Những món ăn khó đọc tên nhưng không thể bỏ lỡ khi đến Peru
Đất nước Peru xinh đẹp không chỉ nổi tiếng với vẻ kỳ bí của thành phố Machu Picchu bí ẩn, nền văn minh Inca rực rỡ hay cảnh quan thiên nhiên tươi xanh mê đắm lòng người.
Mảnh đất Tây Nam Mỹ này còn khiến người ta nhung nhớ không thôi với những hương vị ẩm thực đặc trưng chẳng hề lẫn lộn với bất cứ nền ẩm thực nào khác.
Ẩm thực Peru nổi tiếng là sự tổng hòa của nhiều loại gia vị đặc sắc. Chính bởi khí hậu và hệ sinh thái đa dạng đã khiến cho các món ăn Peru luôn có nét hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn và có lẽ cũng hơi khó đọc nữa. Dưới đây là những món ăn bạn không thể bỏ lỡ khi khám phá đất nước Peru xinh đẹp.
Với đường bờ biển quyến rũ và cánh rừng Amazon hùng vĩ được ví như lá phổi trái đất, các loại hải sản được xem như là món ăn đặc trưng và nổi tiếng nhất của Peru, một trong số đó chính là Ceviche. Ceviche hay còn gọi là Ceviche Mixto là một món tổng hợp nhiều loại hải sản, thường gồm các loại cá sống hoặc tôm sống được phục vụ kèm nước cốt chanh, cam, quýt và các loại gia vị khác nhau như ají, ớt, hành băm nhỏ, muối và rau thơm. Ăn kèm với món này là các loại rau củ như khoai lang, bơ hay chuối.
Vì là món ăn sống nên các loại hải sản phải được phục vụ tươi. Nếu đã từng ăn shashimi của Nhật Bản, bạn chắc hẳn sẽ nghiện Ceviche. Món ăn này có vị tươi ngon của cá cùng với vị bùi béo từ các loại hoa quả được nhiều người đánh giá “phải thử một lần trước khi chết”.
Video đang HOT
Là một món ăn nổi tiếng nhất định phải thử, Cuy trong tiếng Peru tức là lợn Guinea. Thực tế, đây là món lợn nướng nguyên con được phục vụ kèm cà chua, ngô và một chút hành tây thái sợi.
Món ăn này có phần nhìn hơi kinh dị với nhiều người khi các đầu bếp Peru sẽ nướng nguyên con và để lại cả phần đầu. Món thịt lợn nướng khá dai nhưng rất nhiều thịt, được tẩm ướp các loại gia vị đậm đà, khiến vị giác của bạn trở nên bùng nổ với nhiều mùi thơm ngon khác nhau.
Với những thực khách ăn chay, đây hẳn sẽ trở thành món ăn Peru yêu thích nhất của bạn. Papa a la huancaina bắt nguồn từ thủ đô Lima, là món khoai tây luộc ăn kèm nước sốt kem có màu vàng bắt mắt song lại có vị cay từ ớt. Phần nước sốt màu vàng chính là huancaina.
Đây là một món khai vị truyền thống của Peru và cũng là loại thực phẩm chay hiếm hoi của vùng đất này. Nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng Papa a la huancaina sẽ là món ăn khơi dậy cho bạn xúc cảm để khám phá các món ăn đặc sắc khác của Peru.
Lomo Saltado là món ăn địa phương bình dân và dễ tìm thấy ở Peru, giống như phở hay cơm tấm tại Việt Nam vậy. Lomo Saltado gồm thịt thăn bò xào ăn kèm với cơm, hành tây, cà chua và khoai tây chiên. Người dân Peru gần như ăn món này hàng ngày.
Lomo Saltado xuất phát từ văn hóa chifa có nguồn gốc Trung Quốc, song với sự tiện lợi và ngon lành, món ăn đã trở thành một phần trong văn hóa truyền thống Peru.
Rocoto relleno là món ớt đỏ aji rocoto được nhồi với hỗn hợp thịt bò xay nấu chín, hành tây, tỏi, ô liu, nho khô, thảo mộc và gia vị, sau đó phủ lên trên queso fresco và nướng trong nước sốt trứng và sữa. Đặc biệt, món ăn này còn là một thử thách thú vị về mức độ chịu cay của thực khách.
Dù bên ngoài trông khá giống ớt chuông nhưng ớt đỏ aji rocoto của Peru lại có vị cay khủng khiếp. Dẫu vậy, vị cay này sẽ nhanh chóng được làm dịu đi bởi hương vị ngọt bùi của phần nhân bên trong.
Thịt muối chua của người Dao Tiền
Người Dao Tiền ở Tuyên Quang có rất nhiều món ăn nổi tiếng như mắm cá, mắm tép, thịt lợn gác bếp, thịt lợn nướng, lợn muối... Trong kho tàng món ăn phong phú ấy, không thể không kể đến thịt lợn muối chua.
Thịt chua như một sản vật quý, như một món quà quý mà bà con của dân tộc Dao đặc biệt dành để thiết đãi du khách.
