Những lưu ý cần nhớ khi tập thể thao vào mùa hè
Tập thể thao vào mùa hè hay bất kì mùa nào đều có tác dụng rất lớn đối với sức khoẻ và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng người tập luyện cần đảm bảo một số nguyên tắc tránh gây tác dụng ngược khi tập.
1. Khung giờ hợp lý để tập thể thao vào mùa hè
Với điều kiện thời tiết oi nóng người tập thể thao cần phải chú ý tới cường độ (mức) cũng như thời điểm tập luyện hợp lý. Đặc biệt là vào các khung giờ nhiệt độ cao điểm nhất là trước và sau buổi trưa ( 10h – 15h). Những người tập các môn vận động ngoài trời cần chú ý tới điều này. Nếu như muốn tập, hãy tập vào khung trước 9h sáng và sau 16h chiều.
Nếu tập vào các thời điểm nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ bị say nắng, đột quỵ, cộng thêm việc tia tử ngoại ở khoảng thời gian này ở mức rất mạnh có thể khiến da bị bỏng, cháy nắng; nguy hiểm hơn là nguy cơ tổn thương não và võng mạc do tia tử ngoại xuyên qua da và xương.
2. Thời gian luyện tập thường là 30 phút
Tập thể thao vào mùa hè nên kéo dài từ 20 – 30 phút rồi nghỉ ngơi sau đó mới tập tiếp để cơ thể thải bớt nhiệt. Bạn không nên tập liên tục trên 60 phút liên tục.
Đối với những người có nhu cầu tập nhiều hơn thì tập từ 30 – 45 phút/1 lần tập là được. Người đang giảm béo thì nên tập trong khoảng 40 phút/1 lần.
Nên tập luyện từ 20 – 30 phút/ 1lần (Ảnh: Internet)
Ngoài ra người đang giảm cân ngoài việc tập luyện thể thao thì cần có chế độ ăn uống khoa học, không nhịn đói hay cắt giảm quá mức khiến đường huyết bị tụt giảm ảnh hưởng tới sức đề kháng do vào mùa hè năng lượng mà cơ thể tiêu hao là rất lớn.
3. Bổ sung nước trước và sau khi tập thể thao
- Uống nước trước và sau khi tập
Tập thể thao vào mùa hè khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn do vậy cần bổ sung nước trước và sau khi tập tránh nguy cơ mất nước, mất muối. Nếu không kịp bổ sung cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi và dễ bị chuột rút hơn.
Duy trì thói quen uống nước trước và sau khi tập (Ảnh: Internet)
Các chuyên gia khuyến khích việc uống ít nhất 2 cốc nước trước khi tập khoảng 30 phút sẽ giúp chống mất nước hiệu quả hơn. Điều này cũng cần thiết trong suốt quá trình tập, nếu như cảm thấy khát nước bạn cũng có thể uống một ngụm nhỏ. Tại sao trong khi tập chỉ nên uống một ngụm nhỏ khi khát?
Nguyên nhân là do nếu uống nhiều nước có thể gây ra hiện tượng “xóc bụng”, không tốt cho quá trình tập.
Loại nước cho người tập thể thao mùa hè nên là nước đường muối có công thức tương tự như nước bù điện giải oresol. Nếu thời gian tập luyện ở ngoài trời quá 30 phút thì cần bổ sung nước muối nhạt hay nước muối sinh lý trong quá trình tập.
- Không uống quá nhiều nước sau khi tập
Cũng giống như việc không nên uống quá nhiều nước trước khi tập, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước sau khi kết thúc buổi tập thể thao vào mùa hè. Điều này không hề tốt cho sự tuần hoàn máu cũng như hệ tiều hoá mà còn gây áp lực cho tim. Mồ hôi có thể ra nhiều hơn, lượng muối cũng bị mất khiến bạn dễ bị chuột rút và tăng nguy cơ co giật.
Video đang HOT
4. Không tắm ngay sau khi tập xong
Do việc tập thể thao vào mùa hè khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng nhanh nên các mao mạch ở dưới da sẽ ở trạng thái giãn nở để cơ thể có thể toả nhiệt. Vì thế mà việc tắm ngay sau khi tập sẽ khiến các mạch máu này bị co lại đột ngột dẫn tới nguy cơ rối loạn nội tạng trong cơ thể, dễ bị cảm hơn.
