Những loại nước uống làm răng xỉn màu
Trà và cà phê là những “thủ phạm” nặng ký trong việc làm cho hàm răng của bạn không được trắng sáng nhưng cũng không nên coi thường các loại nước cam, nước khoáng, vang trắng và đồ uống lạnh…
Ảnh: minh họa
Trà, cà phê
Việc thường xuyên uống trà khô có thể gây ra sự ố vàng trên răng. Điều này là do lượng tannin lớn có trong trà khô, thúc đẩy việc tạo vết ố trên răng.
Cà phê mặc dù có màu đậm hơn, nhưng lượng tannin lại ít hơn nên không gây ố răng nhiều bằng trà.
Giải pháp hữu hiệu là hãy thay thế trà bằng các loại nước uống khác có lượng tannin ít hơn chẳng hạn như các loại trà xanh hoặc thảo dược.
Nước cam
Uống nước cam nguyên chất hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng là nguyên nhân khiến men răng bị phá vỡ dần theo thời gian. Tính axit trong nước cam đặc biệt gây tổn hại khi kết hợp với đồ uống có màu sẫm (như cà phê, chè). Hãy hạ thấp hàm lượng axit bằng cách pha loãng nước trái cây với nước lọc.
Video đang HOT
Nước khoáng
Hàm lượng chất florua trong nước khoáng khá lớn. Việc “tiếp nhận” quá nhiều florua qua nước uống có hàm lượng florua cao có thể dẫn tới sự hình thành các chấm trắng trên răng; nặng hơn là răng chuyển màu vàng, xám hay đen. Do đó nếu uống quá nhiều nước khoáng, có thể làm “đổi màu” cả hàm răng.
Mỗi người nên uống ít nhất 1 lít nước nhạt/ngày, trong đó, hàm lượng nước khoáng không vượt quá 300ml, còn lại là nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội.
Rượu vang trắng
Vang trắng có tính axit hơn so với vang đỏ, axit giúp tăng khả năng hấp thụ thức ăn song lại gây ảnh hưởng xấu đến men răng. Điều đó có nghĩa là trong khi thưởng thức vang trắng cùng hoa quả, răng của bạn có nguy cơ bị tổn hại. Vấn đề này có thể được hạn chế bằng cách dùng nước lọc xen kẽ trong bữa ăn để trung hòa axit từ rượu và hoa quả.
Theo PLXH
"Đốt cháy" mỡ có khó?
Để gầy đi, phải cắt bỏ toàn bộ chất béo trong thực đơn. Hoàn toàn không phải!
Tốt nhất, hãy học cách tiêu thụ những chất béo tốt cho sức khỏe và biết cân đối lượng chất béo đưa vào cơ thể
Chất béo rất cần thiết để duy trì chức năng cơ thể và não bộ. Hơn thế, chất béo còn mang đến vitamin A, D, E và E, những vitamin tan trong mỡ. Để giữ gìn vóc dáng thon thả, chỉ cần ăn ít chất béo chứ không phải cắt giảm hoàn toàn chúng.
Có một giờ đốt cháy chất béo nhiều nhất trong ngày?
Đúng vậy. Giờ vàng ấy chính là buổi sáng khi mới ngủ dậy với chiếc bụng "rỗng". Lý do là suốt đêm, cơ thể đốt cháy từng chút một đường dữ trữ có thể sử dụng ngay lập tức, sau đó hiển nhiên sẽ đến đốt cháy chất béo. Và khi bạn tỉnh dậy, rõ ràng bạn đang ở pha "đốt cháy chất béo".
Nếu như vào giờ vàng buổi sáng, bạn tập thể dục hay chơi thể thao, mỡ thừa tập trung ở bụng, mông, đùi... sẽ dễ dàng bị "thiêu cháy". Vì thể, nếu có thể, hãy chạy, bơi hoặc đi bộ ít nhất nửa tiếng vào buổi sáng, trước khi ăn sáng.
Oméga 3 làm tăng cân?
Không phải vậy. Dù là chất béo nhưng Oméga 3 chính là chất béo "đốt cháy" chất béo.
Nguyên nhân: Oméga 3 thay thế các chất béo khác và không giống như các chất béo bão hoà, Oméga 3 dễ dàng được phân phối lại vào lưu thông máu, được sử dụng và được đốt cháy.
Hơn thế nữa, Oméga 3 còn là những chất béo tiếp thêm sinh lực cho cơ thể như chống trầm cảm, tăng sự trao đổi chất cơ bản, kích thích vận động cơ thể. Vì thế, Oméga 3 giúp bạn thành công trong chiến dịch giảm cân của bản thân.
Ngoài tốt cho tim, não, Oméga 3 thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng.
Làm sao để phát hiện ra những chất béo ẩn nấp trong các sản phẩm đóng hộp?
Hiếm khi người ta đọc được những chất béo ẩn nấp trên nhãn mác sản phẩm
Dù rằng thành phần được liệt kê trên nhãn mác theo thứ tự giảm dần tầm quan trọng nhưng nếu sản phẩm bạn cầm trên tay ghi chữ "dầu" ở dòng đầu tiên, hãy tiếp tục đọc hết thành phần của sản phẩm đó vì rất có thể, bạn sẽ nạp vào cơ thể một mỏ "chất béo""mà không hề hay biết.
Thêm một điều lưu ý nữa, một số loại bánh qui được ghi dành cho người ăn kiêng thực chất còn nhiều chất béo hơn những chiếc bánh qui bình thường, ngoài ra, còn chứa đựng những loại dầu không có lợi cho sức khỏe.
Thực phẩm tốt nhất để đốt cháy chất béo?
Ngược lại với những gì bạn mong đợi, những thực phẩm đốt cháy chất béo thực tế không tồn tại.
Ngược lại, chỉ có một số thực phẩm có khả năng giảm sự chuyển hoá đường thành chất béo hoặc giảm/tránh "lưu trữ" các chất béo thành tảng, khối "đóng" trong cơ thể.
Đó chính là trường hợp của cà tím, trà xanh, nước khoáng, cá hồi, táo, dưa chuột, đu đủ,chanh, cà rốt hay quả hạnh nhân.
Theo Dân Trí
Nước nào cũng tốt cho da? Mùa hè nóng nực khiến cho nhu cầu nước giải khát tăng cao. Ngoài nước lọc, thị trường hiện nay có rất nhiều loại thức uống có sẵn như bia rượu, nước trái cây, trà thanh nhiệt, nước mát... Nhiều người cho rằng những loại nước này có thành phần dinh dưỡng nhiều hơn nước thường. Nhưng liệu chúng có thể thay thế...