Những loại rau ăn nhiều làm tăng nguy cơ mắc ung thư, béo phì, đầy hơi
Rau là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người tuy nhiên đối với rau đã mốc meo, rau ngâm hoặc muối chua, rau chế biến ở nhiệt độ cao… tuyệt đối tránh ăn nhiều vì nguy cơ mắc ung thư.
Ăn nhiều rau muối chua tăng nguy cơ ung thư
Có những loại rau dù có yêu thích đến mấy bạn cũng không nên ăn vì nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Dưới đây là 3 loại rau quen thuộc làm tăng nguy cơ mắc ung thư, không nên ăn nhiều.
- Rau bị hư thối, mốc meo
Rau là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi chúng không còn tươi ngon và đã bị hư hỏng thì sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị của rau mà còn sinh ra độc tố gây hại cho người dùng.
Chưa kể, các loại rau bị nấm mốc, ôi thiu có thể sản sinh chất độc aflatoxin. WHO đã cảnh báo, chất này độc hơn asen 68 lần và là chất gây ung thư đầu bảng.
Dù ở nhiệt độ cao thì chất aflatoxin cũng không thể bị tiêu diệt. Do đó, khi thấy rau hoặc bất cứ loại thực phẩm nào bị hư hỏng, nấm mốc bạn nên vứt đi ngay.
- Ăn nhiều rau muối chua tăng nguy cơ ung thư
Các loại rau ngâm hoặc muối chua là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Vị chua của các loại rau này giúp kích thích vị giác và khiến người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.
Song đây không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn. Theo đó, rau muối chứa nhiều muối và nitrite. Ăn món này thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp thậm chí là ung thư dạ dày.
Chưa kể, trong quá trình ngâm, thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn và sinh ra độc tố gây hại cho người dùng. Trong quá trình ăn, nếu thấy món rau củ muối bị nổi váng thì bạn hãy bỏ chúng ngay đi.
- Rau củ nấu ở nhiệt độ cao chứa chất gây ung thư
Khi chế biến ở nhiệt độ cao, các loại vitamin, khoáng chất có trong rau củ sẽ bị mất đi, thậm chí còn sản sinh ra các loại độc tố có hại khác.
Video đang HOT
Xào là phương pháp chế biến rau được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn nên chọn một cách chế biến lành mạnh, tốt hơn cho sức khỏe. Rau luộc, hấp hoặc hầm sẽ giữ được hương vị và dưỡng chất vốn có trong rau.
- Các loại rau chứa nhiều tinh bột dễ gây tăng cân, béo phí
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, nên hạn chế ăn những loại rau này nếu muốn giảm cân. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát lượng tiêu thụ trái cây và rau của hơn 133.000 người trưởng thành ở Mỹ và nhận ra rằng những người ăn nhiều rau có tinh bột bị lên cân nhiều hơn, trong khi những người hạn chế lượng tinh bột thì thực giảm cân.
Các loại rau chứa nhiều tinh bột bao gồm khoai tây, ngô, đậu Hà Lan, bí đỏ và khoai lang. Nhiều người cho rằng khoai lang đem lại nhiều lợi ích về sức khoẻ vì chúng giàu vitamin và chất xơ, tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn khoai lang một cách điều độ.
- Các loại rau họ cải dễ gây đầy hơi
Cải xoăn, súp lơ xanh và súp lơ trắng là những thực phẩm được nhiều người ca ngợi. Tuy nhiên, mặc dù những loại rau này có nhiều chất xơ, ít calo và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chúng cũng có thể gây ra đầy hơi.
Nguyên nhân do chúng ta không có enzym để tiêu hóa raffinose, một loại đường phức thường thấy trong rau họ cải. Vì vậy, khi những loại rau này đi vào ruột non, chúng sẽ bị vi khuẩn lên men và tạo ra khí mê-tan, carbon dioxid và hydro, dẫn tới đầy hơi.
