Hơn 60 học sinh bị ngộ độc sau bữa cơm chiều
Sau khi ăn bữa cơm chiều, 61 em học sinh ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) bất ngờ xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ói phải nhập viện cấp cứu.
Chiều nay 3/11, trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Đăng Trung, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil, xác nhận có 61 em học sinh của trường DTNT THCS và THPT Đắk Mil vừa bị ngộ độc thực phẩm. Hiện toàn bộ bệnh nhân đã xuất viện.
“Hiện chúng tôi đang chờ kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để xác định nguyên nhân vụ ngộ độc này”, ông Trung chia sẻ.
Trường DTNT THCS và THPT Đắk Mil – nơi xảy ra vụ ngộ độc
Video đang HOT
Trước đó, chiều 31/10, có 225 em học sinh của trường DTNT THCS và THPT Đắk Mil cùng ăn cơm. Sau đó, một số em xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, đau đầu.
Lúc này, nhà trường đã nhanh chóng gọi xe chở 61 em học sinh vào Trung tâm y tế huyện Đắk Mil cấp cứu.
Trong đó có 27 em được chỉ định phải nằm ở phòng cấp cứu để chữa trị, theo dõi. Số còn lại được khám, siêu âm, xét nghiệm và chuyển về Khoa Nội điều trị.
Hiện các em đều đã ổn định sức khỏe và xuất viện về nhà theo dõi.
Trong bữa cơm chiều 31/10 tại trường DTNT THCS và THPT Đắk Mil có các món như cơm, canh rau ngót, rau muống xào, thịt lợn kho trứng.
Hiện cơ quan chức năng đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn để xác định nguyên nhân vụ ngộ độc.
Cô gái phải mổ cấp cứu vì loại quả nhiều người ưa thích
10 ngày trước, V.A 23 tuổi ăn quả hồng. Sau đó, cô thường xuyên bị đau dữ dội, bí trung đại tiện, phải đến bệnh viện cấp cứu.
Ngày 30/10, theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, các bác sĩ tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhân G.T.V.A (23 tuổi, trú tại Hoa Lư, Ninh Bình) vào viện với tình trạng đau chướng bụng, buồn nôn, nôn, bí trung đại tiện.
Trước đó, bệnh nhân ăn quả hồng ngâm, có biểu hiện đau bụng âm ỉ thượng vị, đến ngày thứ 10, đau bụng dữ dội từng cơn và đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. Người bệnh được làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết và chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn tại ruột non, dạ dày.
Hình ảnh khối bã thức ăn được bác sĩ lấy ra. Ảnh: BVCC.
V.A được chỉ định phẫu thuật mở bụng làm tan bã thức ăn ở ruột non đẩy xuống đại tràng kết hợp lấy bã tại dạ dày. Sau phẫu thuật 7 ngày, bệnh nhân hồi phục ổn định, vết mổ liền khô, ít đau, tự đi lại, ăn uống được.
Theo các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, người bị tắc ruột do bã thức ăn cần phẫu thuật cấp cứu, chậm trễ có nguy cơ vỡ ruột, nhiễm trùng ổ bụng, rối loạn điện giải, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.
Khi có các triệu chứng đau, chướng bụng bất thường tuyệt đối không nên chủ quan, tự ý mua thuốc uống mà hãy đến cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp kịp thời.
Quả hồng là trái cây được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các cơ sở y tế vẫn thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp bị tắc ruột do ăn hồng. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn quá nhiều hồng, lúc đói hoặc ăn chung với thực phẩm có nhiều chất đạm. Tránh nuốt trực tiếp các thức ăn cứng, dai vì có thể tạo thành nhân cho các thực phẩm khác kết dính vào.
Tiếc mấy cũng đừng để 3 món này vào tủ lạnh, không ngộ độc cũng ôm bệnh Theo các chuyên gia, có một số thực phẩm sau khi nấu xong đừng trữ trong tủ lạnh để lần sau ăn, bởi chúng rất dễ sinh ra độc tố. Hầu như gia đình nào cũng từng để thừa đồ ăn do nấu quá nhiều. Lúc này, vì muốn tiết kiệm nên đa phần mọi người đều cất trữ trong tủ lạnh, khi...