Những món ngon ở Lào cai bạn sẽ nhớ mãi sau khi ăn
Đến với mảnh đất vùng Tây Bắc, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm các món ăn độc đáo từ nguyên liệu, cách chế biến đến tên gọi.
CUỐN SỦI
Cuốn sủi khá giống với món phở Tíu. Ảnh: Lam Linh.
Cuốn sủi còn được gọi với cái tên phở khan, khá giống với món phở Tíu. Cũng là bánh phở trắng mềm dưới bát, phía bên trên lớp phở được rắc chút mỳ bằng củ dong rang giòn cùng thịt bò, gia vị được nấu sền sệt thành một thứ nước sốt có hương vị riêng. Trên cùng của bát cuốn sủi là hạt tiêu, lạc, rau thơm và vài lát ớt.
Ở Lào Cai, có rất nhiều quán hàng cuốn sủi và nhà hàng chế biến món ăn kiểu người Hoa. Nhưng đa phần những khách đi tàu lên Lào Cai thường dừng lại ở ngay quán ăn chỉ cách ga có vài bước chân. Tại đây, trong khi chờ đợi món cuốn sủi, bạn có thể tranh thủ vệ sinh cá nhân và chuẩn bị hành lý cho chuyến đi khám phá mảnh đất Lào Cai.
THỊT LỢN CẮP NÁCH
Dồi lợn cắp nách nhỏ nhưng ‘có võ’. Ảnh: alobacsi.
Một điều thú vị khác của ẩm thực Lào Cai là các món ăn chế biến từ thịt lợn cắp nách thơm ngon, giàu dinh dưỡng, đủ các món nướng, luộc, dồi, giả cầy, sườn nấu canh, lạp xường, thịt hun khói. Rồi lợn sữa quay, vịt quay, thơm ngon tạo nên không khí nhộn nhịp, sôi động.
PHỞ CHUA BẮC HÀ
Phở chua quan trọng nhất chính là phần nước chua. Ảnh: Tâm Anh.
Một bát phở chua gồm có bánh phở mới tráng còn ấm nóng, thịt lợn xá xíu, rau sống thái nhỏ, lạc và cuối cùng chan một ít nước chua. Với phở chua, yếu tố quyết định vị ngon chính là nước chua. Theo truyền thống, nước chua được làm từ việc ngâm, trộn rau cải với nước đường và chắt lọc được nước chua. Đây là cả một quy trình khắt khe, mà chất lượng của nước chua phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người làm.
Trước khi ăn, bạn nên bỏ thêm một ít muối hạt vì phở chua sẽ hơi nhạt so với khẩu vị chung của mọi người. Phở chua phải ăn lạnh mới ngon, nên thích hợp ăn vào mùa hè. Mùa đông đến Bắc Hà bạn có thể gặp khó khăn khi muốn tìm món này vì nhiều hàng không bán phở chua.
THẮNG CỐ NGỰA BẮC HÀ
Sẽ rất khó nuốt cho những ai lần đầu ăn thắng cố. Ảnh: hmongcoc.
Món ăn hấp dẫn thu hút đông người nhất phải kể đến thắng cố. Thắng cố thì vùng núi phía Bắc nào cũng có, nhưng ở Lào Cai lại mang một vị riêng đặc sắc không thể lẫn vào đâu được vì được chế biến từ “lục phủ ngũ tạng” của con ngựa. Gia vị kèm theo không thể thiếu gồm thảo quả, địa liền cùng với hạt dổi, củ sả, quế chi… được tẩm ướp với thịt trước lúc đem xào rồi chế nước hầm nhừ trong chảo lớn.
Từ hương vị đặc trưng quyến rũ, chảo thắng cố sôi lục bục trên bếp lửa hồng nhìn khá bắt mắt bởi những miếng thịt, miếng mỡ vàng nhạt, đoạn lòng trăng trắng điểm xuyết những lá hành xanh ngắt dậy mùi thơm của thịt, của gia vị làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Bát thắng cố trở nên lôi cuốn hơn khi được nhấp với thứ rượu thóc San Lùng (Bát Xát), rượu ngô Bản Phố (Bắc Hà) được chưng cất bởi thứ men làm từ cây hồng mi khiến thực khách đắm chìm trong tinh hoa của đất trời ban tặng.
NEM MĂNG ĐẮNG
Video đang HOT
Vỏ nem của món ăn độc đáo này chính là măng vầu đắng. Ảnh: loca.
Món ăn này được chế biến theo bí quyết cổ truyền. Đồng bào lấy những chiếc măng vầu đắng, luộc chín rồi lột lấy những tấm lá bánh tẻ, mềm và dai như những tấm lụa mỏng. Nguyên liệu này dùng như chiếc bánh đa nem thông thường trong món nem rán phổ thông.
