Những ngành học yêu cầu ngoại hình
Thí sinh muốn thi vào một số ngành đặc thù trong khối nghệ thuật hoặc các trường công an, quân đội… đều phải đạt các tiêu chí về ngoại hình tùy vào từng trường và ngành học.
Thí sinh dự thi ngành diễn viên tại Trường ĐH Sân khấu điện ảnh TP.HCM – H.N
Ưu tiên “nam thanh nữ tú”
Ông Lê Hùng, Phó phòng Đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh TP.HCM, cho biết: “Những thí sinh muốn thi ngành diễn viên kịch – điện ảnh tại trường phải trải qua phần thi hình thể bên cạnh các phần thi năng khiếu. Theo đó, nữ phải cao 1,55 m trở lên, nam cao 1,65 m trở lên, ngoại hình ưa nhìn. Ngoài ra, giọng nói không bị ngọng, khó nghe. Các em sẽ được kiểm tra tiếng nói trên hình thức đọc thơ hoặc một đoạn văn, hát…”.
Tại Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, ngành diễn viên, thanh nhạc, sư phạm âm nhạc cũng có yêu cầu về ngoại hình. Thạc sĩ hồ Ngọc Minh, Phó hiệu trưởng nhà trường, thông tin: “Đối với ngành diễn viên, các em nữ phải cao 1,55 m trở lên và nam 1,60 m trở lên, hình thể ưa nhìn, giọng nói không ngọng, không phát âm vùng miền, hình thể ưa nhìn… Đa số các em trúng tuyển đều là ‘nam thanh nữ tú’ có khả năng diễn xuất. Ngành thanh nhạc, sư phạm âm nhạc cũng có yêu cầu ngoại hình ưa nhìn. Tất nhiên, giọng hát và năng khiếu âm nhạc vẫn là quan trọng nhất, nhưng đây là nghề trình diễn trước công chúng nên hình thể dễ nhìn là một yêu cầu và cũng là lợi thế cho chính nghề nghiệp của các em”.
Tuy nhiên, ông Lê Hùng cho rằng, trong quá trình thi tuyển, vẫn có những thí sinh trúng tuyển không phải vì có một ngoại hình quá đẹp. “Chẳng hạn nhiều em ngoại hình không thực sự nổi trội, nhưng có năng khiếu và có cái ‘duyên’ diễn xuất, thì chúng tôi vẫn xem xét để các em trúng tuyển. Hoặc nhiều em rất xinh đẹp nhưng diễn xuất không có duyên thì cũng chưa chắc đã đậu”.
Phải đạt chiều cao, cân nặng
Video đang HOT
Các trường thuộc khối công an, quân đội cũng có những yêu cầu nhất định về ngoại hình, cụ thể là chiều cao, cân nặng và cả… vòng đo ngực.
Tiến sĩ Đào Ngọc Điệp, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Trần Đại Nghĩa, cho hay: “Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trưòng sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa thì yêu cầu thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên và vòng đo ngực trung bình từ 81 cm trở lên. Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật, gồm các học viện Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội, hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân và Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự, yêu cầu thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên và vòng đo ngực trung bình từ 81 cm trở lên”.
Trong khi đó, khối ngành công an lại yêu cầu thí sinh nam cao từ 1,64-1,80 m, cân nặng từ 48 kg đến không quá 75 kg; nữ cao từ 1,58-1,72 m, cân nặng từ 45 kg đến không quá 57 kg.
Theo thanhnien
Chuyện lạ: Mặc trang phục 'ma quỷ' đến lớp học
'Cả lớp đánh liều, quyết định mặc trang phục ma quỷ đến lớp thử một lần xem sao. Đi học mà trong bụng lo lắm, sợ thầy quở trách", Yến Nhi, sinh viên lớp diễn viên kịch - điện ảnh K2B, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh TP.HCM, chia sẻ.
