Những lưu ý lựa chọn du học
Sang năm thứ 3 liên tiếp chịu tác động từ dịch Covid-19, lĩnh vực giáo dục đại học quốc tế đang chuyển mình.
Cân nhắc những thay đổi, yêu cầu du học trong bối cảnh mới giúp sinh viên lựa chọn điểm đến học tập phù hợp và an toàn.
Các trường đại học trên thế giới phải thay đổi phương pháp giảng dạy liên tục trong 2 năm qua. Nhiều cơ sở đã chuyển từ dạy trực tiếp sang trực tuyến do các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của chính phủ. Đây là tình hình chung trên toàn thế giới.
Bước sang năm 2022, các cơ sở giáo dục đại học đang trở lại với phương pháp dạy trực tiếp nhưng tiếp tục ứng dụng và phát huy ưu điểm của dạy trực tuyến. Số khác vẫn tổ chức dạy trực tuyến.
Đơn cử, hầu hết các trường đại học tại Anh đang ứng dụng mô hình Môi trường Học tập ảo (VLE) để lưu trữ học liệu, thông tin của sinh viên. Trong trường hợp sinh viên không thể tham gia học trực tiếp, các em có thể duy trì việc học thông qua VLE.
Mỗi phương pháp giảng dạy hậu đại dịch Covid-19 thể hiện khả năng ứng dụng công nghệ và đối phó với dịch bệnh của các trường đại học nói riêng và của quốc gia. Khi chọn địa điểm du học và trường đại học, sinh viên nên tìm hiểu kỹ càng hơn về những phương pháp đào tạo hiện nay, kế hoạch ứng phó với Covid-19 hoặc hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh…
Mức độ an toàn
Năm 2022 vẫn là một năm gắn với đại dịch Covid-19 nhưng mỗi quốc gia đã có kế hoạch để đối phó với khủng hoảng này.
Đơn cử, tại Anh, các trường đại học hạn chế số lượng sinh viên trong khuôn viên trường, phân chia ca học để sinh viên đều có thể trải nghiệm cơ sở vật chất. Nước này cũng triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin mũi tăng cường để nâng cao độ phủ vắc-xin. Sinh viên quốc tế được phép tiếp cận với tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS).
Tại Mỹ, sinh viên được phép cởi bỏ khẩu trang trong khuôn viên trường học. Các quy định về phòng, chống dịch được nới lỏng tuỳ theo mức độ dịch từng bang.
Ở Australia, sinh viên quốc tế có thể nhập cảnh từ cuối tháng 2. Nhiều trường đại học có chính sách hỗ trợ chi phí tự cách ly, xét nghiệm Covid-19 cho sinh viên nhập cảnh. Chương trình học được giảm tải, nâng cao hoạt động thực hành, trải nghiệm nhằm bù đắp những gián đoạn của việc học trực tuyến trong 2 năm qua.
Video đang HOT
Mỗi quốc gia có quy định phòng chống dịch trong trường học khác nhau.
Xu hướng ngành nghề
Sinh viên hiện nay đã giảm mối quan tâm dành cho bằng cấp kinh doanh mà chuyển sang lĩnh vực sức khoẻ, công nghệ. Sinh viên Ấn Độ, quốc gia sở hữu số lượng sinh viên du học nước ngoài hàng đầu thế giới, đặc biệt quan tâm đến ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông. Hai năm trở lại đây, ngành học này được sinh viên Ấn Độ lựa chọn nhiều nhất.
Theo sau là những ngành học “dành cho tương lai” như an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo (AI). Với sự xuất hiện của dịch Covid-19 và tinh thần làm việc truyền cảm hứng của đội ngũ y tế trên khắp thế giới, ngành học về sức khoẻ, nghiên cứu y tế, khoa học y sinh cũng ghi nhận số lượng sinh viên đăng ký tăng vọt trong hai năm trở lại đây.
Do đó, tỷ lệ ứng tuyển vào những ngành học này tại các nước phát triển trong lĩnh vực giáo dục quốc tế được đánh giá tương đối khốc liệt. Thí sinh cần cân nhắc kỹ, chuẩn bị tốt nhất có thể cho hồ sơ du học giúp tăng cơ hội trúng tuyển.
Ngoài ra, sinh viên có thể chuyển hướng lựa chọn những điểm đến du học chất lượng nhưng không nhất thiết phải đứng hàng đầu thế giới. Đơn cử, Singapore ngày càng nổi bật trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin khi sở hữu nhiều trường đại học “trẻ tuổi” có tiềm năng của thế kỷ 21 như Trường Đại học Công nghệ Nanyang, Trường Đại học Quốc gia Singapore… Trung Quốc với Trường Đại học Thanh Hoa cũng đang khẳng định vị thế trong lĩnh vực giáo dục quốc tế.
Tài chính
Không ít du học sinh lựa chọn làm thêm khi đang du học để trang trải học phí và hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã cho thấy mức độ bất ổn của công việc làm thêm khi nhiều quốc gia, ngành nghề phải cắt giảm nguồn nhân lực.
