đẳng chuyên ngữ hiện tại phần lớn đã xây dựng theo chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu về năng lực tiếng Anh theo quy định tại Quyết định số 1400/QĐ-TTg (sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng chuyên ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4, tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngữ đạt trình độ bậc 5).
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập, đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
Như vậy, sinh viên ngành sư phạm ngoại ngữ cần đạt các yêu cầu của cơ sở đào tạo giáo viên để đủ điều kiện trở thành giáo viên ngoại ngữ.
Tuy nhiên, yêu cầu cụ thể trong tuyển dụng đội ngũ giáo viên của từng địa phương là do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền) xem xét, quyết định.
ĐH Tôn Đức Thắng tuyển 4 phương thức, 6.500 chỉ tiêu Năm 2021, Trường ĐH Tôn Đức Thắng tuyển sinh theo 4 phương thức dự kiến tuyển sinh 6.500 chỉ tiêu trình độ ĐH. Học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH Nhà trường dự kiến tuyển sinh 6.500 chỉ tiêu trình độ ĐH năm 2021, gồm 40 ngành...