Những lời khuyên hữu ích dành cho tân sinh viên
Tháng 9 đang tới rất gần và đây cũng là thời gian các bạn tân sinh viên làm quen với môi trường hoàn toàn khác… Vậy làm sao để không khỏi bỡ ngỡ và có được thành tích tốt trong năm đầu cũng là một việc không hề dễ.
Tháng 9 đang tới rất gần và đó cũng chính là thời điểm các bạn tân sinh viên nhập trường, làm quen với môi trường hoàn toàn khác với những năm tháng còn học ở phổ thông. Không chỉ với những bạn tân sinh viên xa nhà trọ học, mà ngay với cả teen ở thành phố hàng ngày tự đi xe đến trường thì việc làm sao để không khỏi bỡ ngỡ và có được thành tích tốt trong học tập ở trường đại học trong năm đầu cũng là một việc không hề dễ.
Thay đổi phương pháp học tập
Các bạn đã quen với phương pháp học ở cấp 3 là thường xuyên phải đối mặt với việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra trên lớp và sự nhắc nhở của thầy cô bộ môn, thầy cô chủ nhiệm. Và nếu chẳng may bạn nào không thuộc bài hay bị điểm kém, trong lớp làm việc riêng thì lập tức phụ huynh sẽ được thông báo ngay lập tức. Nếu chúng ta có sao nhãng việc học hành thì bố mẹ, thầy cô cũng kịp thời chấn chỉnh. Nhưng vào đại học thì sẽ không còn những phút giây khiến teen phải “đau tim” hay giật mình thon thót vì 15 phút kiểm tra bài đầu giờ. Cũng sẽ không còn những bài kiểm tra thường xuyên nữa.
Thông thường thì với một môn học bạn chỉ phải làm từ 1 đến 2 bài kiểm tra và thêm vào đó một bài thi cuối kì nữa là xong. Chính vì vậy mà các tân sinh viên hãy chuẩn bị tinh thần tự học là chủ yếu. Thầy cô sẽ không hề để ý xem bạn có học bài cũ hay không? Có làm bài tập hay không? Thậm chí là cả việc bạn kiểm tra và thi được bao nhiêu điểm, bởi một lớp học trong đại học sĩ số thường từ 80 đến 100 người/lớp. Và số lượng sinh viên của một khóa cũng lên đến con số hàng nghìn. Chính vì thế việc nắm bắt tình hình của một sinh viên cụ thể là rất khó. Điều này khác hẳn với khi bạn còn là học sinh THPT.
Thêm nữa khi ở cấp 3 thì việc chúng ta học gì thi nấy hay được thầy cô giới hạn trước những phần nào là trọng tâm để tập trung ôn thi thì bạn đừng nghĩ ở đại học cũng như thế nhé! Có những phần thầy cô bảo chúng ta về nhà tự học thì vẫn có thể sẽ thi. Và ở đây, chúng ta được học cả những kiến thức thực tế không có trong giáo trình, vì vậy teen không nên học tủ. Bởi nếu học tủ như thế thì sẽ thường xuyên bị tủ đè.
Muốn có một kết quả tốt trong kì học đầu tiên ở ngôi trường mới thì teen nhớ nhé, thay đổi phương pháp học tập là một điều rất quan trọng đấy và tự học là việc đương nhiên của mỗi sinh viên.
Học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị khóa trên
Rất nhiều bạn lạ lẫm và nhút nhát khi lần đầu bước vào cánh cổng đại học. Ngại là tâm lí chung của tất cả sinh viên. Thêm nữa thì các tân sinh viên cũng chưa kịp quen ai trong trường, trừ trường hợp những bạn có anh chị hay người quen đang học trong trường. Vì thế cách để các bạn khắc phục được việc ngại và không phải cần biết trước các anh chị đó là hãy thường xuyên lên diễn đàn sinh viên của trường. Ở đó teen có thể là một thành viên của diễn đàn, tha hồ mà tâm sự và học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị nhé!
Từ việc đăng kí học ra sao rồi học những môn gì hay thầy cô nào dễ tính, thầy cô nghiêm khắc teen cũng có thể biết. Một điều mà ít tân sinh viên nghĩ đến đó là mượn lại giáo trình cũ của các anh chị. Điều này vừa giúp teen đỡ một khoản chi phí khổng lồ mà lại có được những giáo trình phù hợp nhất với các môn học của mình. Còn rất nhiều những kinh nghiệm “xương máu” khác mà bạn học được trên diễn đàn từ các anh, các chị.
Teen thấy đấy, việc làm quen với mọi người không chỉ là bạn cùng khóa mà ngay cả những người được gọi là “tiền bối” không có gì khó khăn cả. Khi chúng ta đã trò chuyện thoải mái với nhau trên diễn đàn rồi thì bạn có thể add nick và gặp gỡ tiếp xúc ở ngoài là chuyện “nhỏ như con thỏ” đúng không? Tự tin lên tân sinh viên nhé!