Mỗi dân tộc có một cách chế biến thịt chua khác nhau tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Tuy nhiên, với cách làm độc đáo của mình, những miếng thịt chua của người Dao Tiền khiến người ăn phải nhớ mãi.
Để làm được chum thịt muối chua không khó, nhưng đòi hỏi có nhiều thời gian; nguyên liệu chế biến là thịt lợn, muối tinh và cơm nguội. Để có được món thịt chua hấp dẫn người Dao Tiền dùng thịt ba chỉ, phần thịt có cả nạc lẫn mỡ từ loại lợn lửng - giống lợn nuôi một năm chỉ đạt tới 15- 17 kg, thịt rất thơm ngon, để chế biến.
Thịt được cắt thành từng miếng. Mỗi miếng khoảng 0,5kg, mỗi miếng dùng dao sắc khía thành từng phần dày 2 - 3cm, tránh làm đứt phần bì. Sau đó, thịt được ướp với thật nhiều muối, dùng tay chà xát thật mạnh cho muối ngấm sâu vào từng thớ thịt. Thính - được làm từ cơm, là yếu tố quyết định sự khác biệt và tạo nên hương vị đặc trưng của thịt chua. Vì thế cần đến đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm của người chế biến.
Gạo tẻ hay gạo nếp nấu chín thành cơm, sau đó xới ra để nguội và bóp đều vào thịt. Mỗi miếng thịt sau khi xát muối được trộn tiếp với một ít cơm nguội (để cơm thấm muối khi tan cho thịt bớt mặn) rồi đem xếp ngay ngắn vào chum, trên cùng chét thêm một lớp cơm nguội dày và dùng tay lèn thật chặt.
Ngoài cơm nguội, còn có thể dùng các loại lá như lá cơm đỏ, trầu không, riềng. Tất cả đem rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ và trộn lẫn với thịt lợn. Sau khi thịt lợn được bóp đều với các loại gia vị, thịt được tiến hành ủ chua.
Tùy vào thời tiết từng mùa và mục đích của người dùng mà công đoạn ủ có thể kéo dài từ 5 ngày đến nửa tháng, hoặc có thể lâu hơn. Mỗi chum thịt sau khi đã bịt chặt được úp ngược lên một chiếc bếp đựng đầy tro. Trong quá trình thịt lên chua, mỡ và nước từ thịt sẽ chảy ngược xuống ngấm vào tro, sẽ giữ thịt không bị hỏng. Khi thịt đủ độ ngấu, chủ nhà sẽ mang ra thưởng thức.
Thịt chua được sử dụng trong đám cưới của người Dao. Trong đám cưới, nhà trai phải mang sang nhà gái một lượng thịt khá lớn để làm sính lễ. Phần thịt đó để phân phát cho anh em, họ hàng của cô dâu, nhiều hay ít tùy thuộc vào mối quan hệ và vai vế đối với cô dâu, phần lớn nhất dành cho bố mẹ cô dâu.
Sau đám cưới, gia đình cô dâu phải đem ướp chua chỗ thịt ấy để bảo quản. Sau 2 - 3 năm, khi cô dâu chú rể có đủ điều kiện tổ chức lễ cám ơn những người trước đây đã giúp gia đình nhà trai gánh lễ vật sang nhà gái thì bố mẹ cô dâu mới mở chỗ thịt chua ấy để tiếp đãi mọi người.
Thịt được ướp lâu năm thường săn lại, màu nhạt hơn, khi ăn có độ giòn của thịt mỡ, độ dai sần sật của bì và thịt nạc. Ăn một miếng thôi cũng đủ cảm nhận được hương vị lạ và đặc biệt của món thịt này. Với những người có kinh nghiệm làm thịt chua, khi ăn họ có thể biết được thịt này đã được ướp trong bao lâu.
Thịt chua còn được dùng làm một món ăn cho mâm cỗ trong những ngày rằm, ngày Tết trong năm. Người Dao còn dùng thịt chua để tiếp đón khách quý bởi họ coi đó là món ăn đặc biệt trong ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.
Thịt lợn muối chua có đặc trưng là có vị chua, mềm mà không dai, không béo ngấy của thịt mỡ, vị đậm đà của thịt hòa cùng vị cay cay của riềng, vị thơm của lá cơm đỏ, trầu không, cơm nếp, đặc biệt là vị chua hòa lẫn vị mặn của muối đã tạo cho món ăn có hương vị thật độc đáo, khó quên. Thịt muối chua thường được ăn cùng rau sống, ăn một lần thôi cũng khiến người ta nhớ mãi.
Kem trà xanh ăn là sặc Do chủ quán rắc quá nhiều bột trà xanh, nhiều thực khách bị sặc ngay khi cho cây kem vào miệng. Kem trà xanh vốn là món ăn nổi tiếng và đã quá quen thuộc đối với người Nhật. Vì thế, để tạo sự khác biệt, tiệm kem Nagamine Seicha Tabata ở Tokyo, nơi chuyên bán các loại trà xanh đến từ tỉnh...