Những loại xét nghiệm cần thiết phải làm sau tuổi 40
Khi bạn hơn 40 tuổi, tác động của lão hóa đối với cơ thể càng trở nên rõ ràng hơn, nhiều vấn đề sức khỏe cũng bắt đầu xuất hiện.
Ngoài xét nghiệm máu, một số chỉ định chụp chiếu nên được thực hiện.
Sau tuổi 40, tôi thấy sức khỏe giảm sút nhiều, sức bền không còn như trước. Bác sĩ khuyên nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, nhưng tôi không biết nên chủ động thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu nào? (Bình Minh, Hà Nội).
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp, Bộ Quốc phòng, tư vấn:
Sau tuổi 40, tác động của lão hóa đối với cơ thể càng trở nên rõ ràng hơn, theo đó, nhiều vấn đề sức khỏe cũng bắt đầu xuất hiện. Vì thế, xét nghiệm và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng là cần thiết.
Thứ nhất là xét nghiệm công thức máu, để có con số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đánh giá chức năng tạo máu của tủy xương, có bị ung thư các tế bào máu hay không, có bị nhiễm khuẩn hay không…
Thứ hai là xét nghiệm các chỉ số: đường máu, HbA1C, 4 chỉ số mỡ máu (Cholesterol toàn phần; LDL-cholesterol (LDL-c, mỡ xấu); HDL-cholesterol (HDL-c, mỡ tốt); Triglycerides) và acid uric để đánh giá xem bản thân có bị rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường, mỡ máu) hay không.
Thứ ba là xét nghiệm men gan qua các chỉ số như: AST, ALT, GGT, ALP giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương của gan; xét nghiệm chỉ số ure và creatinine để kiểm tra chức năng thận.
Thứ tư là các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cơ bản như X-quang tim phổi thường, siêu âm ổ bụng để đánh giá sơ bộ tình trạng của gan, có sỏi thận hay không, đánh giá tiền liệt tuyến ở nam, tử cung và buồng trứng ở nữ.
Nếu có điều kiện thì nên siêu âm tuyến giáp, siêu âm động mạch cảnh và động mạch đốt sống để xem có u cục, xơ vữa mạch máu hay không.
Video đang HOT
Đặc biệt ở nữ đã có con, nên siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh và làm phiến đồ âm đạo, sàng lọc ung thư cổ tử cung để tầm soát các loại ung thư hay gặp ở nữ giới (như ung thư vú, cổ tử cung).
Thứ năm, có thể nội soi dạ dày, đại tràng để phát hiện sớm các tổn thương thường gặp đường tiêu hóa như xung huyết, viêm loét, chảy máu hay có polyp, khối u… để có biện pháp can thiệp, dự phòng ung thư sớm, đặc biệt là khi trong gia đình có người mắc các bệnh viêm loét dạ dày, ung thư đại trực tràng. Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Hp cũng cần thiết để sớm có biện pháp điều trị.
Trước khi thực hiện các xét nghiệm liên quan sinh hóa máu, bạn nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng giúp kết quả được chính xác hơn. Bởi việc lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn là lúc các thành phần sinh hóa tương đối ổn định do đó, kết quả sẽ phản ánh khá chính xác.
Nếu lấy máu sau khi ăn thì thành phần sinh hóa có thể bị thay đổi hoặc bị sai lệch kết quả do ảnh hưởng của mỡ máu, đường huyết tăng cao sau ăn, kết quả đo được sẽ bị sai lệch, không phản ánh chính xác tình trạng hiện tại của cơ thể.
Trước khi nội soi dạ dày, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ; Không uống các loại nước có màu như sữa, nước trái cây, cà phê, nước ngọt… Nếu lựa chọn nội soi gây mê, người bệnh cần nhịn ăn tuyệt đối 6-8 tiếng, bao gồm cả nước lọc để tránh trào ngược vào phổi.
Đối với trường hợp muốn khám và nội soi vào buổi sáng, người bệnh có thể ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu vào buổi tối ngày hôm trước, nhưng nhịn ăn tuyệt đối vào buổi sáng ngày đi khám.
