Những mối nguy hiểm tiềm ẩn của đường với bệnh ung thư
Ăn đường có thể không chỉ là nguồn calo lành tính mà còn là tác nhân tiềm ẩn gây ra sự phát triển của bệnh ung thư.
Dưới đây là vai trò của đường trong ung thư, xem xét cách đường ảnh hưởng đến cơ thể, mối liên hệ của nó với nguy cơ bệnh ung thư và các chiến lược để giảm lượng đường tiêu thụ.
Đường có thể không chỉ là nguồn calo lành tính mà còn là tác nhân tiềm ẩn gây ra sự phát triển của bệnh ung thư. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Mối liên hệ giữa đường và bệnh ung thư
Insulin và IGF-1: Lượng đường nạp vào cao có thể dẫn đến mức insulin cao và tăng sản xuất yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1). Cả insulin và IGF-1 đều thúc đẩy sự phát triển và tăng sinh tế bào, có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh ung thư.
Mức insulin cao mãn tính, một tình trạng được gọi là tăng insulin máu, có liên quan đến nguy cơ mắc một số loại ung thư cao hơn, bao gồm bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tụy.
Béo phì: Ăn nhiều đường là một yếu tố chính gây ra bệnh béo phì, một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh ung thư. Béo phì dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và mất cân bằng nội tiết tố, cả hai đều có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư. Mô mỡ (mỡ cơ thể) sản xuất estrogen và nồng độ estrogen cao có liên quan đến nguy cơ bệnh ung thư vú và nội mạc tử cung tăng cao.
Viêm mãn tính: Ăn nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, tạo ra môi trường thuận lợi cho bệnh ung thư. Các quá trình viêm có thể gây tổn thương DNA và thúc đẩy sự phát triển và sống sót của các tế bào đột biến, dẫn đến tiến triển bệnh ung thư.
Hội chứng chuyển hóa: Lượng đường nạp vào cơ thể cao thường là một thành phần của hội chứng chuyển hóa, một nhóm các tình trạng bao gồm kháng insulin, huyết áp cao, mức cholesterol bất thường và béo phì bụng. Hội chứng chuyển hóa làm tăng đáng kể nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
Video đang HOT
Một số nghiên cứu đã làm nổi bật mối liên hệ giữa đường và bệnh ung thư. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối tương quan giữa lượng đường tiêu thụ cao và nguy cơ ung thư tăng cao.
Nghiên cứu về tế bào ung thư trong môi trường phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng tế bào ung thư tiêu thụ nhiều glucose hơn tế bào bình thường, một hiện tượng được gọi là hiệu ứng Warburg. Lượng glucose hấp thụ cao này hỗ trợ sự phát triển và phân chia tế bào nhanh chóng.
Một số thử nghiệm lâm sàng đã khám phá tác động của việc giảm lượng đường tiêu thụ đối với kết quả điều trị ung thư. Ví dụ, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ketogenic, làm giảm đáng kể lượng carbohydrate tiêu thụ, có thể làm chậm sự phát triển của khối u ở một số loại ung thư.
Mẹo để giảm lượng đường tiêu thụ
Đọc nhãn: Đường thường ẩn trong thực phẩm chế biến dưới nhiều tên gọi khác nhau như xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, sucrose và dextrose.
Thực phẩm nguyên chất: Chế độ ăn giàu thực phẩm nguyên chất như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạt và hạt giống. Những thực phẩm này tự nhiên có lượng đường thấp hơn và nhiều chất xơ, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Hạn chế đồ uống có đường: Thay vì uống các loại nước hãy chọn nước lọc, trà thảo mộc hoặc đồ uống không chứa đường .
Đồ ăn nhẹ lành mạnh: Chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh thay vì đồ ăn nhẹ và món tráng miệng có đường.
Ăn uống chánh niệm: Thực hành ăn uống chánh niệm bằng cách chú ý đến các dấu hiệu đói và no, tránh ăn uống theo cảm xúc, vì điều này có thể dẫn đến tiêu thụ quá nhiều đường.
Việc đưa ra những lựa chọn chế độ ăn uống sáng suốt là một bước quan trọng hướng tới lối sống lành mạnh hơn, chống lại bệnh ung thư.
Nguy cơ gây bệnh của khói thuốc lá
Ngoài số người hút thuốc trực tiếp, Việt Nam hiện có khoảng 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên phải hít khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc song thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.
Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại các nhà hàng là 84,9%. Người hút thuốc trực tiếp hay thụ động đều có nguy cơ mắc các bệnh do khói thuốc lá gây ra.
Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
Khi hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm rồi qua khí quản để vào phổi. Khi khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy dẫn đến viêm mạn tính niêm mạc đường thở làm tăng bài tiết đờm. Hệ thống lông chuyển bị phá hủy khiến bài xuất đờm ra khỏi đường hô hấp kém. Chất nhầy bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Bệnh nhân bị bệnh phổi có tiền sử hút thuốc nhiều năm điều trị tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang. Ảnh: Sỹ Quyết.
Do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở dễ bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở. Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi ăn mà hút một điếu thuốc nguy hiểm hơn rất nhiều so với hút thuốc trong thời gian khác. Vì sau khi ăn, hoạt động tiêu hóa trong cơ thể diễn ra thường xuyên, tăng lưu thông máu, hô hấp sinh vật trong tế bào mô được tăng cường. Tại thời điểm này, hút thuốc lá, mô phổi sẽ tăng cường hấp thụ khói, khiến các chất độc hại như nicotine xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn. Ngoài việc kích thích trực tiếp đường hô hấp và phổi, nó cũng gây tổn hại cho các mô và cơ quan khác.