Video đang HOT
Trở thành tân sinh viên sẽ có rất nhiều thứ để lo lắng. (Ảnh minh họa)
Tham gia các câu lạc bộ
Khi học cấp 3 thì việc học được ưu tiên lên hàng đầu. Nhiều teen thậm chí còn không có cả thời gian nghỉ ngơi nữa. Suốt ngày học! Nếu không học chính ở trường thì cũng học thêm ở nhà thầy, nhà cô rồi ở các lò luyện thi. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến teen ít tham gia các hoạt động ở trường. Một nguyên nhân nữa là ở các trường THPT cũng hiếm khi tổ chức hay thành lập các câu lạc bộ. Nếu có cũng chỉ là nhân dịp nào đó đặc biệt như 20/10 hay 20/11 rồi 22/12 mà thôi.
Khi bước chân vào giảng đường đại học thì teen sẽ cảm nhận thấy môi trường ở đây hoàn toàn khác. Rất nhiều câu lạc bộ hoạt động sôi nổi giúp teen ngoài việc học còn có thể tham gia vào các phong trào của khoa hay của nhà trường như đội SVTN, đội hiến máu, câu lạc bổ bóng rổ, câu lạc bộ ghi ta, câu lạc bộ tiếng anh… Hầu hết những bạn là thành viên của một câu lạc bộ nào đó đều là những người có kĩ năng mềm và kiến thức xã hội rất tốt.
Đây cũng là một ưu điểm cho các bạn sau khi ra trường và muốn tìm việc làm. Vì các bạn được giao lưu, gặp gỡ với rất nhiều người, có cơ hội làm việc nhóm với phong cách thực sự chuyên nghiệp. Và một khi đã gắn bó với mọi người trong đây rồi thì bạn sẽ thấy tình cảm yêu thương giữa mọi người dành cho nhau. Đó như là ngôi nhà thứ hai của ta vậy. Nơi đó có những người anh người chị hết mực thương yêu dìu dắt chúng ta. Còn chần chờ gì nữa mà không chuẩn bị tinh thần để là một “mems” của câu lạc bộ nào đó trong trường?
Tìm hiểu đường xá
Vấn đề đi lại, giao thông cũng không kém phần quan trọng với các tân sinh viên. Bởi hầu hết các bạn tới từ tỉnh thành khác để trọ học. Vì thế để tránh tình trạng nhầm đường đi mãi không tới trường hay không về được nhà thì những ngày rảnh rỗi teen nên cùng “chiến mã” của mình, rủ thêm bạn bè đi ngắm phố phường cũng như có dịp tìm hiểu về đường phố nhé!
Lưu ý các bạn nên nhớ đem theo bản đồ để còn biết ta đang đi đâu? Trong trường hợp không xác định được phương hướng thì cách tốt nhất là hỏi thăm những người dân sống ở khu vực đó. Thông thạo đường xá có rất nhiều lợi ích cho teen, bạn có thể tự đi chơi mà không cần phiền ai dẫn đi, hay những chiều buồn một mình lang thang phố cổ, dọc những con đường rợp lá rơi thì tuyệt biết mấy! Phải không nào? Với teen boy cũng vậy. Bạn đang “cưa” một nàng trong lớp thì việc biết nhiều đường đi sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công cuộc chinh phục trái tim nàng đấy.
Đừng lo lắng vì mình có thể bị lạc đường bởi cứ đi rồi sẽ đến. Biết đâu đấy bạn lại khám phá ra một con đường mới đầy thú vị cho riêng mình thì sao?
Tạm kết
Được trở thành một sinh viên, được bước chân qua cánh cổng đại học là niềm vui, là niềm mơ ước của bao bạn trẻ. Ở thời điểm này rất nhiều tân sinh viên đang háo hức, hồi hộp và không kém phần lo lắng chuẩn bị cho những ngày tháng chính thức trở thành sinh viên của mình. Một cuộc sống mới bắt đầu. Hãy mạnh dạn tiến lên phía trước nhé!
Theo K14
Tân sinh viên và nỗi lo lên thành phố học
Niềm vui chưa được bao lâu thì nhiều teen đang phải đối mặt với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền... khi bước vào giảng đường Đại học.
Thời điểm nhập học của các tân sinh viên đang đến gần cũng là lúc nhiều teen đang đối diện với nỗi lo về cuộc sống xa nhà. Chưa tính đến tiền học phí và các thủ tục khác, teen mình đã phải tốn kha khá tiền cho việc tìm nhà trọ. Đây là nỗi lo của không ít teen và phụ huynh từ dưới quê lên.
Gian nan tìm chỗ trọ
Đáng lo nhất là việc teen ở dưới quê lên các thành phố tìm nhà trọ, nhiều phụ huynh phải bán ruộng đất, trâu bò cầm được vài triệu trong tay nhưng chưa kịp mướn được cái phòng trọ thì bao nhiêu thứ lại phát sinh trên đất thành phố: nào là tiền ăn, tiền học phí, tiền đi lại....