Ngoài giờ học, lúc đi du lịch các bạn cũng theo "tông" - NHÂN VẬT CUNG CẤP
Thầy cô vui, tiết học thú vị
"Kết quả: Thầy không la mắng gì mà trái lại, thầy rất vui và khen lớp có ý tưởng và sáng tạo. Buổi học hôm đó vui chưa từng thấy. Thực hành bài tập cũng ngẫu hứng, khi vào vai: ma cha, ma mẹ, ma con", Mai Thanh Phong, lớp trưởng lớp diễn viên kịch - điện ảnh K2B, nói
Trên đây chỉ là một dạng trang phục theo "mẫu" mà lớp học "bá đạo" này nghĩ ra cho mỗi ngày đến trường. Vì theo các bạn, mỗi ngày đi học, các thành viên phải thật sự ấn tượng và vui tươi với tiêu chí: khi thầy cô thấy vui thì tiết học sẽ diễn ra rất sinh động.
Cả sinh viên và thầy giáo (đạo diễn Lê Khắc Hoài Nam, giữa) mặc tông màu trắng đen đến lớp
Ý tưởng đi học theo "tông" trang phục của sinh viên này xuất phát từ một lần tình cờ cả lớp đi ăn bún đậu mắm tôm về. Mai Bảo Vinh (người sản sinh ra ý tưởng này) khi đó nói: "Sao mình không mặc đồ giống nhau đến trường?". Và từ đó các tông: trắng - đen, Sport, mùa thu, mùa hè, mùa đông, học sinh, cổ điển, Halloween... lần lượt là trang phục đến trường của cả lớp.
Bùi Lê Đoan Trinh (sinh viên của lớp) nói, thứ hai và thứ ba là tụi em mặc theo tông (trước đó, cả lớp sẽ thống nhất trang phục trên Facebook lớp), các ngày còn lại học hình thể phải theo trang phục của trường hoặc tìm trang phù hợp với từng buổi học, nhưng phải luôn đồng bộ.
Mặc trang phục Halloween đến trường
Thể hiện sự đoàn kết
Đạo diễn Lê Khắc Hoài Nam, giảng viên của Trường ĐH Sân khấu điện ảnh TP.HCM, cho biết đã dạy rất nhiều lớp diễn viên của trường, tuy nhiên đây là lớp có ấn tượng đặc biệt với ông.
"Làm diễn viên đòi hỏi ý tưởng phải mới lạ, đặc biệt phải hòa đồng cùng với mọi người. Ví dụ đoàn phim có 50-60 người, mà diễn viên nào có tính hòa đồng tốt, sẽ rất có lợi trong công việc. Việc mặc trang phục mỗi ngày một tông, thống nhất cả lớp, thể hiện được tính đoàn kết, ấn tượng với người khác", đạo diễn Lê Khắc Hoài Nam cho biết.
Khi được hỏi, cả lớp mặc trang phục như vầy đến trường thì cảm giác thế nào, tất cả đều cho biết: vui nhộn, tạo được ấn tượng với sinh viên, thầy cô của trường.
Theo Đoan Trinh, bây giờ thấy một trong các thành viên của lớp mặc trang phục gì thì mọi người trong trường khắc biết lớp em hôm đó đến trường với tông ra sao.
Một số hình ảnh "tông xuyệt tông" của lớp diễn viên kịch - điện ảnh K2B:
Mỗi ngày đến trường đều phải "đồng bộ, lạ và ấn tượng"
Theo thanhnien
Những mẫu câu tiếng Anh cần dùng khi đi công tác Muốn hỏi về phòng họp trống trong khách sạn, bạn có thể dùng câu "Will any of your conference rooms be available for a meeting tomorrow?". EF English Live cung cấp một số mẫu câu tiếng Anh hữu ích để hỏi đồng nghiệp hoặc nhân viên khách sạn trong các chuyến công tác. Về ngoại hình "I need a suit in a hurry!...