Những ngân hàng nào đã giảm lãi suất kể từ sau Tết đến nay?
Đúng như kỳ vọng, mặt bằng lãi suất đã có dấu hiệu giảm nhẹ sau Tết Nguyên đán, không chỉ trên thị trường liên ngân hàng, mà đã bắt đầu có một số ngân hàng chủ động điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi trên thị trường dân cư. Đâu là động lực dẫn dắt xu thế này?
INhững ngân hàng giảm đầu tiên sau Tết
Khung lãi suất tiền gửi của ngân hàng Bắc Á có hiệu lực từ ngày 25/2 đã ghi nhận sự điều chỉnh giảm đều 0,1% đối với các kỳ hạn từ 9 tháng trở lên. Cụ thể, lãi suất huy động vốn kỳ hạn 9 – 11 tháng giảm từ 7,9% xuống 7,8%; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 8,1% xuống 8%. Các kỳ hạn dài như 13 tháng, 15, 18, 24 và 36 tháng cũng đều giảm từ 8,2% xuống 8,1%, sau lần điều chỉnh tăng mạnh 0,5% vào nửa cuối tháng 1. Như vậy, sau lần điều chỉnh tăng liên tiếp trong suốt thời gian qua, đây là lần điều chỉnh giảm trở lại đầu tiên của ngân hàng này.
Một ngân hàng khác cũng vừa điều chỉnh giảm đều 0,2% lãi suất huy động vốn từ ngày 27/2, tập trung tại các kỳ hạn 6 tháng trở lên là ngân hàng GPBank. Cụ thể, tiền gửi kỳ hạn 6 tháng giảm từ 7,1% xuống 6,9%; kỳ hạn 7-8 tháng giảm từ 7,15% xuống 6,95%; kỳ hạn 9 tháng giảm xuống 7%. Các kỳ hạn dài hơn như 12 tháng giảm xuống 7,1%; 13 tháng giảm xuống 7,2%; kỳ hạn 15, 18 và 24 tháng cũng giảm từ 7,3% xuống 7,1%. Riêng kỳ hạn 36 tháng chỉ giảm 0,1% xuống 7,1%.
Trước đó khung lãi suất của ngân hàng MSB có hiệu lực từ 21/2 lại chứng kiến những diễn biến trái chiều. Cụ thể trong khi tiền gửi kỳ hạn 7-8 tháng giảm 0,1% xuống 6,8%, thì tiền gửi kỳ hạn 1,2 và 3 tháng tăng đều 0,1% lên lần lượt 5,1%, 5,2% và 5,3%. Tiền gửi kỳ hạn 9 tháng, 12 tháng và 13 tháng cũng tăng đều thêm 0,1% lên tương ứng 6,9%, 7,0% và 7,1%. Đáng chú ý là các kỳ hạn dài hơn chứng kiến mức tăng dài hơn, như lãi suất tiền gửi 15 tháng tăng 0,15% lên 7,2%; 18 tháng tăng 0,3% lên 7,4%; kỳ hạn 24 và 36 tháng đều tăng mạnh 0,7% lên 7,5%.
MSB có động thái điều chỉnh lãi suất trái chiều ở các kỳ hạn
Thấy gì qua diễn biến trên?
Thứ nhất việc một số ngân hàng đầu tiên chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho thấy dòng tiền gửi từ dân cư đã quay trở lại hệ thống ngân hàng đúng như dự báo. Thực tế cho thấy lượng tiền thanh toán lẫn tiết kiệm tại nhiều ngân hàng đã tăng vọt ngay từ những ngày cận Tết cho đến giai đoạn đi làm lại sau thời gian nghỉ Tết.
Video đang HOT
Ngoài ra, lượng thanh khoản của hệ thống cũng dồi dào trở lại giúp tác động tích cực lên mặt bằng lãi suất, khi NHNN thời gian qua cung ứng một lượng lớn tiền đồng thông qua kênh mua ngoại tệ và thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng. Bằng chứng là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng hạ nhiệt nhanh kể từ sau khi nghỉ Tết.
Ngược lại, nhu cầu vay vốn sau Tết Nguyên đán thường rất thấp, do tâm lý e ngại cũng như yếu tố mùa vụ. Thời điểm đầu năm các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm thường khá trì trệ, nên các ngân hàng cũng không có nhu cầu huy động vốn mạnh để tài trợ cho hoạt động tín dụng.
Thứ hai là các ngân hàng trên chủ yếu điều chỉnh lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở lên. Nguyên nhân là do các kỳ hạn từ 6 tháng không chịu quy định về trần lãi suất, do đó nhiều ngân hàng trước đây đã điều chỉnh tăng mạnh khá cao so với các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, nhằm cạnh tranh thu hút huy động vốn. Nay trong bối cảnh thanh khoản ổn định trở lại, nên các ngân hàng chủ động giảm lãi suất ở các kỳ hạn này.
Thứ ba là với trường hợp của MSB tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh các kỳ hạn dài, cho thấy nhu cầu huy động vốn trung dài hạn liên tiếp hiện vẫn rất cao, khi mà tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã chính thức giảm từ 45% về 40% kể từ đầu năm nay. Nếu như một số ngân hàng khác trước đó đã tăng được vốn điều lệ hoặc chủ động phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và tăng đáng kể lượng vốn trung dài hạn, thì những ngân hàng còn lại nếu không thể sử dụng các giải pháp trên buộc phải đẩy mạnh lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài.