M.Quân chia sẻ: "Cầm 3 triệu trên tay mà chỉ trong vài ngày mình đã đi đứt hết 2 triệu, thứ gì ở đây cũng đắt hết. Một ổ bánh mì ở quê có 3 ngàn mà lên đây tận 10 ngàn. Mình phải thuê tạm chỗ ở chứ chưa tìm ra được cái nhà trọ nào bình dân cả".
Khó khăn nhất của teen là tìm nhà trọ giá bình dân, hầu hết nhà trọ gần trường đều có giá trên trời. Đang là mùa nhập học nên các nhà trọ thi nhau "chặt chém" sinh viên. Thấy nhiều teen ở quê lên thì hét giá trên trời. Thế nên những teen này đành phải chi ra một số tiền cho mấy người "cò" để có một chỗ trọ phù hợp, còn không thì phải chịu cảnh trọ xa trường học.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Kinh sợ nhà trọ bình dân
Đã tốn một khoản tiền cho mấy người cò nhưng khi được dẫn tới nơi, nhiều teen phát hoảng khi thấy mấy ngôi nhà vô cùng xập xệ, khác xa so với những lời hứa hẹn của mấy cò. Những ngôi nhà này cũ kĩ, 4 cái phòng mà chỉ có chung cái WC. Nhưng nhiều teen đành căn răng chịu đựng vì đã trả tiền cho họ 1 nửa rồi.
M. K được họ chỉ chỗ tới trọ nhưng tới nơi phát hoảng lên vì một khung cảnh đáng sợ: "Sau một hồi quằn quèo qua mấy con hẻm mới tới cái nhà trọ, khiếp nhất là phải 3, 4 cái mã vô danh. Đừng xá gì mà chẳng có đèn xung quanh, còn thấy toàn kim tiêm. Khiếp đảm tớ nói với ba tớ chuộc lại số tiền kia nhưng năn nĩ mãi họ đưa lại có 30% trong số 50% tiền cọc".
Những ngôi nhà trọ khang trang tương đối sạch sẽ thì hầu hết nằm gần trường học nhưng giá cả quá đắt, giá lên tới 1.5 triệu -2.5 triệu/tháng. Những teen nào có điều kiện thì có thể chi trả nhưng với những nhà không có điều kiện tài chính thì số tiền đó quá lớn trong khi còn phải chi tiêu nhiều thứ.
Nỗi lo của nhiều teen
Trong khi nhiều teen vẫn còn đang trong niềm vui đậu ĐH thì nhiều teen khác đang rất lo lắng liệu mình có sống nổi trong môi trường ở thành phố không, người thân thì chẳng có, bạn bè thì hoàn toàn xa lạ, chẳng thể biết được người nào tốt, người nào xấu mà tin tưởng, vật giá thì ngày càng leo thang. Tiền trọ đã ngốn một khoản khá nhiều mà còn phải mua nhiều thứ khác như chăn gối, áo quần, thau, chén, bếp... những thứ đơn giản vậy tính sơ sơ cũng gần triệu bạc.
Bước vào giảng đường ĐH là teen đã phải tiếp xúc với biết bao người khác xứ, mỗi vùng lại có những nét văn hóa khác nhau, chỉ lo rằng không hợp với mình, cũng chẳng biết người này có tốt không, tìm một người bạn thân e rằng thật khó.
Nhiều teen khi lên thành phố không chịu được cảnh khói bụi xăng dầu, xe cộ lúc nào cũng tấp nập đến chóng mặt, ngày nào cũng kẹt xe, không khí ô nhiễm khiến teen lắc đầu ngao ngán. Bấy giờ là lúc teen nhớ đến gia đình.
H.Trân tâm sự: "Nhiều lúc nhớ gia đình kinh khủng, càng nhớ thì càng thương từng đồng tiền ba mẹ kiếm được bằng mồ hôi nước mắt gửi lên cho mình, mình càng phải học thật tốt. Lúc trước ăn hoài món rau muống xào phát ớn, giờ lên đây 5 ngàn một bó ăn chẳng đã thèm."
Để khắc phục những gánh nặng cơm áo gạo tiền nhiều teen đã tìm cho mình những partime thích hợp để kiếm thêm thu nhập, đây cũng là một cách giải quyết tốt nhưng cũng không nên quá lạm dụng sa đà vào quá mà quên đi nhiệm cụ chính là việc học.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh, xa nhà teen mới thấy quý những giây phút bên gia đình lúc trước. Tuy phải trải qua nhiều khó khăn nhưng nếu teen cố gắng thì sẽ vượt qua. Môi trường sinh viên sẽ giúp teen rèn luyện được tính tự lập cho bản thân.
Theo PLXH
Cơ hội học chương trình hợp tác quốc tế tại ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM Sau 12 năm đèn sách, mỗi học sinh đều mong muốn được bước chân vào giảng đường đại học. Tuy nhiên, kết quả không tốt tại kỳ thi đại học có thể làm nghẽn lối vào tương lai của nhiều em. Sau khi tham gia hội nghị quốc tế về hợp tác phát triển giáo dục đại học, ASAIHL 2011, tại New York,...