5. Không ăn đồ lạnh sau khi tập
Cũng nguy hiểm như việc tắm ngay sau khi tập thể thao vào mùa hè, người tập cũng không nên ăn đồ lạnh ngay như kem, mỳ lạnh,… do khi tập các cơ bắp có một lượng máu lớn đổ về, ngược lại hệ thống tiêu hoá lại ở trong trạng thái bị thiếu máu.
Do vậy việc tiêu thụ thức ăn lạnh khiến nhiệt độ trong dạ dày giảm, dịch vị trong dạ dày bị loãng gây hiện tượng đầy bụng và thậm chí là viêm dạ dày cấp tính.
6. Một số lưu ý khác
- Nên thay áo sau khi tập
Dưới tác động của mức độ tập cũng như nhiệt độ mà người tập thể thao vào mùa hè thường ra nhiều mồ hôi. Bạn nên thay áo sau khi tập để tránh bị viêm khớp, thấp khớp. Không nên chờ đến khi áo khô.
- Không tập luyện quá sức: Hãy dừng khi cảm thấy mệt lúc tập, không nên gắng sức có thể dẫn tới kiệt sức, đột quỵ.
- Ưu tiên lựa chọn các môn thể thao trong nhà và dưới nước thay thế như bơi lội, yoga, tập gym,..
Mùa hè nên ưu tiên lựa chọn các môn thể thao trong nhà (Ảnh: Internet)
- Khi tập thể thao ngoài trời thì cần bảo hộ cơ thể tốt bằng kem chống nắng, mũ chống nắng, kính râm,…
- Có thể mang thêm một số thuốc hỗ trợ đề phòng bị say nắng hay cảm nắng.
Không chỉ là nắng nóng, đây là kẻ thù số 1 của con người trong ngày Hè: Hãy nghe chuyên gia nói!
Trong những ngày hè, không chỉ có nắng nóng khiến con người mệt mỏi, còn có một 'kẻ thù' vô hình khác tác động đến sức khỏe chúng ta.
Theo số liệu Chỉ số tia UV (UV Index) cập nhật hàng ngày của WoEurope.EU, ngày 21/5/2020 - khi Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta bước vào đỉnh điểm của đợt nắng nóng, Chỉ số tia UV tại riêng thủ đô Hà Nội đo được là 10 - Mức rất nguy hiểm (cao nhất trong nhóm báo động Đỏ) theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Điều này có nghĩa là UV Index 10 có nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt là da và mắt.
Thang đo ứng với màu sắc của Chỉ số UV. Nguồn: WHO.
Đến ngày 22/5, khi nắng nóng đã giảm nhiệt thì UV Index đo được đã giảm xuống còn 7 (mức cao, màu vàng cam). Dự báo đến ngày 25/8, Chỉ số UV ở mức 8.
Dù vậy, các chuyên gia thuộc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo người dân khi ra đường nên trang bị những vật dụng cần thiết để che chắn cho da, mắt. Đặc biệt là trong những tháng hè nóng nực, nên ở trong nhà vào những giờ nắng cao điểm từ 10 giờ sáng và 4 giờ chiều.
Sở dĩ, các chuyên gia FDA đưa ra khuyến cáo như vậy là vì tia UV có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người, có thể gây các bệnh về da như cháy nắng, lão hóa sớm, ung thư da - cũng như các bệnh về mắt như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc...
Vậy, tia UV là gì? Bức xạ tia UV là gì và Chỉ số UV được đo như thế nào? Nếu hiểu rõ các vấn đề này, bạn sẽ biết cách bảo vệ bản thân và người thân trong những ngày hè nắng nóng sắp tới.
1. TIA UV, BỨC XẠ UV LÀ GÌ?
UV là từ tiếng Anh viết tắt của Ultraviolet, có nghĩa là tia cực tím hoặc tia tử ngoại. Nguồn tự nhiên phát ra tia cực tím là Mặt Trời, các ngôi sao trẻ khổng lồ trong vũ trụ.
