Những kỹ năng quý hơn vàng sinh viên ĐH FPT có được từ trải nghiệm sự kiện
Tham gia sự kiện lớn bé ở trường không phải ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng mà đó là cơ hội để sinh viên ĐH FPT giắt túi những kỹ năng hữu ích, áp dụng được khối thứ trong cuộc sống, công việc sau này.
Sẵn sàng ứng biến trong mọi tình huống
Đảm nhận chân hậu cần trong một sự kiện câu lạc bộ, Thanh Trúc (ĐH FPT Hà Nội) hào hứng với ý tưởng thi kéo co. Vậy nhưng, sát giờ diễn ra, Thanh Trúc mới hốt hoảng phát hiện ra quên dây mất rồi. Hỏi mấy cửa hàng gần trường không đâu bán, Trúc vận dụng mọi mối quan hệ mượn bằng được một cái dây. Phi xe máy hơn chục cây số, lòng vòng tìm đường, vận dụng kỹ năng tra Google map và hỏi người dân xung quanh, sau hơn 1 tiếng, Trúc cũng mượn được dây cho sự kiện của mình.
Sẵn sàng ứng biến trong mọi tình huống là một trong những kỹ năng sinh viên ĐH FPT học được từ sự kiện
Cái giá phải trả là Trúc bị một phen hết hồn và muộn giờ vào học. Tuy vậy, sự kiện đã diễn ra tốt đẹp. Sau lần đó, Trúc tự nhắc mình luôn cẩn thận, tỉ mỉ kiểm tra các công đoạn chuẩn bị trước sự kiện. Cô bạn hóm hỉnh chia sẻ rằng, những lần ứng biến như vậy tuy có hơi thót tim nhưng khiến Trúc rèn luyện được một số kỹ năng hay ho: sự bình tĩnh, tận dụng tiện ích công nghệ, linh hoạt thay đổi phương án tùy vào thực tế miễn là đạt được kết quả.
Thái độ nhiều khi quan trọng hơn trình độ
Nhiều bạn trẻ cho rằng phải thật giỏi mới dám thể hiện khả năng trước mọi người. Đức Toàn (ĐH FPT Hà Nội) lại không nghĩ thế. Mới vào năm nhất, sẵn đam mê hoạt động sự kiện trong người, dù chưa có nhiều kinh nghiệm, Toàn vẫn mạnh dạn đăng ký thành viên của vài CLB, cùng các anh chị khóa trên tham gia tổ chức hoạt động nọ, ngày hội kia. Ở mỗi sự kiện, Toàn được giao đảm nhiệm một vai trò, dần dần thành cái gì cũng biết làm, đa-zi-năng.
Trong một sự kiện du ca của CLB Guitar, Toàn quẩy cực nhiệt tình. Hệ quả là cổ họng của anh chàng đau rát. Nhưng đau hơn cả là ngay ngày hôm sau, Toàn tiếp tục một tiết mục biểu diễn kỷ niệm sinh nhật CLB. Nhiều bạn trẻ rơi vào tình huống như Toàn có lẽ sẽ bỏ cuộc nhưng anh chàng đã nhận thì phải làm. Toàn cố gắng luyện tập tiết mục lại cho phù hợp với chất giọng hiện tại. Được đồng đội cho ngậm thêm chanh muối trước khi lên sân khấu, anh chàng hoàn tất tiết mục của mình.
Làm việc nhóm khi tổ chức sự kiện, tinh thần đoàn kết, thái độ hết mình là một trong những yếu tố tạo quan trọng nên thành công
Sự cố khiến Toàn thấm thía thái độ làm việc chuyên nghiệp, không chỉ hết mình trong một sự kiện mà còn phải tính đường dài không chỉ cần thiết ở môi trường làm việc mà thể hiện ngay ở các sự kiện sinh viên. Nhưng, qua lần này, Toàn lại thấy may mắn khi cảm nhận được tình cảm của bạn bè dành cho mình và những nỗ lực, thái độ tích cực của nam sinh ĐH FPT đã có kết quả xứng đáng.