Sinh viên làm thêm trong lĩnh vực dịch vụ – nhà hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch khi các doanh nghiệp đóng cửa, sa thải hàng loạt nhân viên. Các doanh nghiệp có thể nhận được một khoản tài trợ từ chính phủ nhưng sinh viên làm thêm gần như không được hưởng lợi ích này.
Du học năm 2022, sinh viên cần giữ đầu óc tỉnh táo không để bị lừa tham gia những công việc nguy hiểm, ảnh hưởng đến việc học tập hay thị thực. Tiếp đó, cần tuân thủ quy định về những việc được làm và không được làm đối với sinh viên làm thêm do các quốc gia đặt ra. Ví dụ, số giờ làm thêm của sinh viên chỉ giới hạn trong khoảng thời gian nhất định.
Nếu gặp khó khăn về tài chính, sinh viên có thể tìm đến trường đại học để nhận hỗ trợ.
Sự thay đổi
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kế hoạch du học của sinh viên theo nhiều cách khác nhau. Một số người đã thay đổi địa điểm du học vào phút chót. Đơn cử, Australia không còn là quốc gia được yêu thích nhất. Anh, Mỹ có thể nhường chỗ cho Canada, Singapore hay các quốc gia EU.
Điều chắc chắn duy nhất của năm 2022 là sự thay đổi. Cách tốt nhất để đối phó với sự thay đổi là chuẩn bị nhiều phương án. Hãy xem xét nhiều điểm đến du học, đề phòng tình huống các quy định phòng, chống dịch ở mỗi quốc gia thay đổi hoặc tình hình dịch bệnh tại các quốc gia.
Trong trường hợp xấu nhất là việc du học bị hoãn, đừng chờ đợi cho đến khi mọi việc suôn sẻ. Hãy thử tham gia các chương trình đào tạo trực tuyến do các trường đại học trên thế giới tổ chức. Hoặc xin thực tập tại địa phương để nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng làm việc trước khi bước vào thế giới thực.
Với những người đang tìm kiếm địa điểm du học, quy định và kế hoạch phòng chống Covid-19 của các quốc gia là rất quan trọng. Nó cũng là thước đo đánh giá mức độ phù hợp với khả năng chi tiêu, điều kiện sức khoẻ và nhận thức của sinh viên về dịch Covid-19.
Giáo viên mệt mỏi vì áp lực dạy "on-off"
Vừa phải dạy trực tiếp, vừa phải dạy trực tuyến, lịch học thì thay đổi liên tục là những áp lực mà giáo viên tại một số cơ sở giáo dục đang phải chịu.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học online qua các nền tảng công nghệ là giải pháp căn cơ để giáo viên và học sinh có thể duy trì được việc dạy và học bình thường.
Cực chẳng đã
Những tuần vừa qua, tình trạng một số giáo viên vừa phải dạy trực tiếp, vừa phải dạy trực tuyến không còn là chuyện cá biệt, mà đã xảy ra khá phổ biến trong các nhà trường trên cả nước bởi dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến khá phức tạp, nhiều học sinh không thể đến trường.
Theo đó, tại nhiều cơ sở giáo dục, giáo viên vừa lo giảng dạy, quán xuyến ở lớp dạy trực tiếp, song cũng luôn phải chú ý đứng vào gần chỗ đặt camera để nói, nhằm giúp học sinh nghe tiếng của mình được rõ hơn.
Một số giáo viên cho rằng, nếu như trước đây, chỉ riêng việc học trực tuyến đã khiến họ phải chật vật vì vừa phải làm giáo án điện tử, vừa phải phân bổ thời lượng học sao cho hợp lý, thì nay khi dạy kết hợp, giáo viên không những phải chuẩn bị bài giảng trực tiếp, mà còn phải chuẩn bị thêm cả bài giảng trực tuyến. Áp lực là nhân đôi, chưa kể đến những thời điểm một giáo viên phải dạy nhiều khối khác nhau.
Trong điều kiện dịch bệnh, mục tiêu đặt ra với ngành giáo dục là làm sao đảm bảo được chương trình và chất lượng một cách tốt nhất có thể, chứ không phải thực hiện kế hoạch đồng loạt đến trường hay đồng loạt ở nhà.
Cô giáo Đào M.A, giáo viên khối THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho hay, hiện cô vừa phải dạy trực tuyến, vừa dạy trực tiếp, có những lớp còn phải dạy kết hợp cả 2 hình thức. "Có ngày tôi phải dạy trực tuyến ở một lớp, đồng thời phải dạy trực tiếp cho lớp khác và chuẩn bị bài giảng trên slide cho các em đang phải học tập tại nhà, khiến lúc nào cũng trong tình trạng quay cuồng", cô M.A. nói.
