Những ngành có 100% cơ hội việc làm, thầy giáo cam kết ‘trả lại học phí nếu sinh viên thất nghiệp’
Nhu cầu việc làm luôn là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm, nhất là với những thí sinh đang ở ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Vậy thời gian tới, những ngành nào có 100% cơ hội việc làm?
Theo PGS.TS Trương Nguyễn Luân Vũ – Phó trưởng Khoa Cơ khí chế tạo máy (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) thì hiện nay trong nhóm ngành Cơ khí có nhiều ngành: Robot, Cơ điện tử, Kỹ thuật nông nghiệp, Trí tuệ nhân tạo (AI)… Không riêng ngành Cơ khí kỹ thuật mà tất cả ngành của nhóm này đều có cơ hội việc làm 100%.
“Thầy cam kết nếu sinh viên nào học kỹ thuật của trường mà không có việc, sau khi tốt nghiệp, trường sẽ trả lại 100% học phí. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội việc làm ở nước ngoài và cơ hội du học”, PGS Trương Nguyễn Luân Vũ khẳng định.
Khoa học máy tính được coi là một trong số những ngành hot nhất trong thời gian tới.
Còn PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội thì cho biết thời gian tới độ hot của ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày một tăng.
Theo dự báo, nhu cầu nhân sự trong 5 năm tới của ngành Công nghệ thông tin có thể lên đến một triệu người. Hiện nay, công nghệ thông tin len lỏi vào mọi thứ trong cuộc sống và chúng ta nghe rất nhiều đến chuyển đổi số.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng chia sẻ nhu cầu nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin chưa bao giờ ngừng tăng, sinh viên ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng mức lương khởi điểm khá cao so với mặt bằng chung. Điều này khẳng định sức hút mạnh mẽ của ngành Công nghệ thông tin.
Hiện ĐH Bách khoa Hà Nội tập trung 3 lĩnh vực chính của ngành này. Một là Khoa học máy tính, trong đó sinh viên phải rất giỏi Toán. Thứ hai là Kỹ thuật máy tính liên quan máy chủ, truyền dẫn, hệ thống thông tin… Thứ ba là Công nghệ thông tin truyền thống, ngành dạy về lập trình. Chuyên ngành thứ ba mang tính ứng dụng hơn hai chuyên ngành trước.
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy… đang rất thiếu nhân lực. Nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này chỉ đạt mức 54,87%.
Hiện các khu công nghiệp – khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh miền Bắc luôn trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng đội ngũ kỹ sư ngành động lực, chế tạo máy, tiện, phay… dù liên tục đăng tin tuyển dụng.
Các nhóm ngành cơ khí được ưu tiên phát triên bao gồm: Cơ khí khuôn mẫu; Máy móc thiết bị điện; Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp chế biến.
TS Nguyễn Đào Tùng – Phó giám đốc Học viện Tài chính lại cảnh báo các học sinh quan tâm quá nhiều tới một số ngành được xem là “hot” nhưng lại không biết lĩnh vực ngành nghề nào sẽ “bùng nổ” trong một tương lai gần.
Ông Tùng đưa ra ví dụ là ngành Quản trị du lịch – khách sạn là một ngành sẽ được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới và có tiềm năng lớn trong việc thu hút nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Trong số những nghề sẽ “bùng nổ”, ông Tùng cho rằng nghề đầu bếp cũng rất có tiềm năng. Trong khi để trở thành một đầu bếp được săn đón với mức lương cao lại không nhất thiết phải học đại học mà có thể tìm kiếm ngành đào tạo ở khối trường cao đẳng, trường nghề – nơi có ưu thế trong việc dạy kỹ năng thực hành, gắn liền với nhu cầu việc làm trong xã hội.
Mơ hồ chọn nghề
Đa số học sinh chọn nghề dựa theo sở thích, theo bạn, chưa nhiều em quan tâm cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Không ít học sinh THPT vẫn chưa hiểu biết hết về ngành, nghề để có sự lựa chọn đúng. (Ảnh minh họa)
Chọn trường theo bạn
Ông Trần Hữu Linh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết, trường thành lập ban tư vấn tuyển sinh, cập nhật thông tin tuyển sinh của các trường ĐH lên trang website của trường; các trường ĐH cử cán bộ về trường tư vấn, tư vấn trực tuyến. Ngoài ra, nhà trường cũng mời chuyên gia, giảng viên về trường để nói chuyện, định hướng nghề nghiệp học sinh.