Phần nhân của món nem măng đắng được làm từ thịt gà băm nhỏ. Gà phải là gà tơ, trọng lượng mỗi con không quá 0,6-0,7 kg. Thịt và xương được băm nhỏ cùng với củ kiệu, lá hẹ và các gia vị: hạt tiêu, nước mắm. Phần nhân được gói trong lá măng đắng và rán vàng. Món ăn được trình bày ra đĩa nhỏ, trông rất đẹp mắt. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận vị đăng đắng của măng, vị ngọt của thịt gà tơ. Độ dẻo của vỏ nem cộng với cảm giác sậm sựt của nhân nem trong miệng sẽ làm cho thực khách thấy thú vị.
QUẢ TỲ BÀ
Quả tỳ bà chín có vị chua xen lẫn ngọt. Ảnh: T.M.
Quả tỳ bà hay còn gọi là nhót tây, đặc sản của Lạng Sơn, Lào Cai về tới Hà Nội có giá bán lẻ khá cao nhưng vẫn được nhiều khách thủ đô đặt mua vì tò mò. Quà tỳ bà chín vàng có mùi thơm mát, vị ngọt hoặc ngọt chua (ngọt nhiều hơn chua), là loại quả trồng trong vườn nhà của người dân đồng bào vùng cao. Quả này ngâm đường ăn sẽ chữa được viêm họng và phòng cảm cúm rất tốt trong mùa lạnh.
THỊT LỢN MUỐI
Thịt lợn muối có thịt giòn, rắn chắc. Ảnh: dulichvietnam.
Trong các món ngon được chế biến từ thịt lợn thì thịt lợn muối là một trong những món ngon trong danh mục ẩm thực của đồng bào vùng cao Lào Cai. Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của giềng và ớt, vị thơm của quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không.
Đồng thời, một vị đặc trưng của thịt lợn muối là vị chua hoà lẫn vị mặn của muối, miếng thịt giòn và rắn chắc. Thịt lợn muối làm giảm đi độ béo và ngấy của mỡ. Khi ăn, chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã ăn quá nhiều đồ ăn khác mà không có cảm giác ngon. Thịt lợn muối là món ăn dân dã của người dân vùng cao đặc biệt là người Tày ở Bảo Yên.
RƯỢU SAN LÙNG
Rượu San Lùng có thể dùng để làm quà. Ảnh: ruousanlung.
Rượu San Lùng hương thơm, vị đậm đà mau làm lan toả sự đê mê tới lục phủ ngũ tạng, tới chân tơ kẽ tóc. Sau tiệc rượu, ta có cảm giác lâng lâng sảng khoái, không u mê đau đầu. Mới một giọt đã mềm môi, làm ta muốn thêm giọt nữa.
Rượu San Lùng được chế biến rất công phu. Nguyên liệu tuyển chọn kỹ từ thóc nương vào sữa ở độ dẻo. Trước khi nấu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược. Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm, có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu.
NẤM CHÂN CHIM
Nấm chân chim có hình dáng lạ, đẹp mắt và được bán với giá rất rẻ. Ảnh: loca.
Những gùi nấm nặng trĩu được các thiếu nữ Mông mang đến chợ bán thành một dãy riêng. Nấm được để trong gùi hoặc bày trên các tấm vải, trải trên thảm cỏ. Chẳng cần cân đo chính xác, các cô gái cứ đong từng bát đầy, bán với giá bình dân: hai nghìn đồng một bát. So với các loại rau xanh khác ở chợ, nấm chân chim bao giờ cũng được bán hết nhanh nhất.
Nấm mua về đem xào hoặc nấu canh với thịt. Thưởng thức hương vị ngọt ngào của nấm, người ăn sẽ có kỷ niệm khó quên về Bắc Hà. Ngoài công dụng làm thực phẩm, nấm chân chim còn có nhiều lợi ích khác, được liệt vào loại dược liệu quý.
Ăn gì khi đến Sapa - Lào Cai?
Sapa điểm đến khá quen thuộc của nhiều bạn trẻ nhưng liệu bạn đã biết Ăn gì khi đến Sapa - Lào Cai? Điểm qua những món đặc sản dưới đây để không bỏ lỡ khi đến "nơi gặp gỡ đất trời" này nhé!
Món ngon Sapa - Xiên nướng Sapa
Trong rất nhiều cái thú được nhâm nhi, hưởng thụ ẩm thực của khách du lịch sapa trong những chuyến du lịch dài ngày tại đây, thì đồ nướng Sapa đang trở thành một "thương hiệu" rất riêng biệt, không thể lẫn với các địa phương khác.
Nhiều khách du lịch nói rằng: Nếu đến Sa Pa mà không thưởng thức đồ nướng thì quả thật chưa thực sự khám phá được hết sự độc đáo, phong phú và thi vị của văn hoá ẩm thực Sapa.
