Những lỗi sai thường gặp khi làm bài thi môn ngữ văn
Là một trong 3 môn thi bắt buộc, môn ngữ văn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của phụ huynh và học sinh.
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM trong một giờ ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT – BẢO CHÂU
Khi nhận điểm thi THPT, nhiều học sinh than thở vì đã bỏ bao công sức nhưng cuối cùng kết quả vẫn không như ý. Các em cho rằng mình và môn văn “không có duyên”, môn ngữ văn chỉ dành cho những ai có thiên khiếu nghệ thuật.
Thật ra không phải vậy. Như bao môn học khác trong nhà trường, môn ngữ văn trước hết cũng là một môn khoa học. Nếu học sinh biết cách học và chịu rèn luyện kỹ năng làm văn thì dù cho các em không có giọng văn du dương, mượt mà, không có cảm xúc dạt dào, tha thiết trong bài thi, điểm thi của các em vẫn ở mức chấp nhận được. Muốn như thế, trước hết các em cần tránh những lỗi sai thường gặp khi làm bài.
Viết dài, viết dai, viết thừa
Ở phần đọc hiểu văn bản, điều đầu tiên các em cần làm là tuân thủ phương châm: “Viết đúng, viết đủ hơn viết dài, viết dai và viết thừa”.
Thời tiết tháng 8 không dễ chịu, không khí phòng chấm thường rất căng thẳng nên giáo viên sẽ dễ bực mình khi gặp phải những bài thi “hoành tráng” về số chữ nhưng mỏng manh về nội dung. Đề yêu cầu chỉ ra phương thức biểu đạt chính nhưng các em lại chỉ ra tất cả các phương thức biểu đạt. Đề yêu cầu nêu nội dung của hai câu trong văn bản nhưng các em lại nêu nội dung của cả văn bản.
Video đang HOT
Đề không hỏi “Vì sao?” nhưng các em vẫn cố nêu nguyên nhân như thể muốn chứng tỏ sự hiểu biết của mình. Câu hỏi trong đề thi rất rõ ý nhưng các em không chịu trả lời thẳng vào vấn đề mà dẫn dắt rất dài dòng rồi mới bắt đầu đi vào trọng tâm. Nhiều khi phần trả lời của các em có dung lượng còn dài hơn văn bản trong đề. Đã thế văn chương các em vừa lủng củng vừa rối rắm khiến người chấm cảm thấy “hại não” lẫn đau mắt. Một khi bài làm đã không gây thiện cảm với giám khảo thì điểm của bài cũng khó cao.
Điều éo le là thí sinh làm bài rất dài nhưng câu trả lời vẫn thiếu ý bởi cách viết của các em chưa cụ thể. Khi nêu nội dung văn bản, các em chỉ ghi văn bản viết về đối tượng nào mà không kể rõ văn bản viết điều gì về đối tượng hoặc các em chỉ chú ý đến nội dung hiện thực được tác giả phản ánh trong văn bản mà không chú ý đến tư tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm.
Khi nói về tác dụng của biện pháp nghệ thuật, các em mặc định biện pháp nghệ thuật nào cũng góp phần tăng tính sinh động, tính hình tượng, tính biểu cảm cho văn bản trong khi sự thật không phải thế. Ngoài ra, các em thường xuyên viết những câu chung chung như: tác dụng của việc sử dụng dẫn chứng/ số liệu/ biện pháp nghệ thuật là tô đậm, nhấn mạnh ý tưởng của tác giả mà không nêu cụ thể ý tưởng ấy là gì. Chính vì những lỗi như vậy nên công viết của các em thì nhiều mà số điểm thu được lại ít. Các em trả lời vòng vòng xung quanh vấn đề chứ chưa xác định đúng hồng tâm cần nhắm tới.
Không xác định được ý chính cần viết
Ở phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học, do không nắm vững cấu trúc của đoạn văn và bài văn nên bố cục bài của các em rất lộn xộn, lập luận thiếu chặt chẽ. Các em viết lan man, dông dài, không đúng trọng tâm, trọng điểm. Nguyên nhân của lỗi này đến từ việc các em không xác định được ý chính cần viết hoặc các em thiếu kỹ năng làm bài dẫn đến xác định sai dạng bài cần làm và sai cách triển khai vấn đề.
