Những lời khuyên hay bị bỏ qua trước kỳ thi
Đừng vì mải tăng tốc luyện thi mà chủ quan bỏ qua những lời khuyên có thể giúp bạn “câu” thêm điểm cho bài thi của mình!
Tự tin bước vào phòng thi. Ảnh Chí Lộc
Có nên ôn bài vào đêm trước ngày thi?
Xem qua các ghi chú, nhưng đừng quá lâu. Hãy đi ngủ sớm, cố gắng nhồi nhét sẽ làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn và trí nhớ của bạn sẽ quá tải. Nếu bạn không ngủ được, hãy uống một ly sữa ấm.
Không khí trong lành cũng rất có ích, vận động một vài động tác nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng.
Làm thế nào để sắp xếp thời gian trong lúc làm bài?
Hãy dành ít phút đầu để đọc hướng dẫn và các câu hỏi một cách cẩn thận. Ước lượng thời gian để giải quyết từng phần và tổng quát cả bài, rồi hãy làm bài. Bắt đầu với những câu hỏi bạn chắc chắn nhất. Kiểm tra 2 lần trước khi nộp bài.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy hít thật sâu và thở ra từ từ. Nếu đầu óc bạn trở nên trống rỗng, hãy nhớ rằng bạn luôn biết nhiều hơn bạn nghĩ.
Làm thế nào để có thêm điểm?
Nếu là một bài viết, trước khi làm bạn nên viết dàn bài với các ý chính cho từng đoạn, và khi hoàn tất thì không cần quan tâm đến chúng nữa.
Nếu không còn kịp thời gian, bạn có thể đưa nốt dàn bài có các ý chính vào. Tuy không triển khai hết chi tiết, bạn có thể được xem xét thêm vì đã nêu ra được cách làm cũng như nêu được các ý chính.
Video đang HOT
Còn nếu là về các môn có tính toán, hãy trình bày tất cả các phương án. Có thể bạn sẽ có thêm điểm vì đã sử dụng đúng phương pháp mặc dù đáp án cuối cùng không chính xác.
Sau khi thi có nên so sánh kết quả với các bạn?
Hoàn toàn không! Việc thảo luận kết quả với các bạn sau khi thi không giúp ích cho bạn. Họ luôn chắc chắn câu trả lời là 9B, và chẳng bao giờ bạn có cùng kết quả với họ. Khi mà bạn làm đúng, bạn sẽ không phải lo lắng về kết quả bài thi trong vài tuần,
Điều quan trọng đầu tiên là gì?
Chuẩn bị cặp táp vào đêm trước ngày thi, để tránh hốt hoảng vào sáng sớm hôm sau.
Theo VNE
5 lỗi thường gặp khi làm văn
Để có một bài văn hay và đạt điểm cao cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trải qua nhiều kỳ thi cho thấy, trong quá trình làm văn, thí sinh vẫn mắc nhiều lỗi.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả bài thi của thí sinh. Vì vậy, để làm tốt bài thi, các thí sinh cần chú ý khắc phục những lỗi sau đây:
1. Viết sai chính tả, dùng từ thiếu chính xác
Lỗi này thường gặp trong bài làm của nhiều thí sinh. Nguyên nhân là do thí sinh hiểu sai nên viết sai hoặc do thói quen viết nhanh, cẩu thả và viết tắt tùy tiện...
Chẳng hạn: Không phân biệt được trường hợp nào dùng "d", trường hợp nào dùng "gi", "r", hoặc nhầm lẫn giữa "n" với "l", "ch" với "tr", sử dụng phương ngữ, sử dụng các ký hiệu của các môn học khác vào bài làm như: từ "nước" thì ghi là: H20 (trong môn Hóa), từ "của" thì ghi là "of", từ "và" thì ghi là "and" (trong môn tiếng Anh), hoặc thí sinh không viết hoa tên riêng, tên địa danh, đặt dấu câu chưa đúng vị trí,...
Ngoài ra, khi làm bài, thí sinh còn dùng từ thiếu chuẩn xác.Chẳng hạn, cùng một từ mang nghĩa là "chết" ta có các từ đồng nghĩa khác như: mất, qua đời, ra đi, hi sinh, quyên sinh,... tuy nhiên, nhiều thí sinh chưa biết cách chọn từ ngữ phù hợp với văn cảnh, ngữ cảnh.
Những lỗi này sẽ làm giảm thiện chí của người chấm và ảnh hưởng đến kết quả bài thi của thí sinh. Vì thế, muốn có một bài văn hay, trước tiên ta phải viết sao cho đúng chính tả.
Nên tham khảo cách dùng từ trong sách giáo khoa, trong từ điển tiếng Việt và căn cứ vào ngữ cảnh để dùng từ phù hợp. Bên cạnh đó, có thể tham khảo ý kiến bạn bè, thầy cô trong quá trình học.
2. Lạc đề
Việc lạc đề có nhiều nguyên nhân mà trước hết là do không đọc kỹ đề trước khi làm bài. Trong quá trình học còn chưa chủ động về mặt kiến thức, tình trạng học tủ, học lệch và máy móc, rập khuôn trong quá trình làm bài. Mặt khác có thể do câu hỏi mang tính chất đánh lừa tư duy nhưng thí sinh không nhận ra và dẫn đến làm sai.
Chẳng hạn đề yêu cầu phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, đáng lẽ thí sinh phải chọn những cảnh huống, giai đoạn thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị như: trong đêm tình mùa xuân, khi cởi trói cho A Phủ thì lại sa vào phân tích từ đầu đến cuối tác phẩm, thậm chí một số em lại đi vào phân tích nhân vật A Phủ.