Theo Hiệp hội Vật lý Y tế Mỹ (HPS), "nguồn nhân tạo phát ra tia UV bao gồm buồng tắm nắng, ánh sáng màu đen, đèn diệt khuẩn, đèn hơi thủy ngân, đèn halogen, đèn phóng điện cường độ cao, nguồn huỳnh quang, đèn sợi đốt, và một số loại tia laser."
Bức xạ UV chỉ là một dạng của bức xạ và nó được đo trên thang đo khoa học gọi là phổ điện từ (EM).
Mặt Trời tạo ra 3 loại tia bức xạ UV chính, gồm:
- Bức xạ UVA: Có bước sóng dài nhất, dao động từ 315 - 400 nm. Không bị tầng Ozone hấp thụ, truyền qua khí quyển Trái Đất. UVA có bước sóng dài nhất nên có thể xuyên qua lớp giữa của da (lớp hạ bì). 99% tia UV đến được mặt đất, tiếp xúc với cơ thể người thuộc dạng bức xạ UVA, với một lượng nhỏ bức xạ UVB.
Tác hại: Cháy nắng, làm đen da, gây lão hóa da; Gây thoái hóa hoàng điểm ở mắt.
- Bức xạ UVB: Có bước sóng dài thứ hai, dao động từ 280 - 315 nm. Loại bức xạ này bị tầng Ozone hấp thụ phần lớn. UVB có thể chạm đến lớp ngoài của da (lớp biểu bì).
UVA có thể xuyên qua lớp giữa của da (lớp hạ bì), UVB có thể chạm đến lớp ngoài của da (lớp biểu bì). Ảnh: Internet
Tác hại: Gây say nắng, tổn thương da. Nếu tiếp xúc lâu/thường xuyên dưới ánh nắng, có thể gây ung thư da; Gây các bệnh ở mắt: Viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng; Gây ức chế hệ thống miễn dịch.
- Bức xạ UVC: Có bước sóng ngắn nhất, dao động từ 100 - 280 nm. Tất cả UVC và khoảng 90% bức xạ UVB được hấp thụ bởi tầng Ozone, hơi nước, Oxy và CO2.
Tác hại: Đây là bức xạ UV có năng lượng cao nhất, có thể gây ung thư da trong thời gian tiếp xúc ngắn dưới ánh nắng.
2. CHỈ SỐ TIA UV LÀ GÌ?
Chỉ số tia cực tím (UVI) là thang đánh giá, với các số từ 1 đến 11, cho biết lượng tia UV gây hại cho da, mắt đến bề mặt Trái Đất vào ban ngày.
Chỉ số UV hàng ngày dự báo lượng UV đến khu vực của bạn vào buổi trưa khi Mặt Trời đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời. Số lượng UVI càng cao, bạn sẽ tiếp xúc với các tia UV càng mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển một hệ thống màu sắc được quốc tế công nhận tương ứng với mức độ UVI.
Theo đó (xem hình):
Khuyến cáo người dân tự cách bảo vệ sức khỏe theo UVI. Nguồn: WHO.
- UVI từ 1 đến 2: Bạn không cần che chắn, và có thể ở ngoài trời an toàn.
- UVI từ 3 đến 7: Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể: Khi đi ra ngoài, cần bôi kem chống nắng, đeo mũ, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài. Nên đi vào chỗ râm.
- UVI từ 8 đến 11: Bảo vệ tối ưu cơ thể: Tránh ra đường vào các giờ nắng nóng cao điểm. Đi vào chỗ râm mát, thực hiện các biện pháp che chắn cần thiết ở bước 2.
3. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ UV
Theo WHO, dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ (cao-thấp) của tia UV:
- Mặt Trời: Mức độ bức xạ UV mạnh nhất vào buổi trưa khi Mặt Trời ở điểm cao nhất trên bầu trời. Do đó, bức xạ UV thay đổi theo thời gian trong ngày và thời gian trong năm, với mức tối đa xảy ra khi Mặt Trời ở độ cao tối đa, vào khoảng giữa trưa trong những tháng mùa hè.
