Những món ăn độc có thể gây chết người
Đồ ăn ngon là một phần của cuộc sống, giúp cải thiện tinh thần và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, trong số đó có biết bao món tưởng như rất ngon, rất bổ nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ nguy hiểm cho tính mạng người ăn.
Dưới đây là 4 món ngon lọt top danh sách những món ăn nguy hiểm “đánh cược sinh mệnh với tử thần” khi thưởng thức.
Cá nóc là loại cá thuộc lớp cá vây tia, với đặc tính đẩy ra những lớp gai khi ở trạng thái phòng ngự. Loại cá này có tính độc mạnh, gây chết người khi ăn nếu không được chế biến đúng cách. Ở Việt Nam có khoảng hơn 60 loài cá nóc, trong đó có gần 30 loài là cá độc. Độc tố cá nóc không có trong thịt cá nóc, tuy nhiên, khi đánh bắt, chế biến hoặc cá để ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt cá sẽ gây độc khi dung.
Độc tố cá nóc rất độc, với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1 – 2mg độc tố có thể gây chết người. Cách chế biến cá nóc vô cùng khó khăn và chỉ một số đầu bếp trên thế giới mới đủ khả năng chế biến món ăn này.
Người ăn phải cá nóc có độc tố sau 5 phút đến 3 – 4 giờ sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng; môi và lưỡi tê, khó chịu; tiếp đó thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.
Thịt cóc
Cóc là động vật lưỡng cư thuộc họ Bufonidae có nhiều loài khác nhau, cư trú ở khắp nơi trên thế giới. Thịt cóc rất giàu dinh dưỡng, cao hơn thịt bò, thịt lợn, đặc biệt có nhiều axít amin và nhiều chất vi lượng được dùng làm thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng ở một số bộ phận cơ thể cóc như nhựa cóc, gan và trứng chứa rất nhiều độc tố có thể gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong rất cao.
Video đang HOT
Ngộ độc thực phẩm do độc tố cóc xảy ra do ăn thịt cóc bị nhiễm độc tố (nhựa cóc, gan, mật bị dập nát dính trên thịt cóc) và có trường hợp do ăn gan, trứng cóc. Triệu chứng ngộ độc độc tố cóc biểu hiện cấp tính, xuất hiện từ 1 – 2 giờ sau khi ăn với các biểu hiện: bị chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa dữ dội, có thể bị tiêu chảy; hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, sau đó loạn nhịp tim, rung thất, block nhĩ – thất, truỵ tim mạch, huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt; rối loạn cảm giác, chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp. Nếu nhựa cóc bắn dính vào trực tiếp niêm mạc mắt xuất hiện bỏng rát, phù nề niêm mạc…
Các loại côn trùng
Món ăn từ côn trùng từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam. Rất nhiều loài côn trùng có độc được dùng trong y học, làm thuốc điều trị bệnh. Món ăn chế biến từ côn trùng được nhiều người ưa thích vì giàu dưỡng chất, lạ miệng. Nhộng, đuông dừa, mối, châu chấu, dế, bọ cạp… đều được chế biến thành món ăn bắt mắt, dậy mùi, là “đặc sản” cuốn hút nhiều người.
Theo một số chuyên gia, ngộ độc côn trùng có thể do nhiều nguyên nhân. Côn trùng chứa một số chất gây dị ứng, điển hình là nhộng, nhiều người ăn món này dễ cảm thấy bị dị ứng nếu cơ địa không phù hợp với chất nào đó có trong nhộng. Một nguyên nhân có thể xảy ra nữa là có khả năng trên thân nhiều loại côn trùng có chứa rận, ve, các loại nấm độc… Vì vậy nếu sử dụng làm thức ăn mà chế biến không sạch sẽ dễ dẫn đến ngộ độc. Vì thế, khi sử dụng làm thức ăn, nếu không xử lý sạch sẽ có thể dẫn đến ngộ độc.
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lo mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân… và có thể tử vong.
Sứa
Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Sứa là loại hản sản có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tại Việt Nam, sứa biển được sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như nộm, lẩu, canh… Nhưng cách chế biến công phu, đặc sắc nhất phải kể đến gỏi sứa đỏ Hà Nội và bún giấm nước Huế.
Tuy nhiên, ăn sứa vào mùa chúng sinh sản – tức mùa xuân, mùa hè rất nguy hiểm. Thời điểm này, cơ thể sứa thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Ngoài ra, nếu không được làm sạch và chế biến đúng cách, sứa có thể chứa các loại vi khuẩn hoặc mầm bệnh nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của bạn. Độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt…
Những "tử thần" đến từ đại dương
Trong tự nhiên, các loài động vật - thực vật có màu sắc sặc sỡ , rực rỡ bao nhiêu thì độc tố và mức độ nguy hại cao bấy nhiêu.
Màu sắc rực rỡ hơn mức bình thường của các loài nói trên là dấu hiệu để con người nhận biết, đề phòng; nhưng vẫn xảy ra những trường hợp ngộ độc vì ăn phải những sinh vật có độc tố này.
Cua mặt quỷ
Cua mặt quỷ là một trong những loài cua có độc sinh sống ở vùng biển nước ta, có nhiều ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Cua mặt quỷ thường ẩn mình ở các vùng cạn, vùng triều thấp; chúng có màu gần giống với màu san hô nên rất khó nhận diện.
