Những loại bánh lá ngon “nức tiếng” làng ẩm thực Việt Nam
Đặc sản bánh Việt rất nhiều loại và kiểu dáng, hương vị khác nhau, dưới đây là những loại bánh lá nổi tiếng trong ẩm thực Việt.
Bánh gio, bánh tro – Bắc Giang
Khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chiếc bánh như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Khi ăn, chấm bánh vào bát mật mía vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha tận hưởng hương vị rất lạ của bánh tro.
Bánh chưng (“chưng” trong “chưng cất”, nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Bánh chưng (Ảnh: Internet)
Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.
Video đang HOT
Bánh gai – Nam Định
Từ xưa, Nam ịnh vẫn có truyền thống làm bánh gai, lá gai ngay Cầu Ốc cũng có nhiều nhà trồng. Cách ăn cũng nghệ thuật. Bánh bóc làm sao khỏi dính lá, khi ăn sao cho khỏi rơi nhân.
Bánh tẻ
Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam.
Bánh tẻ (Ảnh: Internet)
Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.
Bánh ít – Bình Định
Một chiếc bánh ít ngon được đánh giá là phải dẻo nhưng khi ăn thì không bị dính răng, có vị tinh khiết của lá gai, vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dầu, vị bùi của đậu hòa quyện mà thành.
Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng đầy hấp dẫn. Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung.
Phương Vũ
Bánh Cúng, bánh Cấp
Khởi thủy bánh cúng được gọi là bánh cuốn, vì lá chuối phải cuốn hình ống tròn, dài cỡ gang tay người lớn, trước khi bỏ bột gạo pha vào (nước cốt dừa, muối, đường, đậu) thường dùng để cúng "cô hồn" rằm tháng bảy, hoặc cúng tổ tiên trong những ngày giỗ chạp ở miền Nam,
nhất là miền Đồng bằng sông Cửu Long cùng với bánh tét, bánh ít...". Bánh cấp là loại bánh thường được dâng cúng cùng lúc với bánh cúng. Khởi thủy có tên là bánh cặp vì cứ hai cái úp mặt vào nhau rồi cột dây thật chặt. Nguyên liệu thì cũng giống như bánh cúng.
Có ý kiến giải thích rằng, bánh cúng, bánh cấp là loại bánh dân gian của người Chăm dùng vào dịp cúng lễ. Ý nghĩa của chúng là dùng sản vật tinh khiết tự nhiên của đất trời để dâng cúng, do đó chỉ có nếp thôi chứ không có thịt mỡ như bánh chưng, bánh tét.
Nếu như bánh dày bánh chưng của Việt Nam tượng trưng cho Trời và Đất, thì ý nghĩa của bánh cúng - bánh cấp thực tế hơn rất nhiều. Bánh cúng tượng trưng cho Linga, bánh cấp tượng trưng cho Yoni. Đây chính là nền văn hóa phồn thực của dân tộc Chăm, vì nhờ vào Linga và Yoni mà vạn vật mới sinh sôi nảy nở.
Chiếc bánh tuy bình dân thế, nhưng để làm được chiếc bánh ngon là cả một nghệ thuật: bánh phải dai; có vị béo - ngọt - mặn vừa miệng, ăn không ngán và nhất là màu sắc phải bắt mắt, mùi vị hấp dẫn ... Phần nguyên liệu chỉ là bột gạo (gạo nguyên hạt đem xay nước), pha với nước cốt dừa, đường, nước cốt lá dứa. Muốn làm loại bánh này, phải chọn loại gạo ngon đem ngâm nước, xay thành bột. Bột xay xong cũng là lúc mọi thứ phụ liệu khác đã sẵn sàng: nước cốt dừa để ra tô, lá chuối xé miếng vừa kích cỡ, một chén nước lá dứa, một nắm lạt buộc, cùng các gia vị khác (muối, đường)... Đổ bột vào thau nhựa pha với nước cốt dừa, nước lá dứa, cùng một ít muối, đường cho vừa khẩu vị (bột không quá loãng), dùng vá đảo đều cho bột hòa tan rồi chuẩn bị đổ bánh.
Nhưng công phu của bánh lại thuộc về phần gói. Tàu lá chuối tươi (chuối sứ hay chuối hột) đem rọc lấy lá, phơi hơi heo héo chứ không được quá tươi hay quá khô. Xé lá chuối thành từng miếng bề ngang cỡ hơn lòng bàn tay, đem lau sạch hai mặt trong ngoài. Dùng một thanh tre dài cỡ hơn gang tay, đường kính cỡ một phân rưỡi để cuộn lá nhằm định hình những chiếc ống dài dài. Khi cuộn, phải bắt đầu từ mép lá, cuộn sao cho các lớp lá xếp chồng, hiện vân đẹp mắt. Kế đến, mẹ gấp mép ở cuối đầu rồi dùng dây chuối khô xé nhỏ buộc lại. Phần gấp mép này rất quan trọng, nếu không khéo, có thể làm mép gãy, khi đổ bột sẽ bị chảy. Hơn nữa, mép gấp cũng nên vừa phải, vì cao quá, cuốn bánh sẽ bị ngắn. Kế đến, dùng dây chuối buộc tiếp ở thân ống khoảng một, hai sợi nữa rồi rút lá ra để có những chiếc ống lá phẳng phiu.
Xong đâu vào đấy, cho bột đã pha vào một cái ca có miệng nhọn để khi rót bột không chảy ra ngoài. Canh bột đổ vừa phải, ít quá bánh sẽ không tròn, nhiều quá bột sẽ trào. Cuối cùng, gấp mép lá lại và cột chặt, lạt buộc phải chặt để khi đổ bột vào ống không bị chảy ra. Cứ thế, hết chiếc bánh này đến bánh khác. Khi những chiếc ống đã hoàn thành, cầm ống dựng đứng lên, dùng quặng đổ bột vào ống, sau đó buộc chặt đầu còn, lại xếp ra rổ.
Khi gói bánh xong, chuẩn bị một chiếc nồi to, bên trong đặt một chiếc rế sạch, đổ nước xâm xấp, rồi xếp bánh vào hấp. Bánh rất mau chín, hấp độ 15 phút là có thể ăn. Nếu muốn thử, phải gắp một chiếc ra, gỡ lá rồi xem bột bên trong, nếu bột trong là bánh chín. Khi nóng, bánh sẽ nhão, để nguội một chút, bánh săn lại sẽ ngon và thơm hơn.
Bánh cúng, bánh cấp làm đơn giản nhưng ăn rất ngon, lại thơm vô cùng. Mùi của lá dứa, lá chuối tạo nên hương bình dị, thanh tao, khiến người ta dai dẳng nhớ.
Thanh Mỹ
Tết về nhớ bánh mật xưa Có nhiều người nói và nghe nhắc "nước da bánh mật" nhưng mấy người biết đến "bánh mật", thứ bánh quê mùa này. Xưa nay, quà quê có nhiều loại bánh trái, như bánh nếp, bánh tẻ, bánh sắn, bánh khoai, bánh gai, bánh rán... cùng những thứ bánh thông dụng kia, từ cầu chợ cho đến quán hàng còn phải kể đến...