Những loài động vật có hình thù kì dị nhất thế giới
Thế giới động vật rất đa dạng phong phú, có những loài hình thù vô cùng kì dị, xấu xí đến mức chỉ nhìn một lần cũng có thể khó quên…
Nosewalkers là loài động vật có bề ngoài hết sức kỳ lạ, chúng sử dụng mũi của mình để di chuyển.
Mũi của chúng còn cực kì linh hoạt và có thể được dùng để chiến đấu, săn mồi thậm chí là ‘tán tỉnh’ nhau.
Loài Nosewalker to lớn nhất được tìm thấy được gọi là Snouters, có chiều dài hơn 1,7 m. Chúng có bốn mũi rất khỏe, tất cả đều được sử dụng để di chuyển.
Sứa Nomura là loài sứa có kích thước cực kỳ lớn (một trong những loài sứa lớn nhất thế giới). Khi trưởng thành, chúng đạt chiều dài đường kính khoảng 2m, cân nặng hơn 220kg.
Video đang HOT
Một chú cá có thân hình trong suốt cực độc đáo.
Một chú cóc có bề ngoài hồng rực vô cùng kỳ lạ.
Một con ngựa bị bạch tạng khiến chúng có ngoại hình độc đáo.
Gà trống có bộ lông đen tuyền từ đầu đến chân.
Cua dừa là loài cua sống trên cạn lớn nhất thế giới có hình thù lạ mắt.
Dơi đầu búa có kích thước khổng lồ.
Sên hồng khổng lồ được tìm thấy ở một khu vực hẻo lánh ở New South Wales, Úc, có màu hồng rực rỡ.
Loài vật có khuôn mặt hài hước này được gọi là cá dơi môi đỏ. Nó là một loài cá nước mặn, nhưng vẫn có thể sống trong một bể cá bình thường.
Loài cá mập sống hơn 400 năm và câu hỏi về lão hóa
Cá mập Greenland có thể sống hơn 400 năm và dường như chúng vẫn rất khỏe mạnh, sinh sản tốt đến cuối đời.
Cá mập Greenland. Ảnh: Dive Magazine.
Hãy xem xét điều này: cá mập Greenland có thể sống hơn 400 năm và dường như chúng vẫn rất khỏe mạnh và sinh sản tốt đến cuối đời. Hoặc điều này: các cá thể của một loài sứa trôi nổi ở khu vực Địa Trung Hải và các vùng biển xung quanh Nhật Bản có khả năng quay về trạng thái ấu trùng và phát triển trở lại thành con trưởng thành vô số lần. Nói cách khác, chúng bất tử về mặt sinh học.
Một ví dụ khác cho hiện tượng này là loài thủy tức, vốn rất quen thuộc với chúng ta từ những bài học sinh vật đầu tiên khi chúng ta quan sát những giọt nước hồ qua kính hiển vi: cơ thể của chúng được cấu tạo hoàn toàn từ các tế bào gốc bất tử, và một con thủy tức hoàn toàn mới có thể tái sinh từ bất kỳ mảnh vụn cơ thể nào bị cắt rời.
Hai sinh vật vừa kể dường như được ban cho tuổi trẻ và sức sống vĩnh cửu - và không bao giờ chết vì già đi, theo những gì ta đã biết.
Câu hỏi rằng chính xác bằng cách nào và tại sao các sinh vật - đặc biệt là con người - lão hóa đã thách thức các nhà khoa học qua hàng trăm năm, mãi vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Đã có vô số lý thuyết cạnh tranh, từ sự lỗi thời có tính toán trong lý thuyết "soma loại bỏ" (về cơ bản cho rằng Thiên nhiên không sử dụng ta nữa khi chúng ta đã qua giai đoạn sinh sản và không đầu tư nhiều vào các hệ thống sửa chữa và bảo trì để giữ ta tiếp tục sống), và ý tưởng cho rằng quá trình lão hóa là sự hao mòn, như xe hơi gỉ sét hoặc lều bạt mòn đi, cho đến quan niệm phần chóp telomere ngắn dần ở đầu nhiễm sắc thể chi phối vòng đời của tế bào đang phân chia, và ý tưởng cho rằng sự lão hóa và chết đi đã được lập trình và điều khiển về mặt di truyền.
Ngày càng nhiều nhà khoa học có uy tín thậm chí tin rằng lão hóa là một căn bệnh, và nó có thể được chữa trị. Vài người khác còn đi xa hơn, cho rằng lão hóa có thể được "điều trị" để ta cũng có khả năng sống mãi.
Tôi nhận thấy ý tưởng cuối cùng - cuộc truy tìm "sự bất tử" - quá mức ái kỷ đến nỗi tôi định từ bỏ quyển sách này khi mới bắt đầu. Nhưng vì đã đặt một chuyến bay đến California (còn ở đâu nữa?) và hẹn gặp một nhóm các nhà khoa học khi những ngờ vực kia hiện lên trong đầu, tôi vẫn chọn xuất phát, tận hưởng chuyến đi và đưa ra quyết định khi trò chuyện xong với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về sự lão hóa, hay còn gọi là lão khoa.
Một trong những người tôi phỏng vấn đầu tiên, khi được hỏi cảm giác của ông ra sao về việc một số đồng nghiệp cho rằng loài người có thể kéo dài tuổi thọ đến 150, 500, 1.000 năm và hơn thế nữa, đã trả lời, "Tôi sẽ hỏi họ đang chơi thuốc gì vậy?" Và khi chuẩn bị đến một cuộc họp khác sau khi chúng tôi hoàn thành cuộc phỏng vấn, ông mỉa mai đùa, "Nhớ gửi bưu thiếp cho tôi khi cô đến được vùng đất hứa đấy nhé!"
Trận cười vui vẻ giúp tôi lấy lại niềm tin vào dự án của mình và tôi quyết định bước tiếp. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi đã gặp rất nhiều người thú vị, tham gia nhiều cuộc tranh luận hay ho, và cũng buộc phải đối mặt với những định kiến của mình, bởi bản thân tôi, và tôi ngờ rằng với hầu hết chúng ta, chỉ coi tuổi già là một quá trình hiển nhiên buộc phải chấp nhận và chịu đựng, nếu không chào đón.
Mở khóa 'trường sinh bất tử' ở con người Các nhà khoa học tin rằng họ có thể tìm thấy các phương pháp giúp con người trẻ mãi không già, thậm chí... trường sinh bất tử trong thập kỷ tới. Đó là tuyên bố của các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Cambridge (Anh). Theo họ, lời giải đang được voi, cá voi và "sứa bất tử" nắm giữ. Những động vật...