Những món lẩu ngon cho cuối tuần, ăn là nghiền
Chắc chắn những món lẩu nóng hổi này sẽ đem lại cho cả gia đình bạn một bữa cơm cuối tuần ấm áp.
Món lẩu nấm thanh ngọt sẽ giúp cân bằng lại cơ thể, chuẩn bị năng lượng tràn đầy cho nhịp sống ngày càng hối hả và bận rộn.
Nguyên liệu:
- 300g xương heo
- 100g nấm kim châm; 100g nấm đông cô; 100g tôm tươi; 100g tàu hũ tươi (váng đậu); 100g chả xoắn của Nhật; 100g bắp non
- 1 bó nhỏ rau tần ô (cải cúc); 10g muối; 50g bột nêm; 1kg bún
Thực hiện:
Rửa sạch xương heo. Đặt một chiếc nồi lên bếp, cho xương heo và nước sạch vào xâm xấp mặt xương, mở lửa lớn. Nấu khoảng 5 phút để xương ra chất dơ, tắt bếp và đổ phần nước dơ đi. Sau đó, cho thêm 1.2 lít nước sạch vào, nêm 10g muối, 50g bột nêm và mở lửa vừa, hầm xương trong 45 phút.
Sơ chế nguyên liệu ăn kèm:
Luộc chín, bóc vỏ trứng cút. Bỏ gốc, rửa sạch, để ráo bắp non. Rửa sạch, cắt lát mỏng chả Nhật. Bỏ gốc, rửa sạch nấm kim châm, nấm đông cô và rau tần ô. Rửa sạch, bỏ đầu tôm. Rửa sạch, cắt miếng vừa ăn tàu hũ.
Khi nước lẩu chín, lần lượt cho nguyên liệu vào trụng theo thứ tự bắp non, nấm đông cô, chả Nhật, trứng cút, nấm kim châm, tần ô, tôm và tàu hũ. Lẩu được ăn kèm với bún.
Lưu ý:
- Trong quá trình hầm xương, có thể chú ý vớt bọt bẩn để nước lẩu được trong.
- Không nên trụng rau quá lâu, sẽ khiến rau bị nhũng mất ngon.
Lẩu cháo cá quả
Trời lạnh giá mà được cùng cả nhà thường thức món lẩu cháo cá thơm ngon, hấp dẫn, nóng hổi thì còn gì bằng.
Nguyên liệu:
- Cá quả đồng: 1 con khoảng 1kg; Xương cục: 500g; Gạo nếp 1 phần, gạo tẻ 2 phần đong cỡ bát ăn cơm, thêm khoảng 2 nắm đậu xanh tróc vỏ hoặc để cả vỏ cũng được
- Rau cải cúc, bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cà rốt, nấm kim châm, nấm rơm hoặc nấm hương tươi tùy theo sở thích;
- Thì là, hành lá, tía tô, rau mùi, hành khô, gừng, nước mắm, gia vị, hạt tiêu.
Video đang HOT
- Trứng vịt lộn
Cách làm:
- Xương cục chặt miếng nhỏ chần qua nước sôi ninh lấy nước dùng
- Cá làm sạch, lọc phi lê rồi ướp với hành khô, gừng đập dập cùng gia vị khoảng 30 phút..
- Đầu và xương cá cho vào một cái nồi ninh lấy nước cho vào cháo cho ngọt.
- Phần đuôi và thân trên của cá thái miếng vuông cỡ 1,5×1,5cm để riêng. Phần còn lại thái miếng mỏng và xếp thành hình bông hoa vào đĩa để nhúng dần.
- Các bạn có thể cuốn từng miếng cá bao quanh một nhánh nấm kim châm, dùng cọng hành lá buộc đã chần tái qua nước sôi buộc lại để nhúng chín ăn kèm với cháo.
- Gạo và đỗ ngâm khoảng 1 tiếng rồi vo đãi sạch, để ráo nước cho vào chảo rang hơi vàng để nấu cháo sẽ thơm hơn. Nếu không có thời gian có thể bỏ qua bước này. Cho gạo vào nồi ninh nhừ hoặc ninh bằng nồi áp suất cho nhanh. Bạn có thể thêm ít cà rốt thái hạt lựu nhỏ vào cho màu sắc thêm đẹp nhé!
- Các loại rau và nấm rửa sạch, rau thơm thái nhỏ bày ra đĩa.