Đáng lưu ý là nhà điều hành cũng đang chuẩn bị có một số chính sách để hỗ trợ nhóm ngân hàng yếu kém và nhóm ngân hàng hỗ trợ, mà dự thảo về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, theo đó có thể áp dụng tỷ lệ 0% cho các ngân hàng yếu kém và giả cho nhóm ngân hàng hỗ trợ cũng được kỳ vọng sẽ giảm áp lực lên lãi suất.
Như GPBank hiện nằm trong nhóm có thể áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, nếu dự thảo này sớm được thông qua và đi vào hiệu lực, thì GPBank sẽ giải phóng được một lượng vốn đang nằm tại NHNN dưới dạng dự trữ bắt buộc, từ đó giúp gia tăng nguồn vốn kinh doanh và tác động tích cực lên lãi suất của ngân hàng này.
Theo thegioitiepthi.vn
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất ngân hàng liệu có giảm?
Tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của TCTD bị kiểm soát đặc biệt có thể sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
Đây là một trong những nội dung đang được đưa ra lấy ý kiến tại Dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng có thêm tiền để cho vay
Chiếu theo quy định của Dự thảo Thông tư, những TCTD được kiểm soát đặc biệt sẽ không phải đóng dự trữ bắt buộc. Những TCTD này bao gồm: Ngân hàng Đông Á (Dong A Bank - sau khi bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015 và tiến hành tái cơ cấu), 3 ngân hàng thương mại mà NHNN mua lại giá 0 đồng là: Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng Xây dựng (CB Bank) và Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP Bank).
Còn các TCTD hỗ trợ sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt theo quy định.
Theo quy định hiện hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng đối với VND là 3%, ngoại tệ là 8%; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đối với VND là 1% và ngoại tệ là 6%. Như vậy, những TCTD được giảm 50% dự trữ bắt buộc thì tỷ lệ này chỉ còn tương ứng là 1,5% và 0,5% (VND); còn 4% và 3% (ngoại tệ).
Nếu như trước đây ngân hàng huy động được 100 đồng, trước phải gửi lại 3 đồng cho NHNN thì nay chỉ phải gửi lại 1,5 đồng, còn lại 98,5 đồng để đưa ra thị trường thay vì 97 đồng như trước đó. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc được coi như một cách để hỗ trợ các ngân hàng tham gia tái cơ cấu.
Một số phân tích cho rằng việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp những ngân hàng được ưu đãi có nhiều vốn hơn để đẩy ra thị trường, từ đó góp phần giảm lãi suất cho vay.
Ba ngân hàng lớn đang hỗ trợ các TCTD yếu kém
Hiện tại, các TCTD hỗ trợ gồm có BIDV (hỗ trợ DAB), Vietcombank (hỗ trợ CB) và Vietinbank (hỗ trợ Oceanbank, GP bank). Đây là 3 ngân hàng có tổng số dư tiền gửi khách hàng chiếm tới trên 40% tiền gửi toàn hệ thống. Với thị phần lớn như vậy, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp mặt bằng lãi suất giảm xuống.
Nhưng lãi suất liệu có giảm?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán SSI, trên thực tế, thông tin này sẽ không có nhiều tác động đến chính sách tiền tệ.
Nguyên nhân thứ nhất là do từ dự thảo đến thực tế có độ trễ thời gian khá lớn và ngay cả trong trường hợp được ban hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giảm của từng ngân hàng sẽ còn phụ thuộc vào khoản hỗ trợ thực tế. Khoản hỗ trợ thực tế sẽ được xem xét và chấp thuận rất chặt chẽ và có thể thấp hơn nhiều con số 50%.
Thứ hai là tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện tại đã ở mức rất thấp (3% với tiền gửi VND dưới 12 tháng và 1% với tiền gửi VND từ 12 tháng trở lên), vì vậy nếu có giảm xuống 50% thì con số cũng là không đáng kể.
Thứ ba, tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định là mức tối thiểu. Thực tế các NHTM có thể gửi NHNN vượt con số này và được hưởng lãi trên phần vượt, vì vậy việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu không đồng nghĩa với việc sẽ có một lượng tiền tương ứng.
Ngoài ra, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cũng cho rằng điều kiện để các TCTD được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc rất khắt khe, vì vậy có thể TCTD mặc dù có tham gia hỗ trợ TCTD yếu kém cũng chưa chắc đã được hưởng quy định.
Ngoài ra, một số chuyên gia lại cho rằng việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể tạo một sân chơi không công bằng. Vì vậy, NHNN nên có những công cụ khác để bù đắp các TCTD đang hỗ trợ TCTD yếu kém, như giảm lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu...), "đẩy" những khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại NHNN về cho những ngân hàng thương mại tham gia hỗ trợ.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng ngay cả với các TCTD được mua lại với giá 0 đồng và TCTD yếu kém cũng nên áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như các ngân hàng khác, và có những chính sách khác để hỗ trợ họ.
Bởi, theo vị chuyên gia, dự trữ bắt buộc có 2 tác động, thứ nhất là dự trữ để ngân hàng thương mại giữ thanh khoản; thứ hai là công cụ để NHNN ảnh hưởng chính sách tiền tệ.
"Đây là công cụ bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng bên cạnh công cụ lãi suất và công cụ thị trường mở" - vị chuyên gia cho hay.
Theo anninhthudo.vn
Đầu tư dài hạn với quỹ mở có thật sự hiệu quả? Quỹ mở được ra đời ở Việt Nam từ cuối năm 2012. Tuy nhiên, đến nay, quỹ mở vẫn còn là một khái niệm mới đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân (NĐT) tại Việt Nam. Đặc biệt, nhiều NĐT vẫn còn băn khoăn không biết nên đầu tư bao lâu với quỹ mở để thực sự có hiệu quả? Các quỹ...