Những món cơm ngon suốt dọc chiều dài đất nước
Ẩm thực Việt Nam với những món ăn tuy dân dã nhưng lại chứa đựng hương vị thơm ngon, khiến du khách nhớ mãi. Dọc đất nước hình chữ S xinh đẹp có vô số món cơm mang nét đặc trưng của từng vùng đất, và dư vị mà chúng để lại trong lòng thực khách là không gì có thể so sánh được.
CƠM LAM
Cơm lam có ở rất nhiều nơi như vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, mỗi nơi đều có những bí quyết riêng để cho ra đời món ăn thơm ngon hấp dẫn. Người dân thường chọn nguyên liệu là loại gạo nếp ngon nhất được trồng trên nương, được đem về ngâm kỹ, vo sạch và rắc thêm chút muối. Ống tre, nứa là những ống được dùng để nấu cơm. Cơm lam được đốt trên bếp than hồng cho đến khi đầu ống tỏa ra hương thơm lừng. Món cơm dân dã nhưng lại khiến nhiều người yêu mến nhờ hương vị đặc biệt mà nó mang lại.
CƠM CHÁY
Món ăn cơm cháy nổi tiếng ở Ninh Bình. Để cơm được ngon thì người ta dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong, nhất thiết phải nấu bằng nồi gang. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng thì mới đạt. Người Ninh Bình thật khéo léo khi dùng nước xốt, nước mắm mỡ hành, tôm băm hoặc thịt chà bông… làm thức ăn kèm cho món đặc sản này. Bên cạnh đó, người ta còn ăn kèm cả thịt hoặc tim, cật lợn xào với một số loại rau như hành tây, nấm rơm và cà chua để tăng thêm độ hấp dẫn cho món cơm ngon nổi danh này.
MÓN CƠM HẾN CỐ ĐÔ HUẾ
Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị. Để có được món ngon đúng điệu phải trải qua những quá trình kỳ công vô cùng. Người ta ngâm hến trong nước gạo để hến thải hết bùn đất, sau đó đem rửa sạch, rồi luộc cho đến khi hến mở vỏ. Lấy nước luộc sau khi đã để lắng, đổ hến ra sàng và lấy thịt hến. Chính thịt hến và nước hến là hai vị chính của món cơm hến nổi danh xứ Huế. Ngoài ra người ta còn kèm thêm một số loại rau như khế chua, rau thơm, bạc hà, bắp chuối thái chỉ và các gia vị nước mắm, hồ tiêu, hành phi…
CƠM GÀ
Video đang HOT
Nếu muốn thưởng thức món cơm gà ngon thì bạn có thể đến Hội An, Phú Yên, Ninh Thuận… Cái hay của cơm gà chính là phần gạo chín mềm, dẻo lại hơi béo ngậy. Để có được món cơm ngon đúng điệu, người ta phải chọn loại gạo dẻo và thơm. Gà để ăn kèm với cơm phải là loại gà ta được thả rong ngoài vườn, nhờ vậy nên thịt săn chắc, khi ăn mềm và có vị ngọt đọng lại mãi trong miệng. Bởi thế nếu có dịp thưởng thức món ăn này chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm nhiều lần sau đó.
CƠM TẤM
Nhắc đến những món cơm được yêu thích ở Việt Nam thì nhất định không thể không kể đến món cơm tấm nổi tiếng ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Đĩa cơm tấm ngon là cơm phải khô, khi chín hạt cơm phải tách rời, không được dính vào nhau. Người ta thường cho thêm sườn non, sườn nướng, trứng, chả, thịt kho… ăn kèm với cơm, tùy theo khẩu vị và sở thích của thực khách.
7 món cơm ngon nổi tiếng ở Việt Nam
Đi dọc ba miền đất nước, du khách sẽ được trải nghiệm những món cơm ngon với nguyên liệu cùng cách chế biến khác nhau.
Cơm là món ăn quan trọng trong ẩm thực Việt Nam. Nhờ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của các đầu bếp, mỗi miền đất nước đều có những món cơm nổi tiếng.
Cơm dừa Bến Tre
Món cơm đặc biệt của người dân Bến Tre thu hút thực khách bởi vẻ ngoài kỳ lạ. Cơm được đặt trong trái dừa lớn, ăn kèm cùng tôm rang. Để làm được món cơm chuẩn vị Bến Tre, đầu bếp có thể mất tới 2 giờ.
Cơm được chế biến bên trong quả dừa đã trút nước. Ảnh: VTV.
Đầu tiên, họ phải cắt ngang phần đầu và trút sạch nước dừa ra. Quả dừa được dùng như một chiếc nồi để nấu cơm. Sau đó, đầu bếp cho gạo và lượng nước vừa đủ vào rồi đậy nắp. Cơm dừa được hấp cách thủy nên gạo nấu xong thơm mùi đặc trưng. Cơm có màu ngả vàng do hơi dầu của quả dừa. Món này ngon nhất khi ăn kèm tôm rang.