- Vĩ độ: Vĩ độ càng gần xích đạo, mức độ bức xạ UV càng cao. Nguyên nhân là vì tầng Ozone ở khu vực xích đạo mỏng hơn một cách tự nhiên, do đó ít có khả năng hấp thụ bức xạ UV.
- Độ che phủ của mây: Mức độ bức xạ UV cao nhất trên bầu trời không có mây. Tuy nhiên, không có điều ngược lại, bởi ngay cả khi trời nhiều mây, mức độ bức xạ UV có thể cao do sự tán xạ bức xạ UV bởi các phân tử nước và các hạt mịn trong khí quyển.
UVI từ 3 đến 7: Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể: Khi đi ra ngoài, cần bôi kem chống nắng, đeo mũ, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài. Ảnh minh họa: Internet
- Độ cao: Độ cao là một yếu tố góp phần vào mức độ tia UV. Với mỗi 1000 mét tăng độ cao, mức độ UV tăng từ 10% đến 12%.
- Tầng Ozone: Ozone có vai trò lớn trong việc hấp thụ UVC (tia cực tím có năng lượng cao nhất). Tuy nhiên, nếu tầng này bị mỏng hoặc thủng thì lượng UVC lọt xuống mặt đất tăng lên.
- Phản xạ mặt đất: Bức xạ UV bị phản xạ hoặc tán xạ đến các mức độ khác nhau bởi các bề mặt khác nhau, ví dụ như tuyết có thể phản xạ tới 80% bức xạ UV, cát bãi biển khô khoảng 15% và bọt biển khoảng 25%.
Ngoài ra, các vật dụng như kính râm (được đánh giá bảo vệ mắt khỏi tia cực tím), mũ rộng vành và kem chống nắng có thể giúp bảo vệ mắt và da của bạn khỏi tia UV.
4. SỰ SUY GIẢM TẦNG OZONE VÀ TÁC HẠI ĐẾN CƠ THỂ NGƯỜI
Tia UVC dù đã bị tầng Ozone hấp thụ, tuy nhiên, do ảnh hưởng từ các hoạt động của con người nên tầng Ozone đang bị suy yếu, có nơi bị thủng tầng Ozone. Vô hình chung cho phép các bức xạ tia cực tím năng lượng cao (UVC) lọt xuống bề mặt Trái Đất, gây tác động trầm trọng đến sức khỏe con người.
Khi tầng Ozone trở nên mỏng hơn, bộ lọc bảo vệ được cung cấp bởi khí quyển sẽ giảm dần. Do đó, con người và môi trường tiếp xúc với mức độ bức xạ UV cao hơn và đặc biệt là mức độ UVB/UVC cao hơn có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe con người, động vật, sinh vật biển và đời sống thực vật.
Các mô hình tính toán dự đoán rằng giảm 10% Ozone tầng bình lưu có thể gây ra thêm 300.000 ca ung thư da không phải khối u ác tính và 4.500 ca ung thư da khối u ác tính; đồng thời gây ra từ 1,6 đến 1,75 triệu ca đục thủy tinh thể trên toàn thế giới mỗi năm.
Mặt tốt của tia UV:
Theo tổ chức nghiên cứu về ung thư của Anh (Cancer Research UK), mặc dù tiếp xúc với tia UV có thể dẫn đến ung thư da, một số tình trạng da có thể được điều trị bằng ánh sáng tia cực tím, ví dụ như liệu pháp điều trị bằng tia cực tím Psoralen (PUVA).
Hiểu về tia UV, mức độ của chúng sẽ giúp bạn và người thân tự bảo vệ mình trong những ngày hè nắng nóng.
Khi cơ thể có 1 trong 8 triệu chứng này, hãy tìm cách kiểm soát cân nặng ngay trước khi để ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe Trong cuộc đời phụ nữ, có những thời điểm dễ bị tăng cân vì trải qua giai đoạn sinh lí tự nhiên, tuy nhiên, đôi khi chúng ta không hề nhận ra được sự thay đổi trong cân nặng của chính mình... Tăng cân nhanh là một trong những nỗi sợ muôn thuở của chị em phụ nữ. Một thân hình nặng nề...