Theo thông tin từ Viện Hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm. Mai cua có nhiều u lồi dẹt, màu sắc bắt mắt, không giống các loài cua biển thực phẩm. Cua mặt quỷ có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua có màu nâu đen.
Trong thịt, trứng, đặc biệt ở 2 càng của cua mặt quỷ có chứa các chất độc Saxitonin, Neurotoxin và Tetrodotoxin, tương tự như chất độc có trong cá nóc. Chất độc của cua mặt quỷ hình thành do nguồn thức ăn chính là các loại tảo trong rạn san hô. Các chất này gây tê liệt hệ thần kinh, ức chế hô hấp; có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi ăn, dù chỉ 1 lượng rất nhỏ.
Trong thời gian gần đây, bệnh viện Đa khoa Cần Thơ đã tiếp nhận và kịp thời cứu sống nam bệnh nhân 34 tuổi được chuyển từ trung tâm y tế quân dân y Côn Đảo bị ngộ độc với nhiều dấu hiệu nặng, có tiên lượng xấu do ăn nhằm phải cua mặt quỷ. Điều đáng nói, bệnh nhân này chỉ ăn một lượng rất nhỏ, nhưng mức độ nguy kịch rất cao, điều này cho thấy độc tố có trong cua mặt quỷ có mức độ nguy hiểm khôn lường.
Cua mặt quỷ
Bạch tuộc đốm xanh
Bạch tuộc đốm xanh là một trong những loại bạch tuộc độc nhất, dễ dàng nhận biết với những đốm xanh bên ngoài da, khi kích động hoặc chuẩn bị tấn công các đốm xanh này trở nên rực rỡ, vô cùng xinh đẹp. Chúng thường ăn động vật nhỏ như: cua, tôm, và các loại giáp xác khác. Bạch tuộc đốm xanh còn được xem là sinh vật biển độc nhất thế giới.
Tetrodotoxin là thành phần chính có trong chất độc của bạch tuộc đốm xanh, một vết cắn rất nhỏ của loài bạch tuộc này có thể gây tử vong đối với nạn nhân của nó, vì tốc độ chất độc xâm nhập vào máu, đi vào hệ tuần hoàn và tác động lên hệ thống của nạn nhân thông qua vết cắn rất nhanh.
Tại Việt Nam đã ghi nhận một số trường hợp ngư dân nhập viện cấp cứu do nhiễm độc bạch tuộc đốm xanh, và đã có trường hợp tử vong. Không chỉ xuất hiện trong nọc độc của loài bạch tuộc đốm xanh, Tetrodotoxin còn có trong một số bộ phận, mô mềm của loài bạch tuộc này, nên việc ăn phải loài bạch tuộc đốm xanh sẽ có nguy cơ ngộ độc, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Một số kinh nghiệm dân gian đem thực phẩm nghi ngờ có độc cho động vật ăn thử, nếu không có dấu hiệu ngộ độc thì thực phẩm đó an toàn. Điều này không hoàn toàn chính xác, vì có những chất độc có thể không độc với động vật, nhưng có thể gây độc với con người.
Cá nóc
Sử dụng cá nóc làm thực phẩm là tập quán lâu đời của người dân một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.....Đã từ lâu, chúng ta đã biết dùng cá nóc làm thực phẩm với nhiều dạng chế biến khác nhau như: luộc, rán, làm chả, nấu cháo, phơi khô, chế biến nước mắm...
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu hải sản, ở nước ta đã tìm thấy và định danh được 38 loài cá nóc khác nhau trên 3 vùng biển; trong đó có 21 loài chứa độc (10 loài chứa độc tính mạnh, 7 loài trung bình và 4 loài có độc tính nhẹ). Các loài cá nóc có hình thái khá tương tự nhau, việc phân biệt có thể gặp nhiều khó khăn đối với người dân. Để đảm bảo an toàn, người dân không nên ăn thịt cá nóc, có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng, nếu ăn phải cá có chứa độc tố.
Trong cá nóc, độc tố được tìm thấy ở nhiều cơ quan với hàm lượng khác nhau theo thứ tự trứng> tinh sào> gan> ruột> da> thịt; trong đó các chất độc được tìm thấy ở dạng một hỗn hợp các chất độc có nhóm độc tố TTXs (TTX và các dẫn xuất 4,9-anhydro TTX, 4-epi TTX) là thành phần chính, chiếm tỷ lệ 97,47%. Các độc tố thuộc nhóm chất độc thần kinh PSP là saxitoxin và các dẫn xuất của nó (neoSTX, dcSTX, GTX6 và GTX5) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2,53%.
Thiên nhiên là một thế giới vô cùng kỳ thú. "Hoa hồng đẹp thì có gai", "màu sắc sặc sỡ thường mang độc", để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng, người dân tuyệt đối không ăn những loài nghi ngờ có độc hay chưa được kiểm chứng an toàn thực phẩm. Khi có các triệu chứng ngộ độc như tê răng, tê đầu lưỡi, nôn, mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi, tiết nước dãi, đau bụng thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Trong khi chờ vận chuyển cấp cứu, phải bằng mọi cách gây nôn để loại chất độc ra khỏi cơ thể.
Hàng ngàn người tham gia ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân Hàng ngàn người dân tại Bình Phước đã tham gia ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và giải việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước Lãnh đạo tỉnh Bình Phước cùng người dân tham gia chạy vì sức khỏe toàn dân - ẢNH: HOÀNG GIÁP Sáng ngày 28.3, tại Quảng trường 23.3, Sở VHTT-DL tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ...