Những nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới
QS Top Universities vừa công bố bảng xếp hạng các hệ thống giáo dục đại học hàng đầu thế giới. 3 nước châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nằm trong top 10.
Mỹ dẫn đầu bảng xếp hạng năm nay. Với số lượng lớn các trường đại học hàng đầu thế giới, Mỹ cũng giữ vị trí số 1 ở tất cả 4 tiêu chí, sức mạnh hệ thống, mức độ truy cập, trường hàng đầu và kinh tế. 3 trường tốt nhất của Mỹ trong năm 2016 theo đánh giá của QS là Viện Công nghệ Massachusetts, Stanford và Harvard. Ảnh: Harvard.edu.
Anh xếp thứ hai. Tuy nhiên, nước này chỉ đứng thứ 3 về mặt kinh tế và thứ 5 về mức độ truy cập. Anh nổi tiếng với những trường như Cambridge, Oxford, College London. Ảnh: Cam.ac.uk.
Đứng thứ 3 trong danh sách là Đức. Tuy nhiên, nếu xét trên tiêu chí những đại học hàng đầu, nước này chỉ xếp thứ 13. Đây là hệ thống giáo dục đại học không nói tiếng Anh nổi tiếng nhất thế giới. Số lượng sinh viên quốc tế học tập tại Đức chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Ảnh: Alamy.
Australia cũng là một trong những hệ thống giáo dục mạnh nhất thế giới. Nước này đứng thứ 2 về mức độ truy cập, thứ 5 về những trường đại học hàng đầu, thứ 6 về sức mạnh hệ thống và thứ 7 về kinh tế. Ảnh: Getty.
Canada xếp thứ 5 trong danh sách. Bên cạnh chất lượng đào tạo cao, nước này còn thu hút sinh viên quốc tế bởi cảnh quan đẹp cùng nền văn hóa đa dạng. Hai trường tốt nhất Canada theo đánh giá của QS là Đại học McGill và Đại học Toronto. Ảnh: Blogspot.
Video đang HOT
Dù chỉ đứng thứ 8 về tiêu chí sức mạnh toàn hệ thống, Pháp vẫn giữ vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng những hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới năm nay. Thế mạnh của Pháp nằm ở các ngành Nghiên cứu học thuật và Nghệ thuật. Ảnh: THE.
Hà Lan xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay ở vị trí thứ 7. Đây là một trong những nền giáo dục đại học lâu đời nhất thế giới với các trường có lịch sử hoạt động từ thế kỷ 16. Bên cạnh đó, nước này cũng có các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới như Đại học Amsterdam, Đại học Công nghệ Delft hay Đại học Leiden. Ảnh: UVA.
Trung Quốc đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng các hệ thống giáo dục đại học năm 2016 của QS. Các trường tốt nhất nước này là Đại học Thanh Hoa (thứ 5 châu Á, thứ 24 thế giới), Đại học Bắc Kinh (thứ 9 châu Á, thứ 39 thế giới) và Đại học Phục Đán (thứ 11 châu Á và 43 thế giới). Ảnh: Pku.edu.cn.
Hàn Quốc đứng thứ 9 trong danh sách những hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới. Nước này có hơn 370 cơ sở cung cấp đào tạo bậc cao, trong đó có 179 đại học tư thục và 43 đại học công lập. Ảnh: Study Abroad 101.
Nhật Bản là nước châu Á thứ 3 xuất hiện trong danh sách 10 hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới năm nay do QS bình chọn. Với mục tiêu thu hút 300.000 du học sinh, chính phủ nước này luôn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống cho sinh viên quốc tế, từ việc nới lỏng quy trình ứng tuyển đến việc tạo thêm cơ hội việc làm. Theo QS, 3 trường hàng đầu Nhật Bản là Đại học Tokyo, Đại học Kyoto và Đại học Osaka. Ảnh: U-tokyo.ac.jp.
Theo Zing
Cuộc sống của sinh viên trường đại học hàng đầu thế giới
Tại Oxford, đại học hàng đầu thế giới, sinh viên phải học tập vất vả để cạnh tranh với những cá nhân ưu tú, đồng thời dành thời gian giải trí nhằm cân bằng cuộc sống.