Theo lời nữ giáo viên này, một tiết học chỉ có 40-45 phút, nhưng thời gian để kết nối thiết bị, ổn định lớp đã mất hàng chục phút, nên thời gian thực học chẳng có bao nhiêu. Đó là chưa kể đến việc chẳng may bị ngắt kết nối nhưng không có người hỗ trợ ngay, giáo viên sẽ rất khó khăn triển khai tiếp tiết dạy.
Lo lắng về hiệu quả dạy học không cao, cô giáo Nguyễn T.T, giáo viên một trường THCS của quận Đống Đa nêu ý kiến, khi kết hợp "on - off", những học sinh không đến trường ít nhiều sẽ bị hạn chế trong việc tiếp thu bài giảng theo giáo án dạy trực tiếp của giáo viên. Giáo viên cũng không thể dạy riêng cho những em này theo cách thiết kế của bài giảng trực tuyến.
Còn theo lời một giáo viên ở huyện Kim Bảng (Hà Nam), khi học on-off, khó khăn lớn nhất ở những trường công lập là trong nhiều phòng học không có máy móc, hệ thống mạng cố định. Thế nên, giáo viên dạy ở phòng nào phải tự xách thiết bị riêng của mình sang lớp đó để lắp đặt, kết nối. Việc này cũng mất khá nhiều thời gian, khi ấy học sinh học trực tiếp bị ảnh hưởng mà học sinh học online cũng chẳng có kết quả nhiều.
Đề xuất các trường được "tự quyết"
Chia sẻ với khó khăn của các giáo viên khi vừa phải giữ gìn sức khỏe chống chọi với Covid-19, vừa nỗ lực giảng dạy trong điều kiện hết sức khó khăn, thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, đây là khó khăn chung, để duy trì chất lượng dạy học, buộc các thầy cô phải thay đổi phương pháp giảng bài cũng như chuẩn bị giáo án, tài liệu để đáp ứng cả 2 yêu cầu dạy on - off.
Thầy Nhâm cho biết, ngoài việc dạy học trên lớp, nhà trường đã xây dựng hệ thống học trực tuyến, hỗ trợ học sinh tự học. Giáo viên giao bài, tương tác trên hệ thống và qua đó, theo dõi học sinh nắm bài đến đâu, tốc độ hoàn thành đến đâu.
Ở một góc nhìn khác, bà Văn Thùy Dương, Phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đề xuất, trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay thì nên giao quyền chủ động cho các trường tự quyết việc đi học trở lại khi đủ điều kiện, hoặc tiếp tục học online đến khi đủ điều kiện an toàn.
Bà Dương cho rằng, hơn ai hết, các trường tư thục đang phải gồng mình để tồn tại giữa dịch Covid-19, vẫn phải chi khi giảm nguồn thu. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại học trực tiếp phải được các trường hết sức cân nhắc, vì khi xuất hiện lây nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng giáo viên đứng lớp chứ không riêng học sinh, và cả khả năng đảm bảo xử lý tình huống y tế của từng trường để khống chế, kiểm soát mức độ lây lan.
Do đó, thay vì chỉ đạo đồng loạt, cơ quan quản lý chỉ nên ra các khuyến cáo để các trường làm căn cứ. Trong điều kiện dịch bệnh, mục tiêu đặt ra với ngành giáo dục là làm sao đảm bảo được chương trình và chất lượng một cách tốt nhất có thể, chứ không phải thực hiện kế hoạch đồng loạt đến trường hay đồng loạt ở nhà.
Lãnh đạo trường THCS-THPT Lương Thế Vinh cho rằng, vẫn còn khoảng thời gian hè để các trường củng cố kiến thức cho học sinh khi học trực tuyến, do đó không nên quá lo lắng về vấn đề chất lượng.
Một số ý kiến khác cũng đồng tình kiến nghị, vừa dạy trực tiếp vừa dạy online trong một lớp, cùng một khoảng thời gian sẽ rất khó mang lại hiệu quả. Nếu không điều chỉnh kịp thời, không chỉ học sinh học online tiếp thu bài không tốt, mà chính những học sinh đang học tập trực tiếp cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Thực tế vừa qua đã có một số cơ sở và giáo viên có cách làm sáng tạo khi tổ chức cho giáo viên phụ đạo thêm cho những học sinh ở nhà học bằng hình thức khác, thời điểm khác. Hay như một giải pháp được xem là hiệu quả là nhà trường sẽ tập trung tất cả học sinh F0 và F1 đang học chung một khối để phân công giáo viên dạy phụ đạo vào một số buổi trong tuần.
Dạy học '2 trong 1': Linh hoạt về công nghệ Mở cửa trường học là xu hướng chung ở nhiều nước trên thế giới, không chỉ Việt Nam. Tuy nhiên, khi dịch bệnh căng thẳng, việc tổ chức dạy học trở nên khó khăn, xuất hiện nhiều bất cập. Nhiều sáng tạo đã được giáo viên trên cả nước áp dụng để vừa dạy trực tiếp và dạy trực tuyến nhằm đáp ứng...