Những lưu ý cho thí sinh xét tuyển khối ngành sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đang được thí sinh quan tâm nhiều, đặc biệt sau 1 năm cả thế giới trải qua dịch Covid-19.
Đại diện các trường tham gia chương trình tư vấn tại Báo Thanh Niên chiều 2.3 – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Chính vì thế, nhiều thông tin hữu ích về xét tuyển khối ngành này đã được đại diện các trường ĐH thông tin đến thí sinh trong chương trình trực tuyến Chọn ngành cho tương lai.
Chương trình do Báo Thanh Niên tổ chức với sự tài trợ của THACO, được phát trực tiếp trên các kênh thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên vào chiều 2.3.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Mở thêm nhiều ngành mới
Tại chương trình tư vấn, đại diện các trường ĐH cho biết năm nay riêng đối với khối ngành khoa học sức khỏe, các trường đã mở thêm những ngành mới mà thí sinh cần lưu ý.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết đối với khối ngành sức khỏe, từ năm 2020 có điểm thay đổi nhỏ là Bộ GD-ĐT cho phép các trường ĐH sử dụng phương thức xét học bạ, trong đó có thêm điều kiện ràng buộc là bên cạnh tốt nghiệp loại giỏi năm 12 thì cho phép điểm xét tốt nghiệp từ 8.0 trở lên. Mặc dù đây là điểm nhỏ nhưng lại rất quan trọng với các thí sinh và có ưu thế cho những em đã có chiến lược đầu tư học khối ngành sức khỏe ngay từ đầu.
Tiến sĩ Hải thông tin nhà trường vẫn giữ 3 phương thức xét tuyển là xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT và xét học bạ. Ngoài ra, năm nay trường có thêm một phương thức mới là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực.
“Năm nay, trường dự kiến mở mới 2 ngành khối khoa học sức khỏe là y học cổ truyền, kỹ thuật y sinh và quản trị bệnh viện. Khi xét học bạ với khối ngành khoa học sức khỏe, thí sinh lưu ý xét vào ngành điều dưỡng thì phải tốt nghiệp loại khá, y khoa và dược phải tốt nghiệp giỏi. Vì vậy, với khối ngành này, thí sinh phải chờ khi đã học xong lớp 12 mới nên đăng ký xét tuyển”, tiến sĩ Hải thông tin.
Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết năm nay trường không có nhiều thay đổi và vẫn có 5 phương thức xét tuyển nhưng riêng với khối ngành khoa học sức khỏe thì chỉ áp dụng 4 phương thức là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và xét tuyển thẳng theo quy định.
Tiến sĩ Tuấn cũng thông tin đối với khối ngành sức khỏe, hiện nay nhà trường có 4 ngành tuyển sinh là: răng hàm mặt, dược học, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm và dự kiến mở 2 ngành là y khoa và y học cổ truyền.
Đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Truyền thông, cũng cho biết ngoài các ngành đào tạo như các năm thì năm nay ở khối khoa học sức khỏe, trường dự kiến mở 2 ngành mới là điều dưỡng và xét nghiệm y học. Trường sẽ xét tuyển theo các phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và xét học bạ.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Thảo My, Trưởng ban Đào tạo Khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết trường vẫn giữ 5 phương thức xét tuyển như các năm. Nhưng thí sinh lưu ý ở phương thức 3 của trường có đặc biệt hơn vì đây là kỳ thi riêng của trường.
Thạc sĩ My thông tin đối với khối ngành sức khỏe, nhà trường có 5 ngành đào tạo là: y khoa, dược học, y học cổ truyền, y tế dự phòng và kỹ thuật xét nghiệm y học. Với kết quả của năm 2020, phương thức 1 và 2 (xét học bạ và điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT) được thí sinh quan tâm rất nhiều.
Học nha khoa có thể làm giàu?
Tại chương trình, một thí sinh đặt câu hỏi: “Các bác sĩ khi mở phòng nha khoa thì rất giàu. Vậy nếu học ngành răng – hàm – mặt thì có phải đều có thể làm giàu như vậy? Thí sinh học ngành này phải đối diện với những khó khăn gì?”.