2/3 bệnh nhân phát hiện bị ung thư thì đã muộn: Bác sĩ BV K nhấn mạnh, thay đổi thói quen sống rất quan trọng để dự phòng bệnh này
Theo bác sĩ Hà Hải Nam, bệnh viện K Tân Triều, phòng ngừa ban đầu đối với bệnh ung thư là một sự lựa chọn hợp lý, kinh tế, mang lại hiệu quả tối ưu cho sức khoẻ bản thân. Trong đó, thay đổi lối sống là yếu tố đặc biệt cần lưu tâm.
Cơ quan nghiên cứu và phân tích toàn cầu (EIU) thuộc tạp chí The Economist vừa công bố báo cáo về khả năng kiểm soát ung thư của 10 quốc gia thuộc châu Á Thái Bình Dương, đăng trên Sáng kiến ung thư thế giới. Theo báo cáo của EIU, gần 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tử vong. IARC cũng nêu trong báo cáo năm 2018 rằng, có 300 033 người hiện đang sống chung với bệnh ung thư tại Việt Nam. Ung thư đang thực sự là một gánh nặng lớn cho xã hội.
Theo bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, bệnh viện K Tân Triều, mặc dù gần đây có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư cũng như sự hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, nhưng số mắc và tử vong do ung thư còn rất lớn. Ngay cả khi việc phát hiện sớm có hiệu quả và nhiều bệnh nhân được cứu sống hơn thì chi phí điều trị cho người bệnh còn rất cao.
Do đó, phòng ngừa ban đầu đối với bệnh ung thư là một sự lựa chọn hợp lý, kinh tế, mang lại hiệu quả tối ưu cho sức khỏe bản thân, gia đình và góp phần giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế còn nhiều khó khăn của nước ta.
Lối sống thiếu lành mạnh khiến bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa
Hiện nay, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày... ngày càng cao. Theo bác sĩ Nam, lối sống có tác động không nhỏ thế nào đến nguy cơ phát triển căn bệnh hiểm nghèo này.
Bác sĩ Nam phân tích, theo một nghiên cứu đa trung tâm của khối liên hiệp Anh va 19 nươc châu Âu khác cho thấy, tỉ lê mắc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Ngoài ra, nhom nghiên cưu cho biêt thêm, xu hướng trẻ hóa ung thư đại trực tràng cũng đã xuất hiện ở Mỹ, nơi có 50.000 ca mắc mới mỗi năm.
Nguyên nhân cua xu thê này chưa thực sự rõ ràng, nhưng có liên quan đến lối sống lười vận động, béo phì và chế độ ăn kém lành mạnh - vôn la nguyên nhân gây ung thư đai trưc trang. Cac khôi u đại trực tràng ơ bênh nhân tre có tốc độ phat triên nhanh hơn những người lớn tuổi và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn.
Ngoài vấn nạn thực phẩm ô nhiễm, mất an toàn nêu trên, nhiều người Việt Nam vẫn có thói quen tiêu thụ thuốc lá, rượu bia, khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày... tăng cao ở những người trẻ.
Bác sĩ Nam chỉ ra các bước để giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính của đường tiêu hoá, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, bao gồm:
- Thay đổi lối sống (sử dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, giảm chất béo, ngọt, ăn nhiều rau xanh, sử dụng thực phẩm có chất chống oxy hóa)
- Tập luyện đều đặn
- Hạn chế thịt màu đỏ
- Chống béo phì
- Không hút thuốc lá
- Giới hạn rượu bia
- Can thiệp y khoa kịp thời (khám và điều trị nhiễm vi khuẩn HP, can thiệp sớm nếu mắc hội chứng Polyp gia đình...).
Thay đổi thói quen sống là bước đầu tiên rất quan trọng để dự phòng bệnh ung thư
Theo bác sĩ Nam, dự phòng ung thư bao gồm 3 bước, trong đo 2 bước dưới đây đặc biệt quan trọng:
- Bước 1 là phòng bệnh ban đầu bằng việc hạn chế hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây ung thư, quan trọng nhất là tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, bia rượu.