Hút thuốc cũng làm tăng nhiễm virus và nhiễm vi khuẩn thường, tăng lao phổi và các bệnh phổi mạn tính. Khoảng 80 - 90% người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là người nghiện thuốc lá.
Hút thuốc lá và bệnh tim mạch
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 - 3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc lá có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong đó, bệnh mạch vành là phổ biến nhất, ước tính chiếm hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc.
Người hút thuốc lâu năm sẽ phải chịu cơn đau thắt ngực và đau tim ở mức độ cao hơn người không hút thuốc. Theo ước tính hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tái phát bệnh đau tim trong một năm từ 6,3 đến 12,5% so với người không hút thuốc.
Người hút thuốc lá cũng gặp phải tình trạng loạn nhịp tim và cao huyết áp. Trong vòng vài phút hút thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng. Nhịp tim có thể tăng cao tới 30% và trở lại bình thường trong 10 phút hút thuốc. Để phản ứng lại sự kích thích này mạch máu co lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để luân chuyển ô xy. Việc hút thuốc lặp lại không chỉ làm tăng huyết áp mà còn biến đổi huyết áp. Khi huyết áp tăng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim. Nguy cơ bị bệnh mạch vành tăng 20 - 30% ở người hút thuốc lá.
Hút thuốc thời gian dài gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu, dẫn tới sự co thắt mạn tính cho mạch máu. Mạch máu bị tác động sẽ dễ hình thành mảng bám, tạo điều kiện hình thành các cục máu gây cản trở động mạch và gây ra đau tim. Nếu cơ tim không nhận đủ khí ô xy trong suốt thời gian co bóp thì một phần cơ tim có thể tê liệt, kết quả là gây đau tim. Người hút thuốc lâu năm sẽ phải chịu cơn đau thắt ngực và đau tim ở mức độ cao hơn người không hút thuốc. Theo ước tính hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tái phát bệnh đau tim trong một năm từ 6,3 - 12,5% so với người không hút thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ phình động mạch chủ cao hơn 8 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng có thể gây bệnh tắc động mạch ngoại vi; tăng nguy cơ tai biến mạch não gấp 2 - 4 lần.
Hút thuốc lá và bệnh ung thư
Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90% tổng số người chết vì ung thư phổi. Hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều bộ phận cơ thể khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tụy, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng. Tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư khác nhau của người hút thuốc cao gấp hai lần người không hút thuốc. Những người nghiện thuốc nặng có tỷ lệ chết vì ung thư gấp bốn lần so với người không hút.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong xã hội. Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tùy theo loại tế bào ung thư. Hút thuốc lá là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổi. Cùng đó là các bệnh ung thư khác như: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày. Người hút thuốc có tỷ lệ ung thư miệng cao gấp 27 lần và ung thư thanh quản cao gấp 12 lần người không hút thuốc (WHO).
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ
Những phụ nữ hút thuốc lá hay bị bong rau non và hay bị rau tiền đạo gây chảy máu đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi. Ở những người hút thuốc hay gặp vỡ ối non hơn so với những người không hút thuốc. Một phụ nữ bị vỡ ối non có thể gây chuyển dạ bất thường, điều này rất nguy hiểm nếu như tuổi thai chưa đủ. Vỡ ối non rất nguy hiểm còn vì nó "mở cửa" cho vi khuẩn xâm nhập vào môi trường vô khuẩn của thai nhi gây nên tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng của thai nhi. Thuốc lá cũng có thể gây đẻ non.
Trẻ em sinh ra từ những bà mẹ sống với người hút thuốc thường có cân nặng thấp hơn khi sinh. Hút thuốc thụ động làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng đến với em bé qua nhau thai. Điều này cản trở sự phát triển của em bé bên trong tử cung, dẫn đến cân nặng khi sinh thấp, giảm từ 200 - 400 gam. Bên cạnh đó, tần suất chửa ngoài tử cung ở những người hút thuốc cao gấp 2,2 - 4 lần so với người không hút thuốc.
Hút thuốc còn làm giảm tình trạng miễn dịch dẫn đến nhiễm trùng ở vòi trứng nhiều, gây nên vô sinh cao hơn ở người hút thuốc. Thuốc lá gây sảy thai tự phát, ở những phụ nữ hút thuốc lá nguy cơ sảy thai cao gấp 1,5 - 3,2 lần so với những người không hút thuốc. Thuốc lá làm hạn chế hiệu quả điều trị vô sinh. Với những phụ nữ hút thuốc, ngoài tỷ lệ vô sinh nhiều hơn còn kém hiệu quả trong điều trị vô sinh. Đặc biệt ở những phụ nữ hút thuốc lá, thụ tinh trong ống nghiệm ít thành công hơn và nếu có thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm thì hay bị sảy thai hơn.
Hút thuốc cũng tác động lên cơ quan sinh sản của người phụ nữ cả khi mang thai và không mang thai, hậu quả nghiêm trọng của thuốc lá thường xuất hiện ở thời kỳ mãn kinh và gây mãn kinh sớm do hút thuốc làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Theo một số nghiên cứu thì phụ nữ hút thuốc lá mãn kinh sớm hơn phụ nữ không hút thuốc trung bình là 1,74 năm.
Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì? Nếu mang nhóm máu O, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn người mang nhóm máu khác, trong khi nguy cơ bị đông máu sẽ cao hơn nếu bạn mang nhóm máu AB. Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe dưới đây. Suy giảm nhận thức Nghiên cứu trên tạp chí thần kinh...