Những lưu ý đặc biệt về đăng ký xét tuyển và học phí đại học năm 2021
Phản hồi của Bộ GD&ĐT trước vấn đề các trường ĐH đồng loạt tăng học phí; những lưu ý đặc biệt cho thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học 2021; trường ĐH vào bảng xếp hạng quốc tế,… là thông tin GD đáng chú ý.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Lưu ý đặc biệt về đăng ký xét tuyển đại học 2021
Tuần qua, Bộ GD&ĐT công bố hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học năm 2021. Theo đó, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển chỉ được chọn một trong hai phương thức.
Phương thức 1: Đăng ký trực tiếp tất cả các thông tin trên phiếu ĐKDT kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học; cao đẳng năm 2021; thí sinh không được điều chỉnh thông tin đăng ký nguyện vọng xét tuyển khi điểm tiếp nhận đã cập nhật thông tin của thí sinh vào cơ sở dữ liệu trong thời gian quy định.
Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh được điều chỉnh ĐKXT tối đa 3 lần trong thời gian quy định và chỉ được thực hiện theo phương thức trực tuyến; Các thí sinh phúc khảo các bài thi/môn thi sẽ điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi có kết quả phúc khảo thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu, sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh.
Phương thức 2: Đăng ký trực tuyến (tại các nơi có đủ điều kiện), thí sinh đăng ký trực tiếp trên Phiếu ĐKDT và ĐKXT phần thông tin phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT; phần đăng kí nguyện vọng xét tuyển trực tuyến phải hoàn thành trong thời gian quy định và thí sinh có thể điều chỉnh nhiều lần thông tin đăng kí nguyện vọng xét tuyển trong thời gian quy định.
Đặc biệt, các trường không được thông báo thí sinh trúng tuyển dưới mọi hình thức khi thí sinh chưa tốt nghiệp THPT; sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu, mức điểm nhận xét tuyển cho từng phương thức tuyển sinh theo quy định của quy chế tuyển sinh.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Bộ GD &ĐT yêu cầu các trường ĐH giữ ổn định học phí
Trước sự việc từ năm học 2021-2022, nhiều trường đại học áp dụng mức thu học phí tăng mới, thậm chí gấp đôi hiện nay, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến hết năm học 2020 – 2021 (Nghị định số 86).
Bộ GD&ĐT đã có nhiều công văn, trong đó có công văn số 1505/BGDĐT-KHTC ngày 16.4.2021 chỉ đạo các cơ sở giáo dục giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 và tăng cường trách nhiệm giải trình trước người học về các mức thu.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi, lộ trình tăng học phí, xử lý kịp thời các vi phạm về quản lý học phí theo Nghị định 127/2018/NĐ-CP.
Theo đó, Tại dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021, nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh.
Nghị định dự thảo lần này với nhiều chính sách mới, có ý nghĩa lớn, gắn mức thu học phí không chỉ theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập mà quan trọng hơn còn gắn với kết quả kiểm định chất lượng GD&ĐT của các cơ sở GD-ĐT công lập, nhằm đảm bảo mức thu học phí tương xứng với chất lượng GD-ĐT.
Đồng thời cũng mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
4 cơ sở GDĐH Việt Nam được xếp hạng thế giới
Ngày 21/4, Tạp chí Times Higher Education (THE) đã công bố kết quả xếp hạng của bảng xếp hạng THE Impact Rankings. Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học lọt vào danh sách xếp hạng thế giới về mục tiêu phát triển bền vững.
Cụ thể: ĐH Quốc gia Hà Nội (vị trí 401-600), Trường ĐH Tôn Đức Thắng (401-600), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (601-800), và Trường ĐH Phenikaa (801-1000).
Cả 4 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều được xếp hạng cao ở SDG số 8 (Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững). Năm ngoái, Việt Nam có 2 cơ sở giáo dục đại học có mặt trong Bảng xếp hạng này.
Lần đầu tham gia trong kỳ xếp hạng của Impact Rankings của Times Higher Education năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội đã được đánh giá cao về các hoạt động phát triển, đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ quốc gia liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững với thứ hạng 401-600, trở thành 1 trong 2 cơ sở giáo dục đứng đầu ở Việt Nam trong Bảng xếp hạng này.
