Những lầm tưởng về đường
Qua nhiều thế kỷ, chất tạo ngọt dạng tinh thể này đã trở nên phổ biến trong các sản phẩm đồ ăn nhẹ, đồ uống. Nó cũng là một trong những thực phẩm gây khá nhiều tranh cãi…
Đường gây ra bệnh tiểu đường?
Một lầm tưởng tương đối phổ biến là đường trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không có mối liên kết trực tiếp giữa 2 điều này. Sự nhầm lẫn này có thể đã nảy sinh do có một mối liên hệ nội tại giữa lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, cơ chế của bệnh tiểu đường phức tạp hơn một chút. Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2 và tiêu thụ nhiều đường làm tăng khả năng bị thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Đối với bệnh tiểu đường type 1, các yếu tố về chế độ ăn uống và lối sống không đóng một vai trò nào trong việc phát triển bệnh.
Đường khiến trẻ hiếu động
Đây có lẽ là lầm tưởng phổ biến nhất liên quan đến đường: Ăn kẹo khiến trẻ em hiếu động. Trên thực tế, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đường làm đại đa số trẻ em tăng động.
Một phân tích tổng hợp năm 1995 trong JAMA đã kết hợp dữ liệu từ 23 thí nghiệm trên 16 bài báo khoa học, kết luận: Đường (chủ yếu là đường sucrose) không ảnh hưởng đến hành vi hoặc hoạt động nhận thức của trẻ em.
Phải loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống
Tiêu thụ lượng đường dư thừa có hại cho sức khỏe, việc giảm ăn đường là điều hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải loại bỏ nó hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống.
Trái cây có chứa đường và chúng có lợi cho sức khỏe do có chứa nhiều vitamin, chất xơ… vì vậy việc cắt giảm nó khỏi chế độ ăn sẽ phản tác dụng.
Video đang HOT
Cũng như mọi thứ khác trong cuộc sống, chúng ta cần phải ăn đường một cách điều độ. Tuy vậy, đồ uống có đường, chẳng hạn như soda gây ra một số hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe, bao gồm tổn thương thận, lão hóa tế bào, gãy xương hông, béo phì, tiểu đường type 2… Vì vậy, cắt hoàn toàn các đồ uống này khỏi chế độ ăn uống chắc chắn không phải là một ý tưởng tồi.
Đường gây ung thư
Bất chấp những tin đồn, hầu hết các chuyên gia không tin rằng đường trực tiếp gây ung thư hoặc thúc đẩy sự lây lan của nó.
Tế bào ung thư phân chia nhanh chóng, có nghĩa là chúng cần rất nhiều năng lượng, mà đường có thể cung cấp năng lượng. Đây có lẽ là gốc rễ của lầm tưởng này.
Tuy nhiên, tất cả các tế bào đều cần đường và tế bào ung thư cũng cần các chất dinh dưỡng khác để tồn tại, chẳng hạn như axit amin và chất béo, vì vậy đường không phải là điều kiện đủ.
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh: Không có bằng chứng nào cho thấy việc thực hiện chế độ ăn không đường làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc tăng cơ hội sống sót nếu bạn được chẩn đoán. Đối với bệnh tiểu đường, đây là một câu chuyện khác – ăn nhiều đường gây tăng cân, mà thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ ung thư.
Như vậy, đường là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi. Chỉ trong năm 2020, từ khóa “sức khỏe và đường” mang lại hơn 78.000 kết quả trên Google Học thuật. Cũng như bất kỳ chủ đề khoa học nào, có khá nhiều bất đồng về tác động của đường đối với sức khỏe.
Mặc dù có một số hiểu lầm xung quanh đường, nhưng có một số điều chắc chắn: Mặc dù nó có thể không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường hoặc ung thư, nhưng ăn nhiều đường sẽ không có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy, cần ăn đường một cách điều độ.
Cách ngủ ngon không cần uống thuốc
Điều chỉnh nhiệt độ phòng, ăn một số loại hạt vào buổi tối... có khả năng giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Theo chuyên gia giấc ngủ Verena Senn (người Anh), lý do số một khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi trong ngày là chất lượng giấc ngủ kém.
Giấc ngủ bị gián đoạn hoặc thiếu ngủ có thể do cô đơn và thiếu tương tác xã hội. Tiến sĩ Senn giải thích, cô đơn dẫn đến mức độ căng thẳng cao, kích hoạt cortisol tăng đột biến. Đây là loại hormone khiến chúng ta luôn tỉnh táo.
