Những lần bị ám sát hụt của trùm phát xít Đức Hitler
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler từng sống sót qua vô số vụ ám sát với nhiều hình thức khác nhau, cho đến khi tự sát vào năm 1945, khi Thế chiến 2 kết thúc.
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler.
Theo Daily Star, trùm phát xít Hitler có niềm tin rằng nếu có chuyện gì xảy ra với mình, ví dụ như một vụ ám sát thì ông ta coi đó là không thể tránh khỏi.
Nhưng Hitler luôn cho rằng mình không thể chết dù là bởi tai nạn hay bị ám sát vì chưa hoàn thành nhiệm vụ mà Chúa giao cho.
Năm 1933, sau khi trở thành Thủ tướng Đức, Hitler nhận được chế độ bảo vệ đặc biệt từ lực lượng an ninh. Đồ ăn chuẩn bị cho trùm phát xít phải được thử trước và nước cần phải được phân tích xem có chất độc hay không.
Trước khi Thế chiến 2 nổ ra, một bó hoa hồng được ném vào chiếc xe Mercedes đang hạ kính của Hitler. Sỹ quan SS Đức nhặt lấy bó hoa và phát hiện chấn động có lây lan khi chạm vào da người.
Một lần khác, biết Hitler đặc biệt yêu thích chó, một người ủng hộ tặng trùm phát xít một con chó mang mầm bệnh dại. Nhưng không may là con chó đã cắn một người hầu của Hitler chứ không phải trùm phát xít.
Cuối năm 1938, Georg Elser, thợ mộc người Đức là người phản đối chủ nghĩa phát xít và nghĩ rằng mình cần phải ám sát Hitler. Elser dành nhiều tháng để nghiên cứu, chế tạo một quả bom hẹn giờ, sẽ phát nổ 144 tiếng sau kích hoạt.
Theo kế hoạch, quả bom được đặt tại bục diễn thuyết của nhà máy bia Burgerbraukeller ở Munich. Quả bom dự kiến phát nổ gần giữa bài phát biểu của Hitler.
Video đang HOT
Claus von Stauffenberg.
Nhưng trùm phát xít sống sót nhờ phát biểu sớm hơn dự kiến, rời đi 8 phút trước khi quả bom phát nổ làm gãy cột nhà và sập một mảng trần lớn xuống bục diễn thuyết.
Âm mưu ám sát Hitler nổi tiếng nhất chính là Chiến dịch Valkyrie năm 1944. Một nhóm sĩ quan bất mãn người Đức phát động chiến dịch ám sát Hitler tại đồn chỉ huy “Hang sói” đặt tại nước Phổ.
Người trực tiếp lên kế hoạch là Claus von Stauffenberg, đại tá quân đội từng bị mất một mắt và cụt một tay sau khi tham gia cuộc chiến tranh ở Bắc Phi.
Stauffenberg cùng đồng sự gồm Tresckow, Friedrich Olbricht và Ludwig Beck dự định ám sát Hitler bằng một quả bom ngụy trang sau đó lợi dụng lực lượng quân dự bị để lật đổ các lãnh đạo cấp cao của Đức Quốc xã.
Ngày 20.7.1944, Stauffenberg quyết định thực hiện kế hoạch sau khi ông và một số sĩ quan quân đội phát xít được triệu tập tới phiên họp với Hitler tại “Hang sói”. Stauffenberg mang theo vali chứa đầy chất nổ dạng dẻo.
Sau khi đặt vali cạnh Hitler, Stauffenberg vờ nghe điện thoại và rời khỏi phòng. Quả bom phát nổ sau đó ít phút, khiến chiếc bàn gỗ vỡ một mảng lớn, phòng hội nghị cháy đen. Vụ việc khiến 4 người thiệt mạng nhưng Hitler thậm chí còn không hề hấn gì.
Stauffenberg không hề biết rằng một sĩ quan đã vô tình dịch chuyển vali ra sau một chân bàn lớn trước khi nó phát nổ vài giây. Vụ ám sát thất bại khiến Stauffenberg cùng hàng trăm người khác bị xử tử.
Theo Danviet
Ảnh hiếm về nhân vật quyền lực nhất phát xít Đức sau Hitler
Những bức ảnh mới được công bố hé lộ về nhân vật có quyền lực không kém là bao so với trùm phát xít Adolf Hitler trong Thế chiến 2.
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler mỉm cười với con trai nhà "phó tướng" Hermann Goering.
Theo Daily Star, những bức ảnh hé lộ cuộc đời trùm phát xít Hitler bên cạnh gia đình "phó tướng" Hermann Goering.
Năm 1935, Hermann Goering được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh lực lượng không quân Đức (Luftwaffe) và giữ chức vụ này cho đến khi phát xít Đức sụp đổ.
Hitler chụp ảnh chung cùng gia đình Goering.
Goering là người giúp phát xít Đức đánh chiếm nước Áo, quê hương của Hitler mà không phải tốn một viên đạn vào tháng 3.1938.
Blaine Taylor, người viết cuốn sách về cuộc đời Hermann Goering, nói Tổng tư lệnh không quân Đức quyền lực chỉ kém trùm phát xít Hitler ở Đức trong Thế chiến 2.
Hermann Goering (phải) là người quyền lực nhất trong chính quyền phát xít Đức sau Hitler.
Năm 1938 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Goering khi nhân vật này can thiệp vào hầu hết lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, lâm nghiệp...
"Goering nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Đức Quốc xã từ năm 1938 cho đến khi chế độ sụp đổ năm 1945. Không có một người nào quyền lực có thể sánh ngang Hitler như Hermann Goering", Blaine Taylor viết.
Goering ngồi ghế sau Hitler với tư cách là Tổng tư lệnh không quân.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc với thất bại của phát xít Đức, Goering bị đem ra xét xử và bị tuyên phạm tội ác chống lại loài người. Hermann Goering bị kết án treo cổ.
Nhưng phó tướng của Hitler đã tự sát vào đêm trước ngày thi hành án, bằng một viên thuốc chứa chất kịch đọc Kali Xyanua.
Đây là thông tin mới nhất về Hitler sau khi báo Anh đăng tải tài liệu cho thấy trùm phát xít từng cố gắng gia nhập Đảng Xã hội Đức nhưng không thành công và quay sang Đảng Quốc xã.
Theo Danviet
Siêu pháo quái vật 1.500 tấn, to như khủng long của Hitler Với trọng lượng gầ 1.500 tấn và cỡ nòng lên đến 800 mm, Schwerer Gustav là siêu pháo lớn nhất mà nhân loại từng chế tạo cho đến nay. HItler cùng các tướng lĩnh quan sát siêu pháo khủng nhất thế giới. Theo National Interest, Schwerer Gustav là siêu pháo hạng nặng lớn nhất trong lịch sử pháo binh thế giới. Siêu pháo...