Trong kỳ xếp hạng năm 2021, trong số hơn 1.000 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng THE Impact Rankings, ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu tham gia tại 7 SDG (bao gồm: Hợp tác để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, Sức khỏe và cuộc sống tốt, Bình đẳng giới, Giáo dục có chất lượng, Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững, Giảm bất bình đẳng, Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh) và đã có thứ hạng nổi bật ở 4 SDG.
THE Impact Rankings công bố kết quả xếp hạng lần đầu năm 2019, hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs) của Liên Hợp Quốc (có hiệu lực kể từ năm 2016), kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng. Nói cách khác, Bảng xếp hạng này đánh giá tầm ảnh hưởng (Impact) và đóng góp của các cơ sở giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sống.
[Tiếng dân] Học phí - mối quan tâm lớn của phụ huynh
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến hết năm học 2020 - 2021 đã hết hiệu lực.
Ảnh minh họa
Hàng triệu gia đình đang như ngồi trên đống lửa khi nghe tin học phí các trường đại học sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Các trường đại học đều bắt đầu công bố lộ trình tăng học phí cho năm học 2021 - 2022 và những năm tiếp đó theo đề án đổi mới cơ chế hoạt động tự chủ chi thường xuyên.
Các ngành Y, Dược, CNTT những nghề mà thị trường đang thiếu dự kiến sẽ tăng học học phí chóng mặt. Theo đó, trường ĐH Công nghệ thông tin đưa ra mức học phí là 25 triệu đồng/năm (hệ đại trà), 35 triệu đồng (hệ chất lượng cao), 45 triệu đồng (chương trình tiên tiến); sau đó những năm tiếp theo, học phí ở mỗi hệ đào tạo tăng thêm 5 triệu đồng.
Với ĐH Bách khoa, chương trình bình thường có mức học phí là 25 triệu đồng/năm (tăng 13 triệu đồng); chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Anh là 66 triệu đồng (tăng 36 triệu đồng).
Khu vực phía Nam, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố, từ năm học 2021 - 2022, trường dự kiến áp dụng mức học phí mới, trong đó, nhóm ngành Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt có mức 32 triệu đồng/năm, các ngành còn lại 28 triệu đồng. So với năm 2020, mức học phí này đã tăng hơn 2 lần.
Bộ GD&ĐT đang phối hợp với các bộ, ngành, lấy ý kiến các địa phương, các cơ sở giáo dục trên cả nước để hoàn thiện dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Đối với các trường công lập dự thảo lần này, Bộ GD&ĐT gắn mức thu học phí với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo trường công lập, nhằm bảo đảm mức thu học phí tương xứng với chất lượng. Dự thảo quy định mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 10% đối với giáo dục mầm non, phổ thông và không quá 15% đối với đào tạo đại học (riêng mức thu năm học 2021 - 2022 không được vượt quá mức thu học phí năm học 2020 - 2021).
Dường như người dân đã làm quen dần với xu hướng tăng học phí của các trường đại học để con em có thể được học trong môi trường đào tạo có chất lượng. Theo đó, trường nào chất lượng đào tạo cao thì học phí đắt và ngược lại, một xu hướng mà các nước trên thế giới vẫn áp dụng, bất kể trường công lập hay dân lập. Những trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2 - 2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.
Đối với trường công lập đến nay vẫn chưa có kế hoạch tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thì thực hiện mức thu học phí không quá một mức trần nhà nước quy định. Các trường ngoài công lập vẫn được tự quyết định mức thu học phí, nhưng phải công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Nếu như quyết định chưa tăng học phí trong năm học 2021 - 2022 của tân Bộ trưởng GD&ĐT đang được người dân ủng hộ thì mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 15% đối với bậc đại học đã khiến không ít phụ huynh boăn khoăn. Bởi trong 1 năm tới, chưa có gì đảm bảo nền kinh tế có thể hồi phục trong bối cảnh Covid-19 còn chưa giảm.
Có phải học phí đại học thấp thì chất lượng không cao! Dư luận đang nóng về câu chuyện học phí, nói chính xác hơn là nhiều trường đồng loạt tăng học phí, thậm chí mức tăng rất cao. Tại sao lại đúng vào thời điểm này? Tòa nhà điều hành (Thiên Lý) của ĐH Nông Lâm TP.HCM. Ảnh: TL Hiện tại, các cơ sở giáo dục công lập đang thực hiện thu học phí...