Những loại tiền điện tử phổ biến sau Bitcoin
Trang Investopedia đưa ra danh sách một số loại tiền điện tử quan trọng chỉ sau Bitcoin, tính đến thời điểm đầu năm 2021.
Nhiều Altcoin với tính năng hấp dẫn đang cố gắng thay thế Bitcoin
Altcoin (Alternative Coin) là tên gọi chung cho các loại tiền mô phỏng theo Bitcoin, được tạo ra với mục đích cải thiện nhược điểm của Bitcoin. Mặc dù một số loại Altcoin có những tính năng ấn tượng mà Bitcoin không có, chẳng hạn như khả năng xử lý nhiều giao dịch hơn mỗi giây hoặc sử dụng các thuật toán đồng thuận Proof of Stake (PoS), nhưng vẫn chưa có loại nào tạo được mạng lưới bảo mật cao như Bitcoin.
Trang Investopedia lưu ý trong bài viết rằng có hơn 4.000 loại tiền điện tử hiện hành và danh sách của họ chỉ có thể điểm qua một phần rất nhỏ trong lĩnh vực rộng lớn này.
Ethereum (ETH)
Ethereum đang đứng thứ hai về độ phổ biến
Ethereum hiện là đồng mã hóa phổ biến thứ hai sau Bitcoin. Ethereum được Vitalik Buterin giới thiệu vào cuối năm 2013 và hệ thống được khởi động năm 2015. Năm nay, nhóm sáng lập Ethereum có kế hoạch thay đổi thuật toán PoW sang thuật toán PoS. Động thái này sẽ cho phép mạng Ethereum vận hành ít hao tốn năng lượng hơn và cải thiện tốc độ giao dịch. Đây được xem như một giải pháp thay thế cho cơ chế PoW trước đó của Bitcoin.
Kể từ tháng 1.2021, vốn hóa thị trường của ETH gần bằng 19% quy mô của Bitcoin. Theo giới thiệu, đồng Ethereum có thể được dùng để “mã hóa, phân quyền, bảo mật và giao dịch bất cứ thứ gì”. Tính đến tháng 1.2021, Ethereum (ETH) có vốn hóa thị trường là 138,3 tỉ USD và giá trị 1 token = 1.218,59 USD.
Video đang HOT
Litecoin (LTC)
Litecoin có mặt từ năm 2011 và là một trong những loại tiền điện tử đầu tiên tiếp bước Bitcoin với dự định là phiên bản tốn ít tài nguyên hơn. Người tạo ra Litecoin là Charlie Lee – cựu sinh viên trường MIT và cựu kỹ sư của Google. Litecoin dựa trên mạng thanh toán toàn cầu mã nguồn mở, không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan nào, sử dụng thuật toán Scrypt làm PoW.
Dù Litecoin giống Bitcoin về nhiều mặt nhưng lại có tốc độ tạo khối (block) nhanh hơn, do đó thời gian xác nhận giao dịch cũng nhanh hơn. Ngày càng có nhiều đơn vị chấp nhận giao dịch bằng Litecoin. Đến tháng 1.2021, vốn hóa thị trường của Litecoin là 10,1 tỉ USD và giá trị mỗi token là 153,88 USD.
Cardano (ADA)
Cardano là loại tiền điện tử được tạo ra bởi một nhóm các kỹ sư, nhà toán học và chuyên gia mật mã. Người đồng sáng lập dự án là Charles Hoskinson – cũng là một trong 5 thành viên sáng lập ban đầu của Ethereum. Sau khi có sự mâu thuẫn nội bộ, ông đã rời đi để xây dựng dự án Cardano.
Đồng Cardano được xem như đối thủ của Ethereum nhờ sử dụng thuật toán PoS và sở hữu công nghệ blockchain nhiều triển vọng hơn. Dù vậy Cardano vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và còn một chặng đường dài để hoàn thiện hơn. Tính đến tháng 1.2021, Cardano có vốn hóa thị trường là 9,8 tỉ USD và một ADA có giá trị tương đương 0,31 USD.
Tether (USDT)
Ra mắt vào năm 2014, Tether thuộc nhóm tiền điện tử gọi là “stablecoin”. Vì các loại tiền tệ kỹ thuật số như Bitcoin thường xuyên biến động nên stablecoin như Tether được tạo ra với mục đích ổn định giá trị thị trường. Giá của Tether gắn với giá đồng USD. Vào tháng 1.2021, Tether là tiền điện tử lớn thứ ba theo vốn hóa thị trường, với tổng vốn hóa thị trường là 24,4 tỉ USD và giá trị mỗi token = 1 USD.
Stellar (XLM)
Stellar là mạng lưới blockchain mở được thiết kế để cung cấp các giải pháp doanh nghiệp bằng cách kết nối các tổ chức tài chính để thực hiện những khoản giao dịch lớn. Giao dịch giữa các ngân hàng và các công ty đầu tư thường mất vài ngày, phải qua nhiều trung gian và tốn nhiều chi phí, giờ đây có thể chuyển khoản gần như ngay lập tức mà không cần qua trung gian và tốn rất ít chi phí. Đơn vị tiền tệ của Stellar là Lumens (XLM). Mạng Stellar yêu cầu người dùng dùng Lumens để giao dịch.
Stellar được Jed McCaleb – thành viên sáng lập của Ripple Labs và nhà phát triển giao thức Ripple tạo ra. Cuối cùng Jed McCaleb đã từ bỏ Ripple và đồng sáng lập Quỹ phát triển Stellar. Stellar Lumens có vốn hóa thị trường là 6,1 tỉ USD và được định giá là 0,27 USD vào tháng 1.2021.
