Những mẹo luộc rau xanh ngon giòn ngọt chưa phải ai cũng biết
Luộc rau ngon là việc nói đơn giản cũng đúng, mà không đơn giản cũng đúng, với ranh giới rất mong manh chỉ nằm ở chỗ bạn có biết mẹo hay không.
Trong các cách chế biến thì luộc có lẽ là dễ nhất trên đời, chẳng lo bị bắn dầu, chẳng lo cháy món ăn, chẳng lo bị chê mặn hay nhạt… Thế nhưng nghề ăn quả thật lắm công phu khi kể cả cách chế biến đơn giản nhất này cũng đòi hỏi mẹo mới ngon.
Nếu như khi luộc trứng, luộc thịt, điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng thành quả là việc canh thời gian – sao cho trứng chín lòng đào hay chín vừa đủ kỹ mà không mất chất, sao cho thịt chín vừa mềm thơm… thì món rau luộc đạt tiêu chuẩn tưởng đơn giản nhất lại đòi hỏi ta cần biết nhiều hơn thế:
Về thời gian:
Thời gian cần để luộc rau thường vào khoảng 2-5 phút tùy loại, bạn nên lưu ý canh, đừng luộc chín quá kẻo làm mất vitamin và rau cũng mất ngon.
Về dụng cụ nấu nướng:
Bạn đừng cố nhồi nhét nhiều rau vào 1 nồi nhỏ, dù cảm thấy vẫn “vừa”, mà hãy chọn nồi to, thậm chí có người còn dùng chảo sâu lòng (nếu luộc ít rau) vì bề rộng mặt nước nhiều sẽ đảm bảo được việc nước ngập mặt rau, tránh tình trạng rau chín không đều và có màu không đẹp; bạn cũng không nên tham, luộc quá nhiều, vì cùng lý do này.
Về “phụ gia” hỗ trợ:
- Muối không chỉ giúp món rau thêm đậm đà mà còn giữ màu cho rau;
- Dầu ăn sẽ giúp rau xanh bóng lâu, tuy nhiên cách này có điểm bất tiện là sẽ khó sử dụng phần nước luộc sau đó;
Video đang HOT
- Một chút chanh hoặc giấm giúp sẽ giữ màu rau mà không ảnh hưởng đến hương vị ban đầu.
- Nước đá sẽ giúp giảm nhiệt nhanh để rau giòn, không nát lại xanh lâu, bạn sử dụng bằng cách đợi rau chín thì cho vào tô nước đá trước khi vớt ra, xóc ráo và bày ra đĩa.
Về những sai lầm thường gặp:
- Luộc rau bằng lửa nhỏ sẽ chẳng khác nào om rau, khiến rau khó giữ màu, không chỉ thế còn dễ bị mềm nát, mất vitamin.
- Nấu rau xong không ăn ngay sẽ làm thất thoát không ít vitamin, không chỉ thế, 1 số loại rau nếu chế biến xong không ăn mà cất tủ lạnh, rồi hâm lại còn có thể sinh ra chất độc.
- Rau luộc xong không vớt ra mà vẫn ngâm trong nồi có đậy nắp vung chắc chắn sẽ bị vàng mà có mùi không ngon.
Về cách luộc một số loại rau quen thuộc:
- Rau muống – theo kinh nghiệm chung, nếu bạn muốn ăn giòn thì luộc khoảng 3 phút, ăn mềm thì luộc khoảng 5 phút, trong khi luộc, thỉnh thoảng bạn dùng đũa tách rau tơi ra, đảo và dìm rau xuống dưới nước để bảo đảm toàn bộ lượng rau có thể chín đều. Và 1 trong những bí quyết quan trọng nhất để rau muống xanh đẹp là giảm nhiệt nhanh trong nước đá có vài lát chanh thì càng tốt.
- Rau lang là loại rau nhiều nhựa nhưng không quá khó luộc, bạn cũng chỉ cần bảo đảm các yêu cầu: dùng nhiều nước, nước sôi mới cho rau vào, và cho rau xong thì cho muối vào.
- Đậu que ngọt mát dễ ăn cũng nên được tuân thủ yêu cầu làm lạnh nhanh để món ăn giòn và giữ được màu xanh đẹp.
