Những món ăn mang đậm vị Tết cả nước
Dù Tết luôn là thời điểm lạnh trong năm nhưng thịt đông vẫn là món ăn yêu thích của nhiều người dân miền Bắc. Theo truyền thống, thịt đông cốt yếu được ăn trong dịp Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, món ăn này hiện thời đã có mặt trong cả những bữa cơm gia đình hàng ngày.Để nấu được một nồi thịt đông không dễ, từ việc chọn nguyên liệu tới thời gian hầm. Thông thường, thịt đông được nấu với thịt lợn, chân giò, tai lợn hoặc thịt gà với mộc nhĩ. Thời gian ninh tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Đến khi nào thịt mềm, nước có vị ngọt và trong thì múc ra để nguội, đổ vào bát và để vào tủ lạnh.
Để có một bát canh bóng đầy đủ, nguyên liệu không thể thiếu là bóng làm từ bì lợn, nấm hương, cà rốt, súp lơ, giò, mọc, trứng, thịt lợn thăn và tôm nõn. Các nguyên liệu được chuẩn bị và chế biến riêng trước khi cho vào nấu chung với nhau. Chính vì sự đa dạng của nguyên liệu nên để có được bát canh bóng ngon đòi hỏi người nấu phải kỳ công với từng nguyên liệu.
Canh bóng thập cẩm là món ăn không thể thiếu cho mâm cỗ ngày Tết, biểu hiện sự phức tạp với nhiều kỹ thuật ẩm thực cầu kỳ. Món ăn cũng được nhiều người ưa chuộng, thay vì canh măng móng giò vì hương vị thanh mát, không quá ngậy, thích hợp với nhu cầu ăn uống dịp Tết.Để có một bát canh bóng đầy đủ, nguyên liệu không thể thiếu là bóng làm từ bì lợn, nấm hương, cà rốt, súp lơ, giò, mọc, trứng, thịt lợn thăn và tôm nõn. Các nguyên liệu được chuẩn bị và chế biến riêng trước khi cho vào nấu chung với nhau. Chính vì sự đa dạng của nguyên liệu nên để có được bát canh bóng ngon đòi hỏi người nấu phải kỳ công với từng nguyên liệu.
Tôm chua Huế
Khi ăn, thịt tôm mềm và chắc, xen chút vị chua cay của măng, ớt và nước. Món ăn thanh đạm này sẽ át đi vị ngậy của các món khác ngày tết và là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ của người Huế.’>
Người Huế đặc biệt cầu kỳ trong việc ăn uống, nhất là mâm cỗ ngày Tết. Món ăn phổ biến trong dịp năm mới của người Huế phải kể tới tôm chua. Tôm được dùng là tôm nước ngọt, tôm đồng với kích cỡ vừa phải, chắc và ngọt thịt. Sau khi được rửa sạch, bỏ vỏ, đầu, đuôi chỉ lấy phần thân, tôm được ngâm với nước phèn chua. Sau đó, người ta cho tôm vào ngâm với tỏi, ớt, măng, để ngoài trời nắng vài ngày trước khi đem vào trong bóng mát.Khi ăn, thịt tôm mềm và chắc, xen chút vị chua cay của măng, ớt và nước. Món ăn thanh đạm này sẽ át đi vị ngậy của các món khác ngày tết và là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ của người Huế.
Video đang HOT
Để có được nồi thịt kho tàu ngon, thịt được chọn phải là thịt ba rọi hoặc thịt đùi, thái miếng to vuông để khi ăn miếng thịt ngọt và mọng nước. Món ăn được kho với lửa nhỏ liu riu, nước xâm xấp.
Một bát thịt kho hột vịt ngon đòi hỏi người chế biến phải khéo léo và cẩn thận. Thịt không được nát quá nhưng phải mềm và có màu vàng ươm, ngậy mùi nước cốt dừa. Trứng có màu vàng nâu tươi tắn, không bị thâm đen và đảm bảo chín đều từ lòng đỏ tới lòng trắng.