- Khi cháo đã nhừ, chế thêm nước ninh xương heo và nước ninh đầu và xương cá vào đun nhỏ lửa trên bếp, vừa đun vừa khuấy đều tay cho cháo thật sánh và nhuyễn. Cho phần cá cắt miếng vuông vào nấu chín, thả vào ít nấm hương và nấm rơm, nêm gia vị vừa ăn cùng một nhánh gừng đập dập, băm thật nhỏ vào cho thơm. Cho thêm vài quả trứng vịt lộn vào sẽ làm cho nồi lẩu cháo thêm ngon ngọt, đậm đà hơn.
- Đặt nồi cháo lên bếp lẩu, đun sôi liu riu vừa ăn vừa tỉa từng cánh hoa cá nhúng chín. Lấy mỗi loại rau thơm một ít vào bát rồi múc cháo nóng vào, rắc hạt tiêu và gắp thêm vài miếng cá chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn nóng.
Kết hợp những miếng cá cuộn nấm kim châm vừa thơm vừa giòn sẽ càng làm tăng thêm mùi vị hấp dẫn cho món lẩu cháo cá quả.
Trong khi ăn thỉnh thoảng bạn phải dùng muôi khuấy nhẹ từ đáy nồi để cháo khỏi bị khê nhé!
Nguyên liệu:
- Xương cục hoặc xương ống: 500g; Chim bồ câu: 2-3 con tùy số lượng người ăn; Nấm các loại
- Một gói các vị thảo mộc mua trong siêu thị
- Cà rốt, cà chua, củ cải, hạt sen, củ sen, dứa (thơm), ngô ngọt, khoai môn, gừng, sả, tỏi,ớt
- Rau muống hoặc ngải cứu, cải thảo, đậu bắp… đậu phụ.
- Gia vị chanh ớt để chấm.
Cách làm:
- Xương chần qua nước sôi, cho vào nồi ninh lấy nước dùng.
- Chim bồ câu vặt lông, rửa sạch chặt miếng vừa ăn hoặc có thể để nguyên con nướng qua cho thơm rồi mới chặt miếng.
- Nấm cắt bỏ phần gốc rửa qua nước muối pha loãng rồi xếp ra đĩa.
- Các loại củ quả cắt miếng nhỏ, cầu kỳ thì tỉa tót cho đẹp mắt.
- Gừng, sả thái chỉ một phần rắc lên trên đĩa thịt chim để trang trí, phần còn lại cho vào nước dùng.
- Cà chua bổ miếng cau xào tái. Chế nước dùng ra nồi lẩu, lần lượt cho các loại củ quả, gói thảo mộc vào cùng với tỏi, hành khô (có thể nướng qua cho thơm), đun sôi nêm nếm gia vị cho vừa.
Khi ăn cho nấm, rau, và thịt chim vào thưởng thức cùng với bún, miến hoặc mỳ. Món lẩu nấm chim câu này đảm bảo cả nhà mê mẩn.
Lẩu mắm là “bản hòa tấu” tổng hợp các đặc sản sông nước với những sản phẩm ruộng đồng. Chính nhờ nguyên liệu phong phú, ngoài sự hấp dẫn về hương vị, món ăn này còn đem lại cho người thưởng thức sự bắt mắt về màu sắc.
Lẩu mắm là một món đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Nó chính là sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa người Khmer và người miền Nam trong quá trình khẩn hoang.
Nguyên liệu :
- 400g xương heo; 200g mắm cá linh; 100g mắm cá sặc; 200g tôm tươi; 200g mực ống; 200g phi lê cá lóc; 200g thịt heo quay; Gia vị: 1 trái cà tím; 1 cây sả; 50g sả băm; 60g bột nêm; 60g đường; Dầu ăn.
- Các loại rau sống: rau nhút, rau đắng, đọt rau muống, bông súng,…
- 1 kg bún
Thực hiện:
Rửa sạch, cắt khoanh tròn cà tím. Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu cùng sả băm vào, mở lửa vừa. Khi sả tỏa mùi thơm, thả cà tím vào đảo đều khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho mắm cá linh và cá sặc cùng 400ml nước vào, mở lửa vừa. Nấu khoảng 10 phút để cá mềm, dẻo thì tắt bếp.
- Đem cá đi lược qua rây, bỏ xác, lấy nước mắm.Rửa sạch xương heo. Đặt một chiếc nồi lớn lên bếp, cho xương cùng nước sạch xâm xấp mặt xương vào, mở lửa lớn. Đun nóng khoảng 5 phút, tắt bếp, đổ bỏ phần nước cặn dơ. Cho thêm 2 lít nước sạch vào, mở lửa nhỏ, tiếp tục hầm xương trong 20 phút.
- Đập dập cây sả. Cho hỗn hợp nước mắm, sả cây, cà tím sả băm cùng 60g bột nêm và 60g đường vào nồi nước dùng, nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Rửa sạch, sơ chế, cắt nhỏ cá lóc, tôm, mực.
