Những lớp học đặc biệt theo phong cách Montessori
Tại trường Tiểu học và THCS Maya, ngôi trường phổ thông Montessori đầu tiên ở Việt Nam, học sinh lớp 1-2-3 học chung, được thực hành nghề mộc, may thêu, trồng vườn…
Sau giờ ăn trưa thứ sáu, nhóm học sinh Tiểu học và THCS Maya theo cô giáo đi bộ chừng 500 m trên con đường dốc xuyên qua rừng tre để đến xưởng mộc trên đỉnh đồi.
Cô Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay các em được lựa chọn xưởng, câu lạc bộ yêu thích, xuất phát từ triết lý “Follow the child” (theo trẻ) trong Montessori. “Khi trẻ được tự do lựa chọn, các em sẽ yêu công việc của mình và có động lực để thực hiện. Tự do đi cùng với trách nhiệm. Thỉnh thoảng các em cũng chọn nhầm, nhưng có trách nhiệm thực hiện cho tới khi hết học phần đã đăng ký”, cô Thủy nói.
Trường Maya có các xưởng: thủ công (gốm, may – thêu – đan), mộc và tự động hóa, mỹ thuật ứng dụng, thảo mộc và chế biến nông sản, nông trại… Trong mỗi xưởng, những người có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề sẽ hỗ trợ học sinh. Các em được tìm hiểu, làm chủ dụng cụ, máy móc trong xưởng để phục vụ sản xuất. Sản phẩm sẽ được trưng bày và bán trong khuôn viên và hội chợ của trường.
Một học sinh lớp 2 vẽ mẫu thêu trong xưởng thủ công. “Con đang thêu họa tiết gấu lên vải để làm vỏ gối. Con cần làm xong để bày bán trong hội chợ Tết của trường”, em nói.
Một nhóm học sinh trung học của xưởng thảo mộc và chế biến nông sản đang thu hoạch lá xả để chế biến tinh dầu.
Một học sinh tiểu học tưới nước cho những cây cà rốt mới trồng. Ở trường Maya, khi tham gia các hoạt động tại nông trại, học sinh từ nhỏ đến lớn đều được phân công nhiệm vụ, từ việc tưới nước, nhổ cỏ đến cuốc đất, đóng hàng rào.
“Ở trường, học sinh được hướng dẫn từng bước để tham gia vào chăm sóc môi trường xung quanh, từ đó cảm thấy tự tin và tự hào với năng lực của chính mình. Cha mẹ hiểu những hoạt động này là cần thiết và các con sẽ luôn được đảm bảo an toàn”, Hiệu trưởng Thủy chia sẻ.
Bên cạnh hoạt động thực hành trong các xưởng, học sinh được tự do lựa chọn câu lạc bộ âm nhạc hoặc chơi môn thể thao yêu thích với những giáo viên chuyên nghiệp. Với nghệ thuật, trường Maya có các lớp học keyboard, guitar, ukelele, hợp xướng. Học sinh yêu thích thể thao có thể lựa chọn bơi, võ thuật, yoga, dance, bóng đá, bóng rổ, kỹ năng sinh tồn.
Học sinh tập luyện trong câu lạc bộ hợp xướng của trường.
Ngoài các hoạt động thực tế, học sinh trường Maya còn tham gia lớp học thuật vào buổi sáng và đảm bảo các yêu cầu theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bậc tiểu học tại đây có mô hình lớp học trộn tuổi. Học sinh lớp 1-3 học cùng nhau trong không gian chung gọi là “nhà tiểu học”, được học các môn như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh với năm giáo viên. Không có thời gian biểu giống nhau cho tất cả học sinh trong cùng một lớp. Học sinh được chủ động lựa chọn nội dung học tập theo kế hoạch đã xây dựng với thầy cô.
Ở mỗi môn, cách học của mỗi em cũng khác nhau. Với môn Toán, các em được lựa chọn giáo cụ để phục vụ bài học. Cùng là học đếm, có em sử dụng chuỗi hạt để thực hiện, có em dùng các miếng gỗ nhỏ.
Giữa lớp học “trộn tuổi”, một thầy giáo nước ngoài tập trung dạy môn Khoa học cho học trò.
“Nhiều phụ huynh nhìn cảnh này sẽ thấy các con quá tự do nhưng các con có trách nhiệm hoàn thành bài để chiều được tham gia hoạt động yêu thích khác, từ đó tập trung hơn”, Hiệu trường trường nói.
Hai học sinh lớp 1 làm toán với những giáo cụ trong lớp. Trong “nhà tiểu học” có nhiều giáo cụ và phiếu bài tập được để trên giá. Các em có thể tự lựa chọn giáo cụ phù hợp để làm và tự đối chiếu để biết kết quả ngay tại lớp. Học sinh không có phiếu bài tập về nhà.