Cơm ghẹ Phú Quốc
Món này khá giống cơm dừa Bến Tre. Phần cơm được rang cùng rau củ, ăn kèm với ghẹ xào thơm ngon. Bạn cũng có thể ăn thêm trứng chiên nếu thích.
Việc trình bày cơm trên mai ghẹ khiến nhiều thực khách thích thú khi đến với đảo ngọc. Ngoài ra, bạn cũng nên rắc thêm chút tiêu của Phú Quốc khi thưởng thức món này.
Cơm tấm TP.HCM
Cơm tấm có thể xem như "cột trụ" của ẩm thực Sài thành, bên cạnh bánh mì và ốc. Đây là món ăn được lòng nhiều vị khách phương xa. Người dân TP.HCM cũng dành tình yêu lớn cho cơm tấm và có thể ăn món này vào hầu hết bữa trong ngày.
Cơm tấm là thứ đặc sản được người Sài thành yêu thích. Ảnh: 9493corner.
Đặc trưng của món này là cơm làm bằng gạo lứt. Nước chấm ăn kèm thường ngọt và có thêm chanh. Loại phổ biến nhất là cơm tấm sườn, bì, chả, trứng. Cũng vì lẽ đó, người Sài thành còn đặt cho phiên bản cơm này là "sà bì chưởng".
Khi ăn cơm tấm, đầu bếp thường kèm theo một chút đồ chua như cà rốt, củ cải, dưa muối...
Cơm gà Phú Yên
Đến xứ Nẫu, du khách thường được người bản địa khuyên phải một lần dùng thử cơm gà. Các món phổ biến nhất là cơm gà xé phay, má đùi... Gà làm cơm phải nhẹ, còn non để thịt mềm. Phần cơm có màu vàng óng do được nấu cùng nước luộc gà.
Cơm gà Phú Yên nổi bật ở phần nước mắm. Ảnh: Phanyenduyen123.
Món tạo nên điểm đặc biệt cho cơm gà Phú Yên là nước mắm chanh, đường, ớt, tỏi. Người đầu bếp phải biết tính toán để pha chén nước chấm chuẩn vị. Khi rưới vào cơm gà, khách phải cảm thấy vị chua, cay, mặn, ngọt hòa lẫn. Do phần chính là nước chấm, cơm hay gà đều được làm khá nhạt để cân bằng hương vị.
Cơm gà Hội An
So với cơm gà Phú Yên, danh tiếng của phiên bản Hội An hoàn toàn không thua kém gì.
Công thức cơ bản vẫn là gà luộc chín, xé nhỏ, ăn kèm rau thơm, đồ chua và nước sốt. Bên cạnh đó, mỗi phần cơm đều được ăn kèm với nước luộc gà và lòng thanh đạm, giúp thực khách không ngấy.
Cơm hến xứ Huế
Món ăn mộc mạc, dân dã này đòi hỏi người nấu phải cầu kỳ, tỉ mỉ trong khâu chế biến.
Cơm hến là món du khách nên thử khi đến Huế. Ảnh: Apinchofspiceatouchoflove.
Hến sau khi được luộc thì đem xào nhanh với miến gạo, thêm măng khô xé nhỏ và thịt lợn ba chỉ thái mỏng vừa chín tới, không quá dai. Nước luộc hến được chế biến bằng cách đập vài miếng gừng và thêm gia vị cho vừa miệng, ăn kèm cơm để nguội là hoàn hảo nhất.
Cơm cháy
Hiện nay, món cơm cháy phổ biến ở khắp ba miền. Tại TP.HCM, bạn có thể tìm thấy rất nhiều phiên bản cơm cháy, từ chà bông (ruốc) cho đến phô mai. Tuy nhiên, món cơm cháy cổ điển nhất xuất phát từ vùng đất Ninh Bình.
Cơm cháy Ninh Bình xuất hiện từ thế kỷ 19. Gạo làm cơm cháy thường dẻo, khô. Sau đó, đầu bếp trộn 2 loại gạo vào nhau để tạo nên độ xốp khi ăn. Cơm cháy truyền thống được nấu bằng nồi gang dày, để lửa nhỏ rồi đem phơi nắng.
Xong xuôi, bạn sẽ ăn cơm cháy chấm sốt dê cùng tim cật, cà chua, hành... Dù vậy, một số người lại thích ăn cơm cháy ruốc hơn. So với phiên bản Sài thành, cơm cháy ruốc ở Ninh Bình có vị chua, cay đặc trưng.
Ẩm thực Đắk Nông "ngon quên sầu" khiến thực khách nhớ mãi Ẩm thực Đắk Nông với những món ăn dân dã, bình dị nhưng để lại dư vị ấn tượng trong lòng thực khách. Nhiều người cho rằng chính nét ẩm thực độc đáo này đã trở thành lý do níu chân du khách đến với miền đại ngàn xanh thẳm Đắk Nông. CÁ LĂNG SÔNG SÊRÊPỐK Dòng sông Sêrêpốk hiền hòa đã ban...