Biết người, biết ta
Học năm thứ 3, ĐH FPT Đà Nẵng, Phúc Diễm bắt đầu quan tâm đến các thông tin về nghề nghiệp. Nữ sinh dành thời gian tham gia các talkshow, workshop, sự kiện tham quan doanh nghiệp và trải nghiệm ngành nghề do trường tổ chức. Trải nghiệm chân thực từ các hoạt động sự kiện ở ĐH FPT giúp mình hiểu nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đối với cử nhân ra trường là gì. Mình có thể áp dụng được những kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc như thế nào. Phúc Diễm chia sẻ.
Giàu trải nghiệm sự kiện, hoạt động sinh viên, Phúc Diễm cảm nhận bản thân học hỏi được từ thầy cô, bạn bè, có thêm các mối quan hệ hữu ích và rèn luyện được nhiều kỹ năng mềm. Đó là ưu thế của mình so với một số bạn bè khác. Nữ sinh cho biết. Hành trang đó khiến Phúc Diễm cũng như nhiều sinh viên ĐH FPT có thể tự tin lựa chọn công việc mình yêu thích sau khi ra trường.
Tuy vậy, biết người, biết ta, từ trải nghiệm thực tế về thị trường lao động hiện nay Diễm cho rằng chọn việc cũng cần phù hợp với năng lực bản thân: Bản thân phải tìm hiểu kỹ, xác định yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân sự, xem xét mình có đủ khả năng đáp ứng hay không, có thực sự yêu thích công việc này hay không. Như vậy, lựa chọn của mình mới phù hợp với bản thân và mình mới có thể theo đuổi công việc lâu dài, làm việc một cách hiệu quả. Nữ sinh ĐH FPT chia sẻ kinh nghiệm.
Cô giáo TP.HCM hướng dẫn cách dạy trẻ vào lớp 1 tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội
Trò chuyện cùng cô Hoàng Thị Tuyết Nhung, giáo viên trường tiểu học Lý Cảnh Hớn (Quận 5, TP. HCM) để biết thêm về những "hành trang" quan trọng mà mẹ cần trang bị cho con trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 này.
Video đang HOT
Trẻ bước vào học lớp 1 là khoảng thời gian "chuyển giao" vô cùng quan trọng. Nếu như ở bậc mầm non, các con chủ yếu hoạt động vui chơi, các kiến thức được cô truyền đạt theo cách nhẹ nhàng và vui vẻ.
Khi vào lớp 1, bậc học đầu tiên trong hành trình học tập chính quy của trẻ khiến các con phải thích nghi với chương trình học, giờ giấc của trường, việc học kiến thức diễn ra nghiêm túc hơn, giờ giấc quy củ hơn, kết quả học tập được đánh giá một cách bài bản.
Do đó, nếu không được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và kỹ năng, sự thay đổi này có thể là một thử thách không nhỏ với các con.
Đặc biệt, trong giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp ở một số nơi có thể làm gián đoạn quá trình học tập của trẻ, rất cần sự quan tâm của cha mẹ, chuẩn bị đầy đủ những hành trang cần thiết để trẻ có thể dễ dàng hòa nhập từ những ngày đầu tiên tới trường.
Có thể nói chuyển giao từ mẫu giáo lên lớp 1 có rất nhiều thay đổi không khỏi khiến trẻ bỡ ngỡ. (Ảnh minh họa)
Vậy cha mẹ cần chuẩn bị những gì cho con sắp vào lớp 1 trong bối cảnh năm học mới 2021-2022 sắp bắt đầu. Trò chuyện cùng cô Hoàng Thị Tuyết Nhung, giáo viên trường tiểu học Lý Cảnh Hớn (Quận 5, TP. HCM) để biết thêm về những "hành trang" quan trọng mà mẹ cần trang bị cho con trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 này.
Cha mẹ cần chuẩn bị gì cho con vào lớp 1?
Tìm trường học cho con: Công tác tuyển sinh học sinh lớp 1 đã và đang diễn ra tại một số nơi, việc cha mẹ tìm hiểu và lựa chọn trường học cho con cũng là một bước chuẩn bị quan trọng.
Cha mẹ không nên quá chú trọng trường "trọng điểm" hay đặt nặng danh tiếng của các trường tiểu học, thay vào đó là nên quan tâm