Erin Lorelie Young hiện là sinh viên năm nhất khóa nghiên cứu sinh tiến sĩ về Giáo dục tại Đại học Oxford. Cô từng theo học trường Downing thuộc Đại học Cambridge trước khi chuyển sang học thạc sĩ và tiến sĩ ở Oxford.
Young sống cùng 4 người bạn trong khu ký túc gần Brasenose, một trong 35 trường thuộc Oxford.
Cô thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho buổi học, thường bắt đầu lúc 9h30. Học kỳ này, Young phải làm 4 tiểu luận nên thường xuyên thảo luận với các giáo sư hướng dẫn. Để hoàn thành mỗi tiểu luận trong hai tuần theo đúng kế hoạch, cô dành thời gian nghiên cứu từ 9h đến 17h.
Mỗi tuần, Young có hai buổi hội thảo kéo dài 3 tiếng với các sinh viên khoa Giáo dục để thảo luận về tiến trình và phương pháp nghiên cứu. Cô cho biết, mặc dù mỗi người tập trung chủ đề khác nhau, buổi hội thảo tương tự như một nhóm làm việc hỗ trợ lẫn nhau.
Là nghiên cứu sinh tiến sĩ, Erin Lorelie Young hầu như không phải tham gia buổi học nào nhưng cô thường xuyên tham dự các buổi nói chuyện, thuyết giảng được tổ chức cho sinh viên toàn trường.
Bên cạnh việc học, Young còn làm thêm công việc trợ lý nghiên cứu tại Viện Internet Oxford. Thông thường, cô chỉ làm từ 1,5 đến 2 ngày mỗi tuần, thời gian làm việc linh hoạt nhưng cô vẫn có văn phòng riêng. Ngoài ra, nữ nghiên cứu sinh có thể tham dự các hội thảo, diễn thuyết do Viện tổ chức.
Ngoài giờ làm việc và nghiên cứu, Young dành thời gian đọc sách tại Bodleian - thư viện lớn thứ hai ở Anh. Đây cũng là một trong những địa điểm yêu thích của cô ở Oxford. Nó cũng khá quen thuộc với người hâm mộ phim Harry Potter khi xuất hiện trong loạt phim với cảnh thư viện của trường Hogwarts.
Sau thời gian nghiên cứu vất vả, Young ăn trưa và tối ở nhà ăn Brasenose. Đại học Oxford hỗ trợ tiền ăn cho sinh viên sau đại học. Young chỉ phải trả 5 bảng tiền ăn cho 3 khóa học. Thỉnh thoảng, vào những ngày đẹp trời, nữ tiến sĩ tương lai cùng bạn bè tụ tập, ăn đồ nướng thay vì đến nhà ăn của trường.
Mặc dù lịch trình học tập, nghiên cứu khá bận rộn, Young vẫn cố thu xếp thời gian để theo đuổi công việc người mẫu. Cô cũng cùng các người mẫu chuyên nghiệp và nghiệp dư biểu diễn tại Tuần lễ Thời trang Oxford. Công việc này là đam mê, đồng thời giúp nữ nghiên cứu sinh kiếm thêm thu nhập.
Thỉnh thoảng, cô cùng bạn bè chơi thuyền trên sông Cherwell. Đại học Oxford có thuyền riêng nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của sinh viên. Đương nhiên, họ phải tự chèo.
Ngoài ra, Erin Lorelie Young còn tham gia các nhóm, hoạt động ngoại khóa. Và như một phần của Đại học Oxford, cô cũng cùng các sinh viên khác thức xuyên đêm để kỷ niệm ngày lễ được gọi là May Day. Mặc dù một đêm không ngủ, họ vẫn rất tươi tắn.
Theo Zing
Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình Các trường sẽ phải thiết kế lại chương trình dựa trên cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên của mình. Với việc ban hành Khung hệ thống giáo dục quốc dân cho phép rút ngắn thời gian đào tạo các bậc ĐH, CĐ xuống 1 năm và Khung trình độ quốc gia, các trường sẽ phải thiết kế lại chương...