Những loại gia vị không thể thiếu trong dịp Tết giúp tăng cường sức khỏe
Ngày Tết có những loại gia vị không thể thiếu không chỉ để món ăn thêm hấp dẫn mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Mâm cơm người Việt trong những ngày Tết không thể thiếu các loại rau gia vị như hành, tỏi, mùi, thì là, húng quế…
Không chỉ giúp bữa ăn hấp dẫn, thơm ngon, mà nhiều gia vị còn có tác dụng chữa cac bệnh thông thương như đau bụng, buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy, cam cum… Hãy dành chút thời gian mua thêm một số gia vị cho gia đình nhé!
Tỏi
Tỏi là gia vị hằng ngày quen thuộc của người Việt, được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Bên cạnh là gia vị để tăng thêm hương vị của các món ăn thì việc ăn tỏi hằng ngày cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 76%. Ngoài ra tỏi cón có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và tác dụng như chất chống oxy hóa. Tỏi cũng chứa hàm lượng vitamin B1 khá cao, giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư đặc biệt là ung thư đại tràng.
Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt, chẳng hạn như món gà kho gừng, thịt bò kho gừng… Nhất là trong ngày Tết, nồi cá kho không thể thiếu được gừng. Gừng có vị cay, tính nóng, có tác dụng phát tán phong hàn, làm ấm cơ thể, giúp ra mồi hôi. Công dụng của gừng thường được biết đến như chữa chứng ăn không tiêu, nôn, say tàu xe, cảm, ho, mất tiếng…
Từ lâu tiêu đã được xem là một loại dược liệu tốt, được sử dụng để chữa nhiều bệnh như hen suyễn, đau nhức, đau họng, trĩ, rối loạn đường tiết niệu, tả, sốt định kỳ và chứng khó tiêu.
Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh ngăn ngừa bệnh ung thư, nhiễm khuẩn và các bệnh nguy hiểm khác do hệ miễn dịch suy giảm. Gia vị giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể là tỏi và hạt tiêu đen.
Ớt
Video đang HOT
Ớt không chỉ là một gia vị thường xuyên có mặt trong các bữa ăn mà còn có những công dụng trong việc chữa bệnh. Ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều vitamin A, vitamin C gấp 5- 10 lần cà chua và cà rốt. Chất cay trong quả ớt gọi là capsaicin (C9H14O2) có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học.
Ớt còn có tác dụng sát khuẩn, chống ôi thiu, chống lạnh và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người đề phòng và chữa một số bệnh. Lượng vitamin C phong phú trong ớt có thể khống chế xơ cứng động mạch và làm giảm cholesterol. Nghiên cứu cho thấy, ớt chứa các hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa nguy cơ tai biến tim mạch. Thêm vào đó, chất capsincin trong ớt còn ngăn ngừa được sự viêm nhiễm, một yếu tố được xem là nguy hiểm, góp phần gây ra các bệnh về tim.
Hành lá
Hầu như tất cả các món ăn trong bếp Việt ngày thường cũng như ngày Tết đều có thể sử dụng hành để xào, nấu, chiên, chưng, làm chả… từ những món ăn sống như salad, nộm, gỏi cho đến những món ăn chín. Không chỉ dùng chế biến món ăn, theo kinh nghiệm dân gian, hành lá có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như trong bệnh cảm cúm, nhức đầu, tắc ruột do giun đũa, hành củ còn chữa long đờm…
Rau răm có hương thơm đặc biệt, được sử dụng làm gia vị cho một số món ăn, đặc biệt là muối dưa bắp cải… Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép của rau răm tươi có khả năng giả độc nọc rắn, dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê chân tay.
Rau thì là
Thì là là một gia vị hay được dùng cho các món cá, mực, chả cá, chả mực… Thì là có chứa tinh dầu monoterpenes và một enzyme có tên là glutathione-S- transferase. Enzyme này trung hòa các gốc tự do gây ung thư. Các chất dầu có trong rau thì là giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết các sắc tố mật và dịch tiêu hóa, chống đầy hơi, tránh ngộ độc thực phẩm và tốt cho tiêu hóa.
Theo Thùy Dương
Tổng hợp từ Sức khỏe đời sống
Khám Phá
[Chế biến] - Chân giò nhồi thịt đổi món cho Tết
Ngoài cách nấu canh củ, giả cầy truyền thống, bạn có thể biến tấu thành món chân giò nhồi thịt cùng nấm hương thơm ngon, mà không ngán.
Theo chị Nguyễn Tâm (35 tuổi, Hà Nội), món này để bày mâm cơm đãi khách hoặc biếu nội ngoại ăn Tết đều hợp. Thành phẩm món ăn có vị đậm đà của thịt chân giò, hòa quện vị giòn của mộc nhĩ, cay nhẹ và thơm của hạt tiêu rất hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 1 chân giò heo khoảng 2 kg (lấy chân trước)
- 100 gr giò sống
- 3 quả trứng gà
- Mộc nhĩ, nấm hương
- Gia vị: tiêu, hành khô, hạt nêm, mì chính, nước mắm
Chân giò nhồi thịt thành phẩm. Ảnh: Nguyễn Tâm
Cách làm:
- Chân giò làm sạch và lọc thịt, bì, xương riêng. Phần bì rửa sạch để ráo nước.
- Đem phần thịt lọc được thái mỏng ướp chút nước mắm và hạt tiêu đập dập, hành khô băm nhỏ trong 1 giờ.
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, cắt chân, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Trứng gà tráng mỏng cùng gia vị rồi thái sợi.
- Trộn tất cả trứng, thịt, nấm hương, mộc nhĩ, giò sống với chút mì chính, hạt nêm. (Gia vị điều chỉnh mặn nhạt theo từng khẩu vị gia đình).
- Nhồi phần hỗn hợp trên vào phần bì chân giò đã lọc trước đó. Nhồi đều nhưng đừng quá chặt tay. Phần đầu khi nhồi xong thì dùng kim khâu lại. Phần xương của chân giò có thể tận dụng để làm nước dùng, nấu canh hoặc các món khác tùy thích.
- Cho chân giò đã được nhồi vào hấp cách thuỷ 45 phút.
- Để nguội, cho vào ngăn mát để qua đêm. Khi ăn bỏ ra thái miếng tuỳ thích. Chấm mắm ớt hoặc mắm tiêu đều ngon.
Nguyễn Tâm
Theo Ngoisao.net
[Chế biến] - Kiệu ngâm mặn đơn giản mà ngon cho dịp Tết Món kiệu mặn ăn cùng cơm trắng hoặc bánh chưng, bánh tét đều mang lại hương vị thật tuyệt cho ngày Tết. Ngoài món kiệu ngâm chua ngọt thì kiệu ngâm mặn cũng sẽ món ăn hấp dẫn cho ngày Tết ở miền Nam. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - Củ kiệu - Tôm khô - Muối, nước mắm, đường. - Hũ/...