Nếu nội soi vào buổi chiều, sáng cùng ngày người bệnh có thể ăn sáng bằng các món ăn dễ tiêu như cháo, phở, bánh mì… nhịn ăn buổi trưa.
Nội soi đại tràng, một ngày trước nên dùng thức ăn nhẹ, dễ tiêu; làm sạch đại tràng (bằng thuốc xổ) theo hướng dẫn.
2 biểu hiện sớm của ung thư dạ dày, khi nào nên khám tầm soát?
Đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua có thể là những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, những dấu hiệu sớm này thường không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan.
Hiện nay ung thư dạ dày là một trong những ung thư chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa và hay gặp ở Việt Nam.
Biểu hiện ung thư dạ dày
Một số triệu chứng bệnh nhân hay gặp ở ung thư dạ dày là:
- Cảm giác đau tức âm ỉ ở vùng thượng vị
- Ợ hơi, ợ chua
Nếu ở giai đoạn sớm, những triệu chứng này thường mơ hồ và bệnh nhân thường không để ý. Còn ở giai đoạn muộn bệnh nhân có tình trạng thiếu máu, sút cân. Nhiều bệnh nhân thường đến thăm khám trong tình trạng mệt mỏi, lúc này bệnh thường ở giai đoạn muộn.
Để tầm soát ung thư dạ dày, hiện nay các tổ chức trên thế giới khuyến cáo, đối với những bệnh nhân sau 50 tuổi nên tầm soát ung thư bằng cách soi dạ dày. Đây là phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán sớm nhất phát hiện tình trạng tổn thương đường tiêu hóa.
Ngoài ra, đối với những người trong gia đình có những yếu tố di truyền như đa polyp dạ dày hoặc có người thân có tiền sử ung thư đường tiêu hóa. Sau khi đủ tuổi vị thành niên nên đi tầm soát ung thư dạ dày. Nếu lần đầu không vấn đề gì, sau 1 năm nên đi tầm soát lần nữa, sau đó nên duy trì 5 năm/lần.
Hơn nữa, những người có yếu tố ăn uống thói quen hút thuốc, uống rượu nhiều, viêm dạ dày có vi khuẩn HP cũng là một trong những yếu tố có nguy cơ gây ung thư.
Đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Hiện nay, với những tiến bộ về y khoa, ung thư dạ dày có thể chữa được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, sức khỏe bệnh nhân các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ung thư dạ dày càng phát hiện sớm, càng làm tăng tỷ lệ điều trị thành công. Thậm chí, nếu phát hiện sớm khi chưa có tình trạng di căn, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật nội soi để loại bỏ vùng niêm mạc tổn thương.
Trong trường hợp, khối u có dấu hiệu xâm lấn sâu vào thành dạ dày hoặc di căn, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt dạ dày kèm theo nạo các tổ chức hạch để tìm ung thư. Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân cần theo dõi xem xét hạch di căn và điều trị hóa chất tùy thuộc vào từng cá thể người bệnh.
Tùy từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đánh giá và lựa chọn phương pháp điều trị đích hoặc điều trị miễn dịch.
Soi dạ dày là phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán sớm nhất ung thư dạ dày.
Phòng ngừa ung thư dạ dày bằng cách nào?
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ung thư dạ dày, do vậy không có cách nào ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc như tiền sử gia đình hoặc mắc vi khuẩn HP. Mọi người cũng có thể thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
- Tăng cường chất xơ trong bữa ăn: ăn nhiều rau và trái cây
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế đồ ăn lên men, ủ chua, và lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Tầm soát ung thư để phát hiện sớm và tăng hiệu quả điều trị.
Ung thư đường tiêu hóa tăng, 3 nhóm người cần sàng lọc sớm Ung thư đường tiêu hóa là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Nội soi là cách duy nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa trong đó có ung thư dạ dày . Ngày 14-10, tại hội thảo khoa học tiêu hoá lần thứ 8 do Bệnh viện Bạch Mai và Đại học Nagoya (Nhật) phối hợp tổ chức, PGS-TS...