- Cắt nhỏ, rửa sạch các loại rau sống ăn kèm.
- Lần lượt cho nguyên liệu vào nước lẩu theo thứ tự rau sống, cá, mực, tôm, heo quay.
Lẩu mắm được ăn kèm với bún.
Chúc các bạn ngon miệng.
3 món lẩu đặc trưng miền Tây ăn một lần nhớ mãi
Ẩm thực miền Tây sông nước mang vị đậm đà, độc đáo riêng biệt nên được lòng thực khách mọi độ tuổi.
Lẩu mắm
Lẩu mắm là món mắm được nhiều người yêu thích vào ngày mưa, tiết trời se lạnh. Người miền Tây thường chuẩn bị món ăn này để tiếp đãi khách quý đến chơi nhà. Mắm cá sặc hoặc cá linh là 2 nguyên liệu ưa dùng khi chế biến nước lẩu bởi vị đậm, thơm nồng.
Nước lẩu mắm phải được ninh từ xương heo. Để tăng vị thơm, ngậy, người miền Tây thường cho thêm nước dừa tươi khi ninh. Ngoài ra, nước dùng còn có cà tím, mướp đắng... Khi ăn, thực khách sẽ nhúng thịt ba chỉ, tôm, mực, cá... cùng nhiều loại rau như cải, bông súng, điên điển... vào nồi lẩu đang sôi. Hương vị của lẩu miền Tây là sự hòa quyện giữa vị đắng của rau, béo bùi từ thịt, cá và cay nồng, đậm đà bởi ớt, mắm.
Lẩu cá linh bông điên điển
Bước vào mùa nước nổi khoảng tháng 9 - tháng 11 hàng năm là thời điểm xuất hiện nhiều cá linh tươi ngon nhất. Vào mùa này, bông điên điển cũng đua nhau nở rộ khắp các mé sông. Chính vì lẽ đó, người miền Tây đã kết hợp hai món này lại với nhau để tạo nên món lẩu cá linh bông điên điển đặc trưng của mùa nước nổi.
Món lẩu này quan trọng nhất ở khâu nguyên liệu, đặc biệt cá linh phải là loại tươi ngon, chắc thịt, rau ăn kèm cần đúng loại của người miền Tây và nhất định phải có bông điên điển. Cá linh tươi sẽ được làm sạch, ướp gia vị đậm đà, hòa thêm nước dừa vào nồi lẩu để nấu cùng. Sau đó, người miền Tây dầm thêm chút me để lấy vị chua rồi nêm nếm cho vừa miệng.
Khi thưởng thức, trên mặt lẩu sẽ cho vào tỏi phi và rau ngò gai nhưng không cho cá linh vào nước lẩu ngay. Bởi loại cá này vốn nhỏ và nhanh chín nên chỉ khi nào đã thật sẵn sàng thưởng thức thì người ta mới trút cá linh vào nồi lẩu, sau đó cho thêm bông điên điển.
Lẩu cá linh bông điên điển là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt đậm của cá linh với vị chua thơm của bông điên điển. Một số nơi còn ăn kèm cùng bông súng tùy theo từng mùa.
Lẩu cá kèo lá giang
Quả thật người dân miền Tây sông nước rất biết tận dụng các loại cá để tạo nên những món lẩu đặc trưng ở nơi họ sống. Với món lẩu này, nguyên liệu chính chỉ gồm có cá kèo và lá giang, nhưng bảo đảm ai ăn thử một lần sẽ rất là "ghiền".
Cá kèo ăn lẩu phải là loại tươi, ngọt, đi kèm cùng lá giang chua thanh hợp vị. Tất nhiên sẽ không thể thiếu các loại rau ăn kèm đặc trưng như rau muống, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, giá...
Khi ăn món lẩu này chắc chắn sẽ không thể thiếu bát nước mắm ớt để chấm cá. Vào những ngày tiết trời se lạnh hơn thì đây chính là món lẩu được người miền Tây vô cùng ưa chuộng vì nó ít gây ngán và đủ làm ấm người khi thưởng thức.
Cuối tuần lạnh, nấu ngay 6 món lẩu nóng bỏng lưỡi cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa, sung sướng Những món lẩu ngon lại nóng hổi này thật thích hợp để thưởng thức trong những ngày lạnh. LẨU RIÊU CUA BẮP BÒ SƯỜN SỤN Nguyên liệu: - Cua đồng: 500g - 1kg (tùy theo số lượng người ăn) - Sườn sụn: 500g - Bắp bò: 500g - Đậu phụ: 5 bìa - 10 bìa - Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả...