Những kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới
Nhiều kỳ thi trên thế giới được đánh giá rất khó vì tỷ lệ “chọi” cao. Ngoài kiến thức, thí sinh phải có khả năng chịu áp lực khi làm bài thi.
GRE (Graduate Record Examination) là một trong những kỳ thi được thực hiện rộng rãi trên toàn cầu và luôn lọt top kỳ thi khó nhất thế giới. GRE được tổ chức từ năm 1949, là điều kiện xét tuyển của hầu hết trường đại học tại Mỹ. Hiện, thí sinh có thể làm bài thi GRE ở hai hình thức là trực tuyến và ngoại tuyến. Theo Educational Testing Service , nội dung thi của GRE bao gồm suy luận ngữ nghĩa, suy luận định lượng và viết phân tích. Thời gian làm bài thi là 3 giờ 45 phút. Ảnh: Best Colleges.
Mensa là cộng đồng dành cho những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới. Để được chứng nhận là thành viên của Mensa, thí sinh phải trải qua bài kiểm tra IQ. Kỳ thi do Mensa tổ chức có tính thử thách cao, đòi hỏi thí sinh phải có khả năng phân tích, suy luận logic. Điểm đặc biệt của bài thi Mensa là không giới hạn độ tuổi, một đứa trẻ 2 tuổi cũng có thể đăng ký dự thi. Ảnh: Travollution .
GATE (Gratitude Aptitude Test in Engineering) là kỳ thi đầu vào cấp quốc gia dành cho sinh viên học ngành Kỹ thuật tại Ấn Độ có mong muốn học lên thạc sĩ, tiến sĩ. GATE được Viện Công nghệ Ấn Độ và Viện Khoa học Ấn Độ đồng tổ chức từ năm 1983. Bài thi của GATE kéo dài trong 3 giờ, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi số nhằm kiểm tra kiến thức về Toán, Kỹ thuật và Khoa học của thí sinh. Ảnh: DNA India .
Video đang HOT
IIT-JEE (Indian Institute of Technology Joint Entrance Examination) là kỳ thi đầu vào dành cho những thí sinh có nguyện vọng vào 7 trường kỹ thuật hàng đầu tại Ấn Độ. IIT-JEE có hai hình thức là Paper-I và Paper-II, thí sinh có thể chọn một trong hai hoặc cả hai. Theo JEE Advanced, Paper-I được thực hiện hoàn toàn trên máy tính, Paper-II làm một phần trên máy tính, riêng bài vẽ phải làm trên giấy. Được biết, phần lớn thí sinh tham dự IIT-JEE ở độ tuổi 16-18. Trong số 500.000 thí sinh tham dự kỳ thi mỗi năm, chỉ có 10.000 người trúng tuyển. Ảnh: EduGorilla Trends.
UPSC (Union Public Service Commission) hay còn gọi là CSE (Civil Services Examination), là kỳ thi do Ủy ban Dịch vụ Công cộng Trung ương Ấn Độ tổ chức. Thí sinh tham dự UPSC nhằm thi tuyển vào các cơ quan dân sự của chính phủ Ấn Độ, bao gồm Cơ quan Hành chính Ấn Độ, Cơ quan Ngoại giao Ấn Độ và Sở Cảnh sát Ấn Độ. UPSC có 3 vòng thi bao gồm 2 bài viết và 1 bài phỏng vấn. Theo thống kê, tỷ lệ trúng tuyển của UPSC là 0,1-0,4%. Ảnh: Indian Express.
Gaokao là kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc, được tổ chức trên toàn quốc từ năm 1953. Đây là kỳ thi được đánh giá khó và khắc nghiệt nhất tại châu Á và thế giới. Gaokao có 3 môn thi bắt buộc là Toán, Tiếng Trung và Ngoại ngữ. Ngoài ra, 3 môn tự chọn được chia làm 2 loại là Khoa học (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Nghệ thuật (Lịch sử, Địa lý và Giáo dục chính trị). Đề thi Gaokao luôn là tâm điểm chú ý vì độ khó cao, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức rộng và khả năng tư duy nhạy bén. Kỳ thi khắc nghiệt này là nguyên nhân khiến nhiều sĩ tử ở Trung Quốc gặp áp lực, nhiều em chuẩn bị thi cho kỳ thi Gaokao khi mới lên tiểu học. Ảnh: Brookings Institution .
CFA (Chartered Financial Analyst) là kỳ thi cấp chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. CFA được đánh là là kỳ thi khó nhất trong lĩnh vực tài chính với tỷ lệ trúng tuyển khoảng 41-45%. Theo The CFA Institute , bài thi CFA có 2 phần, mỗi phần bao gồm 240 câu hỏi kéo dài trong 6 giờ. Sau khi hoàn thành các bài thi, thí sinh phải dành thêm 2 năm hành nghề chuyên nghiệp để đảm bảo tiêu chuẩn do CFA đề ra. Ảnh: Business Insider.
