Những nền giáo dục tốt nhất thế giới
Phần Lan và Hàn Quốc lần lượt chiếm vị trí số 1 và 2 trong bảng xếp hạng hệ thống giáo dục của 40 quốc gia, vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển.
Bảng xếp hạng trên nằm trong một nghiên cứu hệ thống giáo dục của 40 quốc gia, vùng lãnh thổ vừa được công ty giáo dục Mỹ Pearson công bố. Nghiên cứu này so sánh từ chi tiêu công cho giáo dục, tuổi đến trường, lương giáo viên, tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ tốt nghiệp THPT và đại học, theo báo The Telegraph. Nghiên cứu còn so sánh tỷ lệ thất nghiệp quốc gia, GDP, tuổi thọ…Theo đó, Phần Lan và Hàn Quốc đang nổi lên là “những cường quốc giáo dục”, dù hệ thống giáo dục của họ khác nhau.
Hàn Quốc được cho là có hệ thống giáo dục cứng nhắc và chú trọng thi cử, trong khi hệ thống giáo dục Phần Lan lại linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đều chú trọng đào tạo giáo viên giỏi, xem trọng trách nhiệm và có một “sứ mệnh đạo đức” nhằm đề cao nỗ lực đào tạo.
Video đang HOT
Đại học Kinh tế Hanken – Phần Lan
Theo sau Phần Lan và Hàn Quốc lần lượt là Hồng Kông, Nhật, Singapore, Anh, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ và Canada. Trong khi đó, Úc và Mỹ lần lượt được xếp ở vị trí 13 và 17.
Ở khu vực Đông Nam Á, ngoài Singapore, Thái Lan và Indonesia cũng lọt vào bảng xếp hạng nói trên, lần lượt chiếm vị trí 37 và 40. Trưởng cố vấn giáo dục Michael Barber của Pearson nhận định với BBC rằng những nước được xếp hạng cao cọi trọng giáo viên và có một “văn hóa” giáo dục. Theo nghiên cứu, sự thành công của các nước, vùng lãnh thổ ở châu Á trong bảng xếp hạng trên phản ánh giá trị cao của giáo dục và những kỳ vọng của cha mẹ. Nghiên cứu được đăng tạihttp://thelearningcurve.pearson.com.
Nghiên cứu còn nêu ra một số bài học cho các nhà hoạch định chính sách. Theo đó, ném tiền vào giáo dục hiếm khi cho ra kết quả như ý muốn và thay đổi mang tính cá nhân cũng ít có tác động lớn. Giáo dục đòi hỏi sự chú ý mang tính hệ thống, tập trung, nhất quán và lâu dài mới có thể đạt sự tiến bộ. Kế đến là giáo viên giỏi rất quan trọng đối với nền giáo dục chất lượng cao. Việc phát hiện và giữ chân họ chưa hẳn là vấn đề lương cao. Thay vào đó, giáo viên cần được đối xử như những nhà chuyên nghiệp, chứ không phải là những kỹ thuật viên trong cổ máy giáo dục khổng lồ. Ngoài ra, hệ thống giáo dục cần xem xét những kỹ năng nào mà người học cần trong tương lai để dạy.
Minh Trung
Theo thanh niên
Hà Nội: quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa họp với đại diện các quận, huyện trên địa bàn để triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục tới năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo quy hoạch này, tới năm 2015 số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt 35%, mẫu giáo đạt 90%, trẻ 5 tuổi đi học đạt 100%. Tỉ lệ này vào năm 2020 là 60% với nhà trẻ, 95% với mẫu giáo, duy trì 100% trẻ 5 tuổi đi học. Năm 2015, cơ bản trường tiểu học ở Hà Nội được đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại. Năm 2020 sẽ giảm sĩ số bình quân của các trường tiểu học, THCS xuống còn 35 học sinh/ lớp. Bậc THPT giảm sĩ số xuống 40 học sinh/lớp.
Theo chỉ tiêu cụ thể của quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020 tầm nhìn 2030, mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị có ít nhất 1 trường mầm non công lập kiên cố, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS công lập, đảm bảo khu vực có từ 3-5 vạn dân có 1 trường THPT. Quy mô trường mầm non không quá 20 nhóm lớp/trường; trường tiểu học không quá 30 lớp/trường; trường THCS, THPT không quá 45 lớp/trường.
Từ năm 2011-2030, Hà Nội sẽ cải tạo và xây mới 724 trường mầm non, 234 trường tiểu học, 108 trường THCS và 112 trường THPT. Dự tính sẽ cần gần 18 triệu m2 đất để xây dựng trường học tới năm 2030. Trong đó, giai đoạn 2012- 2020 cần trên 12 triệu m2 để xây mới 633 trường học, với tổng kinh phí trên 31.000 tỉ đồng...
VĨNH HÀ
Theo tuổi trẻ
Xót xa giáo viên mầm non "ém" nghề Với suy nghĩ bậc mầm non là bậc học thấp nhất trong hệ thống giáo dục, công việc ít được coi trọng nên không ít người ngại ngần khi giới thiệu mình là... cô giáo mầm non. Ngại kể về nghề Những khi gặp gỡ mọi người, cô giáo trẻ N.T.M, giáo viên (GV) một trường mầm non ở Q.8, TPHCM rất ngại...