Tiến sĩ Senn cũng tiết lộ sự cô đơn góp phần gây ra cảm giác lo lắng: "Não cảm nhận sự cô đơn và giãn cách xã hội là mối đe dọa nghiêm trọng, tương tự như cách cơ thể phản ứng với bất kỳ yếu tố bên ngoài có hại nào".
Ảnh minh họa: CNN
Giải pháp cho một đêm mất ngủ do cô đơn là tăng mức độ tương tác xã hội của bạn. Tiến sĩ Senn nói: "Hãy đảm bảo rằng bạn dành thời gian cho việc tương tác xã hội. Những người sống một mình nên tìm cách gặp gỡ mọi người ít nhất một lần một tuần".
Ngoài ra, bạn có thể làm một số điều dưới đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
Đừng căng thẳng
Tiến sĩ Senn giải thích: "Nếu bạn không thể ngủ vào ban đêm do căng thẳng, hãy cố gắng đừng lo lắng về chuyện đó quá nhiều. Làm như vậy sẽ chỉ làm tăng cortisol và kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm của bạn, tiếp tục chu kỳ không bao giờ kết thúc đó".
Đọc
Đừng nằm trên giường với đôi mắt nhắm nghiền nếu bạn vẫn tỉnh táo, hãy cố gắng đánh lạc hướng bản thân để có thể thiếp đi.
Tiến sĩ Senn cho biết: "Hãy đọc sách trong ánh sáng vừa phải, dùng sách giấy, hạn chế thiết bị điện tử như máy đọc sách sẽ ngăn chặn việc sản xuất melatonin, hormone gây ngủ".
"Ngoài ra, bạn không nên đọc bất cứ thứ gì quá hấp dẫn khiến bạn tỉnh ngủ. Nhưng sách cũng phải đủ thu hút để tâm trí của bạn rời xa các mối lo".
Nghe
Nếu không thích đọc, bạn chỉ cần lắng nghe một điều gì đó. Tiến sĩ Senn nói: "Điều này khác nhau ở mỗi người, đó có thể là một cuốn sách nói với giọng đọc nhẹ nhàng hay bản nhạc thư giãn".
Thiền
Dù là người thích thiền định hay không, bạn nên thử giải pháp này nếu thực sự khó ngủ.
Tiến sĩ Senn lý giải: "Thiền được chứng minh có tác động tích cực đến các vấn đề về giấc ngủ, làm giảm nhịp tim, là kỹ thuật lâu đời giúp thư giãn tâm trí và cơ thể".
"Tất nhiên, thiền không phải là một giải pháp thần tốc. Bạn không thể thiền vài phút và kỳ vọng thiếp đi ngay sau đó".
Nhiệt độ
Dù bên ngoài có lạnh đến đâu, cũng đừng bao giờ để phòng quá nóng khi đi ngủ. Nhiệt độ tối ưu trong phòng ngủ khoảng 19 độ C.
"Làm mát cơ thể của chúng ta vào cuối ngày là phần quan trọng để bạn nghỉ ngơi", Tiến sĩ Senn nói. Tuy nhiên, khi bạn thức dậy, nhiệt độ phòng cần được tăng cao hơn.
Đồ ăn nhẹ
Ảnh minh họa: Legalsteroids
Những gì bạn ăn có thể quyết định bạn ngủ như thế nào. Một số món ăn sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Tiến sĩ Senn cho biết: "Thoạt nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng có những loại thực phẩm thực sự có thể ru bạn vào giấc ngủ sâu và thư thái hơn. Trong số đó có trứng, kiwi và các loại hạt".
Những món ăn giàu protein này chứa một lượng nhỏ axit amin được gọi là tryptophan. Đây là tiền chất của các phân tử quan trọng khác trong cơ thể, bao gồm cả melatonin - hormone gây ngủ. Nhờ vậy, bạn có thể điều chỉnh nhịp sinh học, chìm vào giấc ngủ ngon lành.
"Một vài quả kiwi hoặc một ít lạc vào buổi tối sẽ giúp cơ thể sản xuất melatonin. Nhưng bạn không được ăn quá gần giờ đi ngủ dẫn tới khó tiêu hóa", chuyên gia Senn khuyến cáo.
7 món ăn vặt vừa giảm cân lại tốt cho sức khỏe Đồ ăn nhẹ lành mạnh có thể giúp chúng ta thỏa mãn cơn thèm ăn và khiến bạn có xu hướng ăn ít hơn trong bữa ăn sắp tới, giúp hạn chế lượng calo nạp vào bằng tinh bột. Trong quá trình nỗ lực giảm cân, còn gì khó chịu hơn cảm giác phải "buộc miệng" suốt nhiều tiếng đồng hồ mà không...