Các loại sách, bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt, phù hợp với lứa tuổi luôn được đặt trên giá trong các phòng học. Học sinh được khuyến khích tự tìm hiểu và học tập theo nhóm.
“Với việc học cùng các bạn ít tuổi hơn, bằng hoặc lớn hơn, các con sẽ được cộng tác, làm việc với nhau. Bé lớp 1 chưa biết làm Toán có thể xin sự giúp đỡ từ các anh chị. Anh chị lớp 2-3 sẽ hỗ trợ các em và nhận lại sự cảm ơn. Từ đó, kỹ năng giao tiếp xã hội và cộng tác nhóm được phát triển”, cô Thủy nói.
Bữa ăn trưa tại trường phổ thông Montessori như một lớp học đặc biệt. Học sinh tự “order” (chọn món) với các mức giá và tự phục vụ. Học sinh tiểu học chưa biết đọc sẽ được giáo viên hỗ trợ.
Hải Dương: Bắt những con đặc sản ngoài đồng mang về làm mắm, bất ngờ nhất là có người đặt mua cả chum to
HTX Bảo tồn và khai thác rươi, cáy tự nhiên, chế biến nông sản sạch Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đang nỗ lực xây dựng sản phẩm mắm rươi, mắm cáy theo hướng OCOP thuộc Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" của tỉnh Hải Dương.
Điều quan trọng nhất đối với mắm rươi, mắm cáy là nguyên liệu con rươi, con cáy đặc sản phải tươi sống. Những con rươi, con cáy đã chết đều không làm được mắm.
Sản phẩm mắm rươi, mắm cáy của xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương được nhiều người tin dùng
Để mắm rươi, mắm cáy là sản phẩm nông nghiệp bền vững của địa phương, các thành viên trong HTX luôn học hỏi kinh nghiệm để tạo môi trường sạch cho rươi, cáy sinh sống, tạo nguồn nguyên liệu làm mắm phục vụ thực khách quanh năm.
Ông Nguyễn Văn Suốt ở thôn Kiên Nhuệ cho biết: "Nếu phun thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng này thì con rươi, con cáy đặc sản không còn đất sống. Chúng chỉ tồn tại ở vùng đất sạch tự nhiên".
Vì vậy, ngay khi thu hoạch hết mùa rươi, lúc đó cũng đã vãn mùa cáy (tháng 2 âm lịch hằng năm), người dân ở đây sẽ cải tạo đất.
Họ nghiền ngô, đỗ tương trộn đều với đất tạo độ phì nhiêu, màu mỡ, không để đất cạn kiệt chất dinh dưỡng.
Bình quân 10 mẫu đất bãi khai thác rươi cần đến hơn 3 tấn ngô, đỗ. Người dân thường xuyên theo dõi dòng nước ra vào bãi. Nếu thấy nước ngoài sông không sạch, họ sẽ đóng cống để bảo vệ vùng rươi, cáy.
HTX hiện có 51 thành viên với tổng diện tích 50 ha khai thác con rươi, con cáy. Khi mới thành lập (năm 2019), HTX làm 500 chum mắm cáy và hàng nghìn chai mắm rươi, làm đến đâu bán hết đến đó.
Riêng sản phẩm con rươi tươi mỗi năm thu khoảng 70 tấn, trong đó 2/3 sản lượng được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc. Bình quân mỗi năm HTX thu lãi khoảng 30 tỷ đồng từ con rươi, con cáy.
Nhiều khách đặt mua chum mắm cáy cỡ lớn từ HTX Bảo tồn và khai thác rươi, cáy tự nhiên, chế biến nông sản sạch Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).
Theo nhiều thành viên trong HTX, để sản phẩm mắm rươi, mắm cáy đạt đủ các tiêu chí OCOP, HTX còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Quạt, Giám đốc HTX Bảo tồn và Khai thác rươi, cáy tự nhiên, chế biến nông sản sạch Vĩnh Lập cho biết nhiều người vẫn chưa hiểu rõ quy trình làm OCOP, chưa có nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm này. Cơ sở vật chất của HTX còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm cho khách.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đề nghị các cấp, ngành tiếp tục quan tâm, tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP cho mắm rươi, mắm cáy của HTX.
Các cơ quan chuyên môn cần hướng dẫn cụ thể quy trình và thủ tục để sản phẩm được công nhận OCOP. Cấp trên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho khu trưng bày sản phẩm mắm rươi, mắm cáy của HTX, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Phát hiện công ty chế biến nông sản BHL Sơn La xả nước thải chưa xử lý ra môi trường Sáng 3/12, phòng 3 thuộc Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Sơn La phát hiện bắt quả tang Công ty CP Chế biến nông sản BHL Sơn La có dấu hiệu xả nước thải chưa xử lý ra môi trường. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã huy động...