- Bước 2 là sàng lọc và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư. Đây là mấu chốt cho việc điều trị có hiệu quả. Bởi, ung thư biết sớm trị lành. Khi sàng lọc ưu tiên các loại ung thư như cổ tử cung, vú, đại trực tràng... vì bệnh có khả năng khám bằng lâm sàng và các biện pháp đơn giản; bệnh có khả năng chữa khỏi.
Trước đây, 2/3 bệnh nhân ung thư đến viện trong giai đoạn đến muộn, không còn khả năng phẫu thuật. Do ý thức chăm sóc sức khỏe nói chung và nhận thức dự phòng bệnh ung thư trong cộng đồng khi đó còn rất nhiều hạn chế. Song gần đây, số bệnh nhân được phát hiện sớm đã tăng hơn trước, mà chủ yếu ở bệnh nhân ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng. Nguyên nhân cũng một phần bởi các chiến lược truyền thông tuyên truyền được chú ý đẩy mạnh hơn.
Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ hiểu biết, ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một nâng cao cũng góp phần không nhỏ giúp làm tăng tỷ lệ được chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ khỏi bệnh ung thư theo đó cũng tăng lên. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng là cách thức tiếp cận rất hiệu quả giúp các bác sĩ có thể tư vấn và thực hiện cho người dân, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý ung thư, những xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm, khi chưa có nhưng biểu hiện trên lâm sàng.
Để dự phòng bệnh ung thư cho bản thân và gia đình, chúng ta nên thực hiện các bước sau:
1. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố được coi là tác nhân gây bệnh như rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn giàu dầu mỡ, gia vị, và ăn các loại thức ăn bị mốc, thay đổi lối sống (sử dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, giảm chất béo, ngọt, ăn nhiều rau xanh, sử dụng thực phẩm có chất chống oxy hóa); tập luyện đều đặn; hạn chế thịt màu đỏ; chống béo phì, tránh phơi nắng quá lâu, che chắn khi tiếp xúc tia phóng xạ
2. Tiêm vaccine phòng chống nhiễm Virus viêm gan B để dự phòng Ung thư gan, virus HPV để dự phòng ung thư cổ tử cung, điều trị triệt để nếu có nhiễm vi khuẩn HP.
3. Thận trọng khi dùng thuốc nội tiết nữ vì có nguy cơ gây ung thư vú.
4. Đối với người có nguy cơ mắc bệnh ung thư có yếu tố di truyền: ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư võng mạc mắt, bệnh khô da nhiễm sắc tố... thì cần làm xét nghiệm gene và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sớm, can thiệp điều trị sớm (cắt polyp,cắt đại tràng dự phòng với người đa polyp gia đình)
5. Sinh đẻ có kế hoạch và vệ sinh sinh dục, quan hệ tình dục an toàn để dự phòng ung thư cổ tử cung.
6. Phòng bệnh nghề nghiệp và môI trường xung quanh: Chống ô nhiễm không khí, nước sinh hoạt, nước thải,...
7. Thăm khám định kì và làm các test sàng lọc, nhất là đối với những người có yếu tố nguy cơ cao.
8. Khi có chẩn đoán bệnh ung thư, cần được điều trị sớm tại các cơ sở chuyên khoa Ung bướu có uy tín để hạn chế bệnh tái phát, di căn.
Bác sĩ Nam nhấn mạnh: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, cách điều trị tốt nhất là hãy chú ý đến những thay đổi nhỏ trong sức khỏe của mình, tập thói quen đi khám định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm để có thể có được kết quả điều trị tốt nhất ở giai đoạn sớm".
Thêm 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư Tiếp theo bài trước, dưới đây là thêm 10 dấu hiệu và triệu chứng, trong đó có dấu hiệu và triệu chứng có thể được coi là vô hại, nhưng đó có thể là cách cơ thể "thông báo" cho bạn biết có điều gì đó không ổn. Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là dấu hiệu cảnh báo có thể mắc...