3 thành viên nhí của cộng đồng IQ cao nhất thế giới
Jeeva Jandu, Muhammad Haryz Nadzim, Caleb Anderson là những đứa trẻ được mời vào Mensa - cộng đồng dành cho người có chỉ số IQ cao nhất thế giới - khi tuổi đời còn nhỏ.
Caleb Anderson (12 tuổi) là sinh viên ngành hàng không vũ trụ trẻ nhất tại Mỹ. Năm 9 tuổi, Caleb có thể viết hơn 250 từ bằng ngôn ngữ ký hiệu và không gặp khó khăn khi đọc những chữ mà cậu chưa từng thấy trước đây. Ngoài tiếng Anh, cậu bé thông thạo 3 thứ tiếng gồm Tây Ban Nha, Pháp và Trung Quốc.
Nhờ trí tuệ vượt trội, Caleb được mời vào Mensa - cộng đồng dành cho những người có IQ cao nhất thế giới - khi mới 3 tuổi. Sau khi hoàn thành chương trình trung học vào năm ngoái, Caleb được nhận vào trường Cao đẳng Kỹ thuật Chattahoochee ở thành phố Marietta, bang Georgia, Mỹ.
Caleb Anderson được hội đồng tuyển sinh đánh giá cao nhờ có vốn kiến thức sâu rộng, khả năng đánh giá và lưu giữ thông tin phức tạp. Trong tương lai, cậu bé hy vọng được thực tập tại Tesla và SpaceX - hai công ty của tỷ phú công nghệ Elon Musk. "Khi mới 1 tuổi, cháu luôn có mơ ước được bay vào vũ trụ. Cháu nghĩ rằng kỹ thuật hàng không vũ trụ sẽ là con đường tốt nhất", Caleb nói với USA Today.
Từ nhỏ, Muhammad Haryz Nadzim (3 tuổi, sống tại Durham, Anh) đã quan tâm đến vũ trụ, số học và thích đọc sách. Khi mới 2 tuổi, Nadzim có thể tự đọc truyện cổ tích trước khi đi ngủ. Em sử dụng thành thạo tiếng Anh và Malaysia khi trò chuyện với người lớn. Với chỉ số IQ 142, cậu bé là thành viên nhỏ tuổi nhất được Mensa mời gia nhập.
Cha mẹ Nadzim, anh Mohd và chị Anira, đều làm việc trong ngành kỹ thuật và có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, họ không ngờ con trai mình lại thông minh vượt trội ở độ tuổi nhỏ như vậy. Đến khi Nadzim đi nhà trẻ và được giáo viên nhận xét là nhận thức nhanh hơn những đứa trẻ khác, Mohd và Anira mới nhận ra con mình đặc biệt.
Cha mẹ Nadzim lập cho con trai một kênh YouTube để kể chuyện cổ tích cho các em nhỏ trên thế giới. Cả hai hy vọng Nadzim có thể phát huy hết tiềm năng của mình và sống một cuộc đời bình thường như bạn bè đồng trang lứa.
Jeeva Jandu (4 tuổi) là một trong những thần đồng trẻ nhất nước Anh. Năm 2019, cô bé trở thành thành viên của cộng đồng Mensa. 7 tháng tuổi, em bắt đầu biết nói những từ như "cat" (mèo), "grandma" (bà). Sau đó vài tháng, Jeeva có thể tự kể chuyện cho mình trước giờ ngủ. Sở hữu IQ hơn 160 - tương đương hai nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein và Stephen Hawking - "thần đồng 4 tuổi" bộc lộ khả năng tính toán vượt trội so với những đứa trẻ cùng tuổi.
Ngoài ra, em dễ dàng thông thiểu các cuốn sách vốn dành cho lứa tuổi lớn hơn. Sở thích của cô bé là tìm hiểu cách mọi thứ vận hành. Ngoài thích trò chuyện về vũ trụ, Jeeva còn học thêm cờ vua và lập trình. Trong lớp, Jeeva thường được giáo viên gọi đọc sách cho các bạn vì không ai khác có thể đọc thông thạo, đặc biệt với những từ khó phát âm.
Hà Nội: Trường Tiểu học Bình Minh - Mái trường chắp cánh tương lai cho những "mầm xanh" thiệt thòi Bình Minh - với ý nghĩa ghi nhận với sự hiện diện của các tia sáng non nớt từ Mặt trời. Cũng giống như mái trường này, ghi nhận sự hiện diện đặc biệt của những em nhỏ bị khuyết một phần trí tuệ. Hơn 27 năm trôi qua, dù trải qua nhiều khó khăn, vất vả, nhưng mái trường mang tên Bình...