- Đậu bắp hơi phức tạp hơn một chút vì có nhớt. Trước khi luộc, bạn nên cắt bỏ đầu đuôi của quả đậu, ngâm nước muối loãng 1 lúc để khử bớt nhớt; bạn cũng luộc đậu bắp chung với 1 chút muối, đậu bắp chín rất nhanh, bạn để ý khi đậu chín thì vớt ra, làm lạnh nhanh để đậu giòn;
- Giá, khác với hầu hết các loại rau khác cần cho vào khi nước đã sôi già, giá nên được cho vào nồi ngay khi nước còn nguội, đến khi nước sôi lên là có thể tắt bếp.
Rau luộc là món ăn thanh mát, lành mạnh, vừa giữ lại được nhiều dưỡng chất trong rau lại tăng thêm các chất chống oxy hóa, dễ tiêu hóa, giúp giảm cân và phòng ngừa nhiều bệnh nặng như béo phì, bệnh tim mạch, ung thư… Bạn hãy áp dụng ngay những mẹo ở trên để mỗi ngày đều có đĩa rau ngon lành, bắt mắt nhé!
Luộc rau củ đừng vội vớt ngay ra đĩa: Làm thêm bước này rau sạch hóa chất, xanh ngon yên tâm ăn
Với công thức luộc rau củ dưới đây bạn sẽ có một món rau củ luộc xanh mướt đẹp mắt không lo tồn dư hóa chất. Một bí kíp giúp rau luộc luôn xanh tươi và giữ nguyên màu trong nhiều giờ đó chính là cho vào tô nước lọc có vài viên đá lạnh nhỏ trong đó.
Cho rau luộc vào nước đá
Sau đó để rau đã nguội hoàn toàn rồi mới vớt ra, để ráo rồi chuyển ra dĩa.
Cho dầu ăn vào nước luộc
Cho dầu ăn vào nồi nước để luộc rau thì không mất nhiều thời gian làm lạnh sau khi luộc. Nhờ lớp dầu phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau khi luộc xanh và bóng hơn.
Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp cho rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên nước luộc rau bằng cách này sẽ có ít váng mỡ, tùy theo khẩu vị của từng gia đình mà có thể sử dụng hay không và bạn có thể lựa chọn cách luộc rau cho phù hợp nhé.
Thêm giấm chanh vào nước luộc rau
Với 1 -1.5 lít nước luộc rau, bạn cho thêm 2 muỗng cà phê nước cốt chanh/ giấm (gạo, táo,...). Đợi nước sôi nhẹ, bạn cho chanh hoặc giấm vào và đợi nước sôi bùng rồi luộc rau như bình thường.
Nước cốt chanh/ giấm sẽ giúp rau có màu đậm hơn. Nhất là đối với các loại củ quả có màu cam đỏ như rốt, củ đền. Hương chanh cũng giúp rau có hương vị tươi hơn.
Cho khoảng 1 muỗng cà phê muối vào nồi nước luộc rau khoảng 1 - 1.5 lít nước. Sau đó đợi nước sôi già thì cho rau vào luộc. Khi rau chín lập tức với ngay ra ngoài, tránh để rau mềm hơn.
Muối có tác dụng làm tăng độ nóng của nước luộc giúp thúc đẩy quá trình chín nhanh của rau, giúp rau xanh mướt. Bên cạnh đó, muối còn làm rau đậm vị hơn.
Quy tắc luộc rau đúng cách
Đợi nước sôi già: Không nên cho rau vào nước lạnh hoặc nước chưa sôi già. Điều này sẽ kéo dài quá trình chín của rau làm rau củ mềm, không còn giữ được độ giòn. Luộc rau trên lửa lớn giúp giữ được dưỡng chất có trong rau củ.
Không đậy nắp khi luộc rau: Việc làm này sẽ làm hơi nước giữ lại trong nồi, rau củ nhất là đậu bắp, rau mồng tơi,... sẽ nhanh vàng hơn.
Luôn để rau ráo nước sau khi luộc: Nhiều bạn có thói quen lấy rau từ nồi và cho vào đĩa trực tiếp bảo quản, phần nước từ rau đọng phía dưới làm rau mau nhớt và hỏng hơn.
Mâm cơm nhà của mẹ đảm Vũng Tàu ai nhìn cũng thèm Ngắm nhìn mâm cơm của bà mẹ Vũng Tàu đã phát thèm, biết được đây là thành quả của việc chị vào bếp mỗi ngày, hội chị em càng phát thèm. Mới đây, chị Thủy, biệt danh Tóc Rối ( Vũng Tàu) khiến cộng đồng mạng phải trầm trồ khi khoe những mâm cơm tuyệt ngon lên MXH Rất nhiều chị em bày...