Để khắc phục, trước khi làm bài thí sinh phải tìm hiểu đề thông qua thao tác đọc và phân tích đề, sau đó xác lập dàn ý để viết. Trong quá trình tìm hiểu đề, thí sinh phải chú ý đến từ ngữ yêu cầu của đề để phân các dạng đề như: "Hãy chứng minh", "Hãy phân tích", "Cảm nhận" , "Bằng việc so sánh... hãy chứng minh nhận định".
3. Diễn đạt và trình bày lủng củng, thiếu khoa học
Do thiếu kỹ năng trong quá trình viết văn nên nhiều thí sinh hay gặp phải lỗi này. Chẳng hạn: viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ; viết câu tối nghĩa, vô nghĩa.
Trong quá trình viết, nhiều thí sinh chưa xác định nội dung các ý cần triển khai, tẩy xóa nhiều trong bài thi,... điều này làm cho câu văn lủng củng, bài văn cẩu thả, không mạch lạc, trong sáng.
Mặt khác, kỹ năng trình bày cũng là một thao tác hết sức quan trọng với mỗi thí sinh. Nhiều thí sinh chưa biết cách trình bày một bài văn sao cho mạch lạc, lôgic mà sa vào kể lể, viết tràn lan.
Để khắc phục những lỗi này, trước hết, ta phải tập viết đúng cấu trúc ngữ pháp. Khi viết, cần phải chú ý bám sát yêu cầu của đề để xây dựng các ý chính, ý phụ sao cho phù hợp.
Có thể kết hợp nhiều kiểu câu như: khẳng định, phủ định, cầu khiến, cảm thán,... và các phương pháp lập luận như: phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận,...
Khi trình bày, cần xác lập dàn ý trước khi làm bài, mỗi một luận điểm ta nên xây dựng các luận cứ và dẫn chứng đi kèm trong một đoạn văn. Khi hết đoạn ta nên xuống hàng và tạo lập một đoạn văn mới để đảm bảo tính mạch lạc và thẩm mỹ.
4. Dẫn chứng không xác thực
Khi làm văn, bên cạnh luận điểm, luận cứ, thí sinh cần phải nêu dẫn chứng đi kèm nhằm tăng tính chặt chẽ và thuyết phục cho người đọc.
Tuy nhiên, thí sinh hay quên nêu hoặc sa vào việc nêu dẫn chứng quá nhiều. Điều này làm cho bài văn đơn điệu và thiếu những thao tác như phân tích, chứng minh, cảm nhận,...
Một biểu hiện sai sót của thí sinh khi dẫn chứng là trích dẫn chưa chính xác hoặc chưa biết cách trích dẫn. Chẳng hạn: Để dấu ngoặc kép tùy tiện, phần trích dẫn câu thơ hoặc lời nói của nhân vật thì quên dấu ngoặc kép, trích dẫn bằng việc đưa ý kiến cá nhân thay thế cho lời của nhân vật hoặc của một người nổi tiếng nào đó...
Để khắc phục điều này, thí sinh cần có kỹ năng nêu dẫn chứng sau mỗi luận điểm, luận cứ của vấn đề. Nếu trích dẫn phần văn bản hoặc câu nói của một ai đó thì ta nên đưa vào trong dấu ngoặc kép và đảm bảo tính chính xác. Nếu không nhớ chính xác phần trích dẫn thì thí sinh không nên bỏ trong dấu ngoặc kép.
Đồng thời, khi nêu dẫn chứng cần có sự lựa chọn và lấy những dẫn chứng có tính điển hình, tránh việc đưa dẫn chứng tùy tiện, tràn lan mà không hiệu quả.
Ví dụ: Muốn trích dẫn một vài câu trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân, nếu không nhớ nội dung văn bản thì ta nên học cách ghi nhớ những từ, cụm từ và lồng ghép vào trong câu văn của mình để đảm bảo tính bám sát và triển khai nội dung mạch lạc của bài văn, cụ thể: Trên đường đưa người vợ nhặt về nhà, Tràng cảm thấy có cái gì "phớn phở" khác hẳn với ngày thường, hắn cười "tủm tỉm" và đôi mắt sáng lên đầy vẻ "lấp lánh"...
5. Sai kiến thức
Biểu hiện của lỗi này là: hiểu sai về nội dung ý nghĩa tác phẩm, nhần lẫn tên tác giả - tác phẩm, đánh giá chưa đúng về nhân vật, tình huống truyện.
Có thể xuất phát từ việc học tủ, học lệch trong quá trình ôn, không đọc tác phẩm, không cảm nhận và phân tích tác phẩm, phụ thuộc vào sách tham khảo, còn mang tâm trạng chây lười, ỷ lại,... mà thí sinh mắc phải lỗi này.
Để khắp phục, thí sinh nên đọc tác phẩm ít nhất 2 - 3 lần, thâu tóm cốt truyện, cấu tứ tác phẩm; nắm rõ tên tác giả, tác phẩm, nhân vật... Bên cạnh đó, cần học tổng thể kiến thức chứ không được chủ quan bỏ sót; đọc kỹ đề trước khi làm bài,...
Theo GDTĐ
Nhiều ĐH lớn công bố tuyển thẳng thí sinh khuyết tật Nhiều trường ĐH lớn công bố tuyển thẳng thí sinh khuyết tật trong kỳ tuyển sinh 2014; những điều kiện cụ thể cho đối tượng này cũng được đưa ra. ThS Hồ Thị Phương Dung - Phó Trưởng ban Khảo thí - Đảm bảo chất luợng giáo dục ĐH Huế cho biết: Trường có quy định xét tuyển thẳng với thí sinh là...