Những máy tính cầm tay được mang vào phòng thi THPT quốc gia
Theo Bộ GD&ĐT, thí sinh được phép mang vào phòng thi máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu.
Bộ GD&ĐT vừa công bố danh sách máy tính cầm tay được phép mang vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Theo công văn do Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin Nguyễn Sơn Hải ký, các máy tính bỏ túi được phép mang vào phòng thi là máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu.
Cụ thể, danh sách các máy tính cầm tay thông dụng làm được các phép tính số học, phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt đáp ứng được các yêu cầu trên của quy chế gồm:
Thí sinh dự thi năm 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
- Casio FX 570 MS, FX 570 ES Plus va FX 570VN Plus, FX 500MS, FX 500 VNPlus.
- VinaCal 500 MS, 570 MS, 570 ES Plus, 570 ES Plus II.
- Vietnam Calculator VN-500RS, VN 500 ES, VN 500 ES Plus Function, VN 570 RS VN 570 ES, VN-570 ES Plus.
Video đang HOT
- Sharp EL 124A, EL 2505, EL 506W, EL 509WM.
- Canon F-788G, F-789GA.
Và các máy tính tương đương.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến 4/7, với 8 môn thi, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm.
Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn. Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cả nước có 120 cụm thi, gồm 70 cụm thi do các trường đại học chủ trì và 50 cụm thi do các Sở GD&ĐT chủ trì.
Theo Zing
Ngày mai, Hà Nội tổ chức thi thử THPT quốc gia
Ngày 20/4, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức thi thử cho học sinh lớp 12 với ba môn Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh, nhằm giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Thi thử đại học giúp học sinh làm quen kỳ thi chính thức, đồng thời hiểu rõ năng lực bản thân.
Từ nhiều năm trước, các trường trên cả nước đã tổ chức thi thử. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi chung cho học sinh toàn thành phố.
Mặc dù đây là kỳ thi thử, thầy và trò một số trường ở Hà Nội vẫn ôn tập nghiêm túc để có kết quả tốt nhất.
Hồng Hạnh, học sinh trường THPT Việt Đức, nói: "Mấy ngày nay, chúng em ôn rất nhiều, hầu như ngày nào cũng làm đề để biết phần nào yếu để luyện tập".
Học sinh trường THPT Việt Đức ôn tập cho kỳ thi thử ngày mai. Ảnh: VTV.
Kỳ thi THPT quốc gia đang cận kề nhưng nhiều học sinh mới chỉ ôn được khoảng 70% lượng kiến thức. Trong mấy tháng còn lại, nhà trường cũng như các em tăng cường ôn tập, tạm dừng phần lớn hoạt động vui chơi giải trí. Nhiều em còn tận dụng thời gian nghỉ trưa để ôn bài.
Gần ngày thi thử, giáo viên thường xuyên ra bài thi ngắn nhằm giúp học sinh rèn luyện tâm lý, vì trên thực tế, nhiều em làm bài không tốt do quá lo lắng, căng thẳng.
Bên cạnh học chính khóa, trường THPT Việt Đức cũng tổ chức các lớp phụ đạo dành riêng cho học sinh yếu của từng môn.
"Lớp đặc biệt này giúp các em củng cố kiến thức, đảm bảo không bị điểm liệt. Những em ở mức dưới trung bình cố gắng đạt trung bình", thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Theo thống kê, trong kỳ thi THPT năm 2015, 12.000 thí sinh bị điểm liệt môn Toán. Đây là tình trạng đáng lo ngại khi Toán là môn thi bắt buộc.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến 4/7, với 8 môn thi : Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Trong đó, các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn.
Các môn tự luận, thời gian làm bài 180 phút; môn trắc nghiệm 90 phút; môn Ngoại ngữ 90 phút.
Theo Zing
Không nên thi quá nhiều môn Theo quy chế thi THPT quốc gia, để xét tốt nghiệp THPT, học sinh phải đăng ký và dự thi tối thiểu 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ. Đương nhiên, đối với các thí sinh (TS) dự thi tại các cụm thi tốt nghiệp, 100% học sinh chỉ đăng ký thi 4 môn, vì...