"Có em thích ngành Kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương nhưng khi thầy cô đánh giá, có thể năng lực của em chưa đạt mức điểm tuyển sinh thì em quay ra chọn ngành khác điểm thấp hơn rất nhiều để có cơ hội trúng tuyển. Như vậy, em đang chọn trường, chứ không phải chọn ngành.
Hay một số em có tâm lý đi học theo bạn, bạn đăng ký ngành nào mình cũng học ngành đó cho vui, chưa biết quan tâm đến vấn đề việc làm sau 4 năm ĐH", ông Linh nói. Theo ông sau khi được chuyên gia tư vấn, định hướng và cung cấp thông tin ngành nghề, nhiều em cho biết suy nghĩ lại việc chọn ngành, nghề.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Sào Báy (Hòa Bình) chia sẻ, trường có khoảng 230 học sinh lớp 12. Trước đó, Trung tâm tư vấn hướng nghiệp của tỉnh về tư vấn cho học sinh về lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Đa số học sinh chọn chỉ đăng ký thi xét tốt nghiệp và đi làm ngay để kiếm thu nhập. Số học sinh đăng ký thi để xét tuyển ĐH được hướng nghiệp, chọn những ngành phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của địa phương như ngành nghề liên quan kỹ thuật nông nghiệp, thú y...
Ở thành phố, nhiều học sinh quan tâm những ngành nghề mới, có xu hướng phát triển và quan tâm vấn đề đầu ra. Tuy nhiên, không ít em thờ ơ với tương lai, chọn trường theo bạn, chọn vì "bố mẹ muốn thế", thậm chí có em không có ước mơ, mong muốn theo đuổi bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào.
Chưa hiểu về ngành, nghề
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, nói rằng, chọn được nghề phù hợp giữa sở thích, đam mê, khả năng đầu ra việc làm và năng lực là rất khó, do đó, thực tế những năm trước, có những em học đến năm thứ 2 hoặc học xong ĐH vẫn quay ra học nghề. Ông Ngọc cho rằng, vấn đề học ngành gì, nghề gì sau này đảm bảo đầu ra việc làm rất quan trọng, nếu chọn theo bạn hoặc không tìm hiểu thực tế, sinh viên ra trường rất dễ thất nghiệp.
TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), cho biết, hiện nay, danh mục nghề nghiệp có tới 900 nghề nhưng học sinh chưa tiếp cận được hết. Nhiều em học đến lớp 12 vẫn chưa biết mình muốn làm nghề gì. Theo ông Đông, cần phải đưa giáo dục, định hướng nghề nghiệp vào trường học để học sinh làm quen và có định hướng nghề từ sớm.
Trần Thị Thuỳ Linh, học sinh lớp 12 tại Nam Định đặt câu hỏi với giáo viên dạy trực tuyến: "Em thích ngành công nghệ thông tin nhưng băn khoăn không biết chọn trường nào. Nếu chọn ĐH Bách khoa em không tự tin sẽ đỗ, chọn trường khác em không thích. Vì thế, em có nên theo đuổi ngành mình thích không hay chọn phương án khác đảm bảo an toàn?". Trong khi đó, một câu hỏi thường gặp trong các buổi tư vấn tuyển sinh là: "Em nên chọn ngành gì để có việc làm thu nhập tốt?".
Bí kíp chọn ngành học trong công cuộc chuyển đổi số Mùa tuyển sinh 2021 đang đến gần, học sinh lớp 12 ngoài việc gấp rút ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi còn đặc biệt quan tâm tới chọn ngành, chọn nghề. Trong đó, câu chuyện chuyển đổi số đang được nhắc đến nhiều ở tất cả lĩnh vực đã tác động trực tiếp đến sự lựa chọn này. Học sinh cần...