Khi viết đoạn nghị luận xã hội, thay vì tập trung vào luận điểm mà đề yêu cầu, các em lại viết thành bài văn thu nhỏ với đầy đủ các phần mục. Đây là lỗi sai về cấu trúc khiến học sinh dễ bị mất điểm. Để khắc phục lỗi này khi làm bài thi môn ngữ văn, cần nhớ rằng đề yêu cầu bàn về ý nghĩa thì chỉ bàn về ý nghĩa, không giải thích, mở rộng, phê phán, bài học; đề yêu cầu đưa ra giải pháp thì chỉ tập trung vào giải pháp, không giải thích, chứng minh, mở rộng, phê phán… Để đoạn văn thuyết phục được người đọc, thí sinh nên có nhiều lý lẽ nhưng tất cả các lý lẽ ấy đều phải phục vụ cho luận điểm chính của đoạn văn.
Đề văn cần rõ nghĩa hơn, tránh gây hoang mang cho học trò
Tổ văn của Hệ thống giáo dục Học Mãi cho rằng đề Ngữ văn năm nay không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước, nội dung nằm trong phần tinh giản.
Theo nhận định của Tổ văn của Hệ thống giáo dục Học Mãi thì đề minh họa cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn nhìn chung không có thay đổi so với đề thi Trung học phổ thông quốc gia các năm trước.
Các đơn vị kiến thức và kĩ năng được kiểm tra không vượt ra ngoài nội dung chương trình được điều chỉnh theo hướng tinh giản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố gần đây.
Đề văn cần rõ ràng hơn tránh gây hoang mang cho học sinh (ảnh minh họa - nguồn TTXVN).
Cấu trúc đề vẫn gồm hai phần, đó là phần Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm).
Câu hỏi Đọc hiểu gồm ngữ liệu đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa cùng 4 câu hỏi đọc hiểu theo các mức độ: nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng và vận dụng cao.
Đó là những dạng câu hỏi quen thuộc với học trò từ nhiều năm nay.
Phần Làm văn, câu Nghị luận xã hội (2 điểm) với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận là vấn đề có quan hệ hữu cơ với nội dung trong ngữ liệu đọc hiểu - đó cũng là kiểu dạng câu hỏi từ năm 2016.
Câu nghị luận văn học yêu cầu nêu " Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị tromg đêm mùa xuân ở Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)" - thứ nhất, đây là phần kiến thức trong chương trình Học kì 2 lớp 12, không ra ngoài nội dung tinh giản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ hai, đây là đơn vị kiến thức nhỏ, phù hợp với dung lượng bài văn 5 điểm trong thời lượng đề thi 120'; cũng là kiểu dạng bài nghị luận quen thuộc với học trò mấy năm gần đây.
Nhìn chung, nếu đề thi Ngữ văn trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 bám sát mô hình đề minh họa, học trò sẽ rất thuận lợi về tâm thế cũng như kiến thức, kĩ năng đã được ôn luyện.
Tuy nhiên, cũng muốn nêu một đề xuất không nhỏ - đó là trong đề thi chính thức, đề nghị Ban ra đề lưu tâm việc diễn đạt chặt chẽ hơn các câu lệnh, tránh gây hoang mang cho học trò.
Ví dụ câu Nghị luận xã hội trong đề thi minh họa, khi yêu cầu: "Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường", học sinh sẽ băn khoăn trong quá trình triển khai hệ thống ý nghị luận.
Vì đây thực chất là yêu cầu nghị luận cho một bài văn, không phải cho đoạn văn.
Các trò sẽ yên tâm hơn nếu đề bài xác định rõ là "...trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa/ hiệu ứng/ tầm quan trọng/ những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường"...
Trinh Phúc
Mẹo tránh các lỗi mất điểm trong bài thi Ngữ văn THPT Theo cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Văn trường THPT Chu Văn An, khi làm đề, thí sinh cần phân tích từng dạng bài, không để mắc lỗi phần kỹ năng. Phân tích và xử lý từng dạng bài Theo cô Trịnh Thu Tuyết, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn những năm gần đây theo mô hình đề tham khảo...