Món ngon Sapa - Thịt lợn cắp nách
Món ngon Sapa - Thịt lợn cắp nách
Một đặc sản Sapa mà nhiều du khách truyền tai nhau là thịt lợn cắp nách. Sở dĩ gọi là lợn cắp nách vì đó là giống lợn nuôi thả rông của đồng bào Mông, lâu lâu người dân thường cắp vào nách đem ra chợ bán. Giống lợn này nhỏ, chỉ khoảng 5-6kg/con nhưng thịt thơm và rất chắc.
Thịt lợn cắp nách ngon nhất là để nguyên con quay hoặc hướng trên than hồng. Khi chín miếng thịt lợn vàng ươm, thơm mùi than hồng lại ngọt và mềm hiếm thấy. Miếng thịt có một lớp bì giòn tan, rồi đến một lớp thịt nạc rất mềm, ngọt lịm, trong cùng là phần xương cũng rất nhỏ và mềm, thậm chí còn có thể ăn được nếu không quá cứng. Thịt lợn cắp nách nướng mà nhâm nhi cùng với rượu táo mèo thì chính là "tuyệt cú mèo" sẽ khiến bạn không thể nào quên được.
Món ngon Sapa - Cá hồi, cá tầm Sapa
Món ngon Sapa - Cá hồi, cá tầm Sapa
Trong tiết trời lạnh của Sapa, được ngồi thưởng thức một nồi lẩu cá hồi nóng hổi, thơm phức cùng rất nhiều loại rau tươi ngon của vùng đất xứ lạnh này thì còn gì tuyệt vời hơn phải không nào?
Ngoài cá hồi ra thì cá tầm cũng cực kỳ nổi tiếng ở Sapa. Cá tầm nhập khẩu từ nước ngoài thường béo, thịt không chắc và thơm như cá tầm ở Sapa. Món gỏi cá tầm hay cá tầm nướng than là những món ăn cực ngon mà du khách đến Sapa đã một lần thưởng thức là không thể nào quên được hương vị đó.
Món ngon Sapa - Thắng cố
Món ngon Sapa - Thắng cố
Thắng cố là đặc sản của người Mông, thường có ở các bản làng và các phiên chợ của người Mông. Thắng cố Sapa chế biến chủ yếu từ ngựa, một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào.
Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu,... Ăn thắng cố phải uống cùng rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Khi đồ ăn thức uống hòa quyện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên.
Món ngon Sapa - Cá suối nướng
Món ngon Sapa - Cá suối nướng
Nếu bạn đã một lần ăn cá suối nướng trên than củi ở Sapa thì chắc chắn bạn sẽ khó quên dư vị của món ăn này. Cá suối được đánh bắt tự nhiên nên thịt ăn rất ngọt và thơm, không hề có vị tanh. Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường chỉ bằng ngón tay.
uối thường nhóm lửa nướng cá bên bờ suối hoặc đem về bán ở chợ. Cá suối được tẩm ướp và chế biến thành món nướng hoặc chiên giòn. Cá chấm kèm với nước mắm pha dấm tỏi, ớt sẽ rất hợp vị.
Món ngon Sapa - Gà đen (gà ác)
Món ngon Sapa - Gà đen (gà ác)
Là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương màu đen. Thịt gà đen chắc, thơm ngon, da giòn mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra, gà đen không những có tác dụng tăng khả năng "chăn gối" mà còn có giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch.
Món nổi tiếng nhất được chế biến từ gà đen của Sa Pa là gà nướng mật ong. Món gà nướng thơm nức mũi ăn cùng lá bạc hà chấm muối tiêu chanh, chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.
Món ngon Sapa - Thịt trâu gác bếp
Món ngon Sapa - Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là thịt trâu xông khói, là một đặc sản của đồng bào Thái đen, là món ă để đãi khách quý và dùng trong các dịp lễ Tết. Thịt trâu gác bếp có màu bên ngoài nâu sẫm, nhưng khi xé ra thì những thớ thịt bên trong có màu hồng hào, tươi tắn rất bắt mắt.
Thịt trâu gác bếp thường được xé nhỏ chấm cùng nước chẳm chéo làm món nhậu khoái khẩu hoặc hấp, luộc qua với nước để thịt mềm sau đó thái nhỏ rồi bày ra đĩa. Ai chưa ăn quen sẽ phải nhăn mặt với vị cay, nồng, mặn, hắc của loại thịt này bởi nó được ướp với khá nhiều loại gia vị nhưng nếu đã ăn quen rồi thì càng ăn càng thấy ngọt, càng thấy thích.
Đùi lợn muối - món chưa ăn chưa biết Tây Ban Nha Bánh mì phết cà chua sống kèm những lát thịt lợn muối mỏng tang không bao giờ thiếu trên bàn ăn của người Tây Ban Nha từ bắc chí nam. Barcelona là điểm dừng đầu tiên trong hành trình tìm hiểu về thịt lợn muối (jamón) ở Tây Ban Nha đầu tháng 9 năm ngoái của tôi. Thành phố biển miền tây Địa...