Chia sẻ với thí sinh, tiến sĩ Tuấn cho biết đây là một ngành khó trong khối khoa học sức khỏe nhưng cũng là một trong những ngành dễ làm giàu. Mà thực chất học ngành nào cũng đều có khả năng làm giàu nếu học giỏi. Tiến sĩ Tuấn cũng cho biết đầu vào của khối ngành sức khỏe khó hơn rất nhiều so với các ngành khác, nên đây cũng là một thách thức cho thí sinh khi theo học khối ngành này.
Về vấn đề này, tiến sĩ Võ Thanh Hải cũng cho biết ngành y đa khoa và răng hàm mặt là 2 ngành có mức học phí cao nhất và dài nhất trong thời gian đào tạo, cũng là 2 ngành tập trung số lượng thí sinh giỏi nhất.
Sáng nay, 1,7 triệu học sinh TP.HCM đi học trở lại
Sáng nay 1.3, khoảng 1,7 triệu học sinh từ mầm non cho đến THPT tại TP.HCM đã quay trở lại trường sau gần một tháng nghỉ Tết Nguyên đán và ngừng học tập trung tại trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Học sinh rửa tay sát khuẩn khi bước vào cổng trường - KHẢ HÒA
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Thanh Niên , ở tất cả trường học đều bố trí máy, đồ dùng rửa tay sát khuẩn và phân công giáo viên, nhân viên trực đo thân nhiệt của học sinh để thực hiện theo các nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19.
Hàng triệu niềm vui ngày học sinh TP.HCM trở lại trường sau đợt nghỉ dài vì Covid-19
Tại Trường THCS Nguyễn Du (quận 1), ngay khi bước chân vào cổng trường, nhân viên bảo vệ nhắc từng học sinh rửa tay sát khuẩn và sau đó đến công đoạn giáo viên đo thân nhiệt.
Bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, cũng túc trực tại cổng trường để giám sát, nhắc nhở giáo viên, học sinh không lơ là các nguyên tắc trong phòng chống dịch Covid-19.
Học sinh sinh hoạt dưới cờ tại lớp - KHẢ HÒA
Học sinh Bảo Anh, lớp 6, Trường THCS Nguyễn Du, cho biết: "Tối hôm qua mẹ con đã cho con đọc thông báo và hướng dẫn của trường gửi về các nguyên tắc phòng dịch Covid-19. Con đã chuẩn bị khẩu trang dự phòng, nước sát khuẩn và bình nước cá nhân. Do năm trước con đã có sự chuẩn bị và được nghe hướng dẫn nhắc nhở nên cũng phần nào bớt lo lắng. Chúng con đến trường sẽ thực hiện theo đúng những hướng dẫn của y tế và thầy cô".
Tương tự, tại Trường THCS Colette (Quận 3, TP.HCM), ban Giám hiệu phân công giáo viên trực tại các cổng ra vào của trường để kiểm tra thân nhiện và nhắc nhở học sinh thực hiện rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid-19.
Lãnh đạo nhà trường cho hay, tiết đầu tiên trong ngày hôm nay, giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp sẽ sinh hoạt với học sinh tại lớp để nhắc nhở và dặn dò học sinh về bảo vệ an toàn cho bản thân và cộng đồng trong thời gian này.
Học sinh khai báo y tế - KHẢ HÒA
Để đảm bảo an toàn cho học sinh khi quay trở lại với việc học tập trung, ông Dương Trí Dũng , Phó giám đốc GD-ĐT TP.HCM, đã yêu cầu các trường phải tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 khi học sinh đi học trở lại. Theo chỉ đạo của Sở thì ngoài việc vệ sinh môi trường, phòng học... các cơ sở giáo dục lưu ý toàn thể giáo viên, nhân viên, cán bộ, học sinh, sinh viên và học viên phải thực hiện việc khai báo y tế nghiêm túc, trung thực trong ngày đầu tiên đi làm, đi học trở lại, xây dựng phương án cụ thể để thực hiện hiệu quả nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.
Đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trường Đầu tuần này, học sinh TP.HCM và Hà Nội sẽ trở lại trường sau thời gian nghỉ tết và phòng dịch Covid-19. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, từ đầu tháng 3, cả nước có 61/63 tỉnh, thành quyết định cho học sinh đi học trở lại. Trường học tại TP.HCM phun thuốc khử khuẩn đón học sinh trở lại trường hôm nay...