Monero (XMR)
Cơ chế ring signature tạo ra địa chỉ ẩn cho mỗi giao dịch, đồng thời xáo trộn địa chỉ của người dùng với nhóm người dùng khác nhằm gây khó khăn cho việc truy tìm liên kết giữa các giao dịch
Được công bố vào tháng 4.2014, Monero là loại tiền điện tử an toàn, không thể truy dấu, tập trung vào khả năng phân quyền, bảo mật thông tin cá nhân và khả năng mở rộng linh hoạt, cho nên Monero dễ dàng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và những người đam mê tiền mã hóa. Sự phát triển của Monero hoàn toàn dựa trên đóng góp cộng đồng. Monero bảo toàn quyền riêng tư của người dùng bằng một kỹ thuật đặc biệt gọi là “ring signature”.
Kỹ thuật đặc biệt này khiến Monero trở thành loại tiền yêu thích của giới tội phạm. Tính đến tháng 1.2021, Monero có vốn hóa thị trường là 2,8 tỉ USD và mỗi token trị giá 158,37 USD.
Polkadot (DOT)
Polkadot là loại tiền điện tử dùng thuật toán PoS nhằm mục đích cung cấp khả năng tương tác giữa các blockchain khác nhau. Người sáng lập Polkadot là Gavin Wood – cũng từng là thành viên trong nhóm nòng cốt của dự án Ethereum.
Polkadot khác Ethereum ở chỗ các nhà phát triển có thể tạo blockchain của riêng họ, đồng thời sử dụng tính bảo mật sẵn có trên blockchain Polkadot. Khái niệm này trong Polkadot được gọi là “bảo mật chia sẻ”. Tính đến tháng 1.2021, Polkadot có vốn hóa thị trường là 11,2 tỉ USD và 1 DOT = 12,54 USD.
Bitcoin vượt 28.000 USD, có thể chạm ngưỡng 50.000 USD?
Các chuyên gia tin tưởng rằng làn sóng tăng giá có thể đưa Bitcoin phá vỡ hàng loạt kỷ lục trong thời gian sắp tới.
Đầu ngày 30/12, giá Bitcoin trên CoinDesk đứng mức 27.586 USD, tăng mạnh xấp xỉ 3%, tương đương mỗi coin thêm 114.9 USD. Trong 24 giờ qua, giá Bitcoin đã có lúc ghi nhận tăng đột biến lên hơn 28.000 USD.
Thống kê từ CoinMarketCap cho thấy lượng giao dịch Bitcoin trong 24 giờ qua ở mức xấp xỉ 46.1 tỷ USD, giá trị vốn hóa ghi nhận 512.4 tỷ USD.
Các đồng tiền ảo khác nằm trong top 5 như Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Tether (USDT) cũng tăng mạnh về giá trị. Trong đó đáng chú ý nhất trong 24 giờ qua là đồng Litecoin với mức tăng xấp xỉ 4.27%.
Bitcoin tăng mạnh và phá vỡ kỷ lục trong tháng cuối năm 2020.
Lý giải cho đà tăng này, các chuyên gia cho rằng thị trường tiền ảo bị ảnh hưởng sâu sắc bởi gói kích thích 2.300 tỷ USD, bao gồm khoản cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ USD với hàng triệu người thất nghiệp Mỹ của Tổng thống My Donald Trump ký hôm 27/12.
Trên thực tế, kể từ khi gói kích thích kinh tế này được thông qua, nó đã trở thành nguồn "trợ lực" mạnh đối với giá vàng trên thế giới, có thời điểm lên sát ngưỡng 1.900 USD/ounce trong phiên giao dịch hôm 27/12.
Khi rủi ro lạm phát gia tăng, các nhà đầu tư tin rằng Bitcoin sẽ tăng giá trị và ồ ạt mua vào như một biện pháp phòng ngừa đồng tiền mất giá. "Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký dự luật kích thích kinh tế tiếp tục tạo áp lực lên đồng USD và thúc đẩy đà tăng giá của Bitcoin", ông Halley Jeffrey, chuyên gia phân tích cao cấp phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Oanda cho biết.
Cũng theo nhiều nhà phân tích, đà tăng của Bitcoin sẽ chưa dừng lại. Philip Swift - một nhà phân tích nổi tiếng nhấn mạnh rằng xu hướng tích lũy Bitcoin đang tăng nhanh, do số lượng người bán giảm mạnh trong đợt tăng giá hiện tại.
Điều này cho thấy các nhà đầu tư tin rằng "cơn sốt" Bitcoin chưa đạt đỉnh, và sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Một số dự đoán trước đó cho rằng giá trị Bitcoin có thể chạm ngưỡng 50.000 USD ngay trong năm nay.
Bitcoin lập tiếp đỉnh cao mới: Vượt 28.000 USD Mục tiêu tiếp theo của Bitcoin sẽ là ngưỡng 30.000 USD. Các chuyên gia về tiền số cho rằng, xu hướng ngắn hạn của Bitcoin hiện nay vẫn là tăng giá. Chiều 27/12 (giờ Việt Nam), đồng tiền số Bitcoin tiếp tục tăng giá mạnh mẽ và vượt 28.000 USD, tiếp tục xác lập mức đỉnh mới. Thời điểm hiện tại, Bitcoin đang...