Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của gạo lứt
Gạo lứt là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn có một chế độ ăn lành mạnh hơn. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ gạo lứt.
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Gạo lứt giàu axit phytic và chất xơ, hai chất này có tác dụng giảm lượng đường trong máu hiệu quả, từ đó giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.
Thải độc cơ thể: Mỗi ngày cơ thể đều tiếp nhận vào nhiều độc tố từ môi trường và từ thức ăn nước uống. Gạo lứt giàu các chất chống oxy hóa giúp cơ thể thải độc tự nhiên.
Phòng ngừa bệnh tim mạch: Chất xơ và các chất chống oxy hóa có trong gạo lứt có khả năng đánh tan các tụ mảng tích tụ trong động mạch và đảm bảo máu lưu thông khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Cải thiện nguồn sữa cho phụ nữ sau sinh: Gạo lứt kích thích các tuyến sữa ở người mẹ sau sinh, nhờ đó cải thiện nguồn sữa, giúp người mẹ có đủ sữa nuôi trẻ sơ sinh.
Cải thiện tiêu hóa: Gạo lứt giàu chất xơ giúp điều hòa dịch tiêu hóa và làm mềm phân, nhờ đó giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, axit dạ dày hay táo bón.
Giảm hàm lượng cholesterol: Hàm lượng cholesterol quá cao có thể gây tắc động mạch và giảm lượng máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể. Gạo lứt chứa chất GABA giúp giảm hàm lượng cholesterol hiệu quả.
Phòng ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa mạnh có trong gạo lứt giúp ngăn ngừa sự nhân cấp các tế bào ung thư trong cơ thể, nhờ đó hỗ trợ phòng chống bệnh ung thư.
Điều trị trầm cảm: Gạo lứt chứa các amino axit giúp giảm tăng sản sinh serotonin trong não bộ, từ đó giảm các triệu chứng trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.
Cải thiện sức khỏe xương: Bên cạnh amino axit, gạo lứt còn chứa các khoáng chất như magie và canxi giúp xương chắc khỏe. Ăn gạo lứt thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương như loãng xương./.
Thường xuyên bị tiêu chảy không chỉ là vấn đề về đường tiêu hóa
Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy chỉ là biểu hiện của một vấn đề nhỏ trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng, đây lại là hồi chuông cảnh báo ung thư.
Hãy thận trọng nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy, bởi tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều căn nguyên khác nhau, trong hầu hết các trường hợp nó chỉ là biểu hiện của một vấn đề nhỏ trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng, đây lại là hồi chuông cảnh báo ung thư.
Nếu bị tiêu chảy, nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta nên nghĩ đến là chế độ ăn uống của bản thân. Nếu trước đó, từng ăn nhiều thực phẩm có tính hàn hoặc các món ăn không đảm bảo về mặt vệ sinh, điển hình như món ăn vặt vỉa hè, thì rất có thể đó chính là thủ phạm.
Tuy nhiên, trong trường hợp các vấn đề kể trên đã được loại trừ hoặc được thay đổi, mà tình trạng tiêu chảy vẫn không cải thiện thì bạn cần cảnh giác với những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Các bệnh về đường tiêu hóa khi khởi phát thường gây ra tình trạng tiêu chảy, đặc biệt là viêm đại tràng mạn tính.
Thói quen ăn uống không điều độ, thức ăn không hợp vệ sinh, sinh hoạt thiếu lành mạnh... là những thủ phạm chính gây nên bệnh viêm đại tràng mạn tính. Lúc này, niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương nặng nề, tạo thành những ổ viêm loét sâu và rộng nên rất khó điều trị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như cơ thể thiếu chất, sức khỏe suy kiệt, thủng đại tràng..., thậm chí ung thư đại tràng. Nếu không điều trị triệt để, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe mà còn có thể dẫn tới ung thư đại tràng.
Để phòng và điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính thì việc thay đổi lối sống là hết sức cần thiết. Một chế độ ăn lành mạnh và khoa học sẽ vừa giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, vừa cải thiện chức năng đại tràng, từ đó, hạn chế gây tổn thương niêm mạc đại tràng, làm giảm nhẹ tình trạng bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Theo đó, người bệnh cần kiêng những thức ăn gây kích thích đại tràng, nói không với thực phẩm không hợp vệ sinh, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, không uống rượu bia, hút thuốc lá.... và nên ăn các loại thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như rau-củ-quả, ngũ cốc...
Tình trạng tiêu chảy nặng lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý ác tính. Theo các chuyên gia nhiều loại khối u ác tính có thể gây tiêu chảy trong thời kì khởi phát bệnh, điển hình như ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày và nhất là ung thư đường ruột.
Khi bị ung thư ruột, cơ thể sẽ có những thay đổi bất thường. Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy xen kẽ táo bón trong một thời gian dài, rất có thể là do ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng gây ra. Chất gây ung thư có thể dẫn đến giảm tiêu hóa, phân không được hình thành và có triệu chứng tiêu chảy rõ ràng.
Ngoài ra, trong quá trình phát triển của ung thư đường ruột, sự gia tăng thể tích khối u cũng có thể gây ra tắc nghẽn đường ruột. Hiện tượng phổ biến hơn của tắc nghẽn đường ruột là táo bón. Do đó, bệnh nhân có thể có triệu chứng tiêu chảy xen kẽ táo bón. Chú ý đến tín hiệu này, bạn cần kiểm tra kịp thời ung thư ruột kết hay ung thư trực tràng, để chữa khỏi bệnh trước khi quá muộn
Giảm nguy cơ tiểu đường nhờ ngũ cốc nguyên hạt Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho biết bổ sung nhiều carbohydrate chất lượng cao, đặc biệt là từ ngũ cốc nguyên hạt (whole grains), giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Trong nghiên cứu,...