Với người dân Nam Bộ, thịt kho tàu là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Không chỉ vì hương vị thơm ngon, đậm đà, thịt kho tàu đầy đặn và màu sắc tươi sáng như tượng trưng cho một năm mới đủ đầy và sung túc.Để có được nồi thịt kho tàu ngon, thịt được chọn phải là thịt ba rọi hoặc thịt đùi, thái miếng to vuông để khi ăn miếng thịt ngọt và mọng nước. Món ăn được kho với lửa nhỏ liu riu, nước xâm xấp.Một bát thịt kho hột vịt ngon đòi hỏi người chế biến phải khéo léo và cẩn trọng. Thịt không được nát quá nhưng phải mềm và có màu vàng ươm, ngậy mùi nước cốt dừa. Trứng có màu vàng nâu tươi tắn, không bị thâm đen và bảo đảm chín đều từ lòng đỏ tới lòng trắng.
Người đầu bếp khéo léo sẽ biết cách chế biến để át đi vị đắng của khổ qua. Đúng như tên gọi của trái “khổ qua”, người dân miền Nam gửi ước nguyện về một năm mới đến thật nhẹ nhàng, qua đi bao muộn phiền, đau khổ của năm cũ.’>
Bên cạnh những món ăn nhiều đạm, các bà nội trợ cũng chú trọng đan xen nhiều món ăn thanh mát trong mâm cơm đầu năm. Với những nguyên liệu thuần túy và cách chế biến không cầu kỳ, khổ qua (mướp đắng) dồn thịt là món ăn được ưa thích của người miền Nam trong dịp Tết cổ truyền.Người đầu bếp khéo léo sẽ biết cách chế biến để át đi vị đắng của khổ qua. Đúng như tên gọi của trái “khổ qua”, người dân miền Nam gửi ước nguyện về một năm mới đến thật nhẹ nhàng, qua đi bao phiền muộn, đau khổ của năm cũ.
Theo Asiabooking
Cách làm nem chua ngon tuyệt cho ngày Tết
Ngày Tết đang đến gần và nem chua sẽ là món ăn vặt ngon lành cho gia đình bạn quây quần trong những ngày này.
Và thay vì ra ngoài mua nem chua, mà chưa chắc đã mua được nem đảm bảo vệ sinh và mùi vị, bạn có thể tự làm nem chua tại nhà. Căn bếp "Hôm nay ăn gì" sẽ giới thiệu với bạn công thức làm nem chua cực kỳ ngon mà tiết kiệm nhé!
- Thịt lợn nạc: 600gr
- Bì lợn: 200gr
- Tỏi: 50gr
- Ớt: 10 quả
- 1 muỗng cà phê hạt tiêu
- 1 muỗng cà phê đường
- 1 muỗng cà phê nước mắm
Cách làm nem chua:
Bước 1: Bì lợn rửa sạch luộc chín thái sợi nhỏ, để thật ráo nước, rồi vớt ra cho bì vào thau nước lạnh có đá hoặc cho bì lợn vào tủ lạnh để khoảng vài tiếng để bì được giòn. Sau đó lấy ra thái chỉ mỏng rồi cắt ngắn chừng 1.5-2cm.
Bước 2: Rửa sạch thịt lợn rồi thấm khô, xay nhuyễn.
Bước 3: Rang qua hạt tiêu, tỏi bóc vỏ và băm nhỏ, thái ớt thành lát mỏng.
Bước 4: Cho thịt vào bát, cho bì lợn, hạt tiêu, đường, mắm, tỏi băm và ớt vào rồi trộn đều.
Bước 5: Lấy 1 miếng màng bọc thực phẩm lót vào 1 cái cái hộp. Sau đó cho thịt vào ấn thật chặt tay rồi gói kĩ lại cho vào ngăn mát tủ lạnh qua 24 tiếng nem sẽ có màu đẹp và rất vừa ăn. Hoặc bạn có thể gói nem thành từng cái nhỏ, bọc lá ổi và lá chuối bên ngoài và để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1-2 ngày là ăn được rồi nhé.
Vậy là món nem chua đã được hoàn thành. Chúc các bạn thành công với món nem chua ngon ngon để chiêu đãi gia đình và bạn bè trong dịp Tết này nhé!
Theo Homnayangi
Bí quyết để mâm cơm Tết ngon miệng, không lo ngán Bữa cơm ngày đầu năm với đầy đủ các món ăn dinh dưỡng, thơm ngon và lạ miệng sẽ mang đến một khởi đầu may mắn cho cả gia đình. Sau một năm cũ bận rộn với công việc riêng, những ngày đầu tiên của năm là thời điểm bạn trở về, quây quần bên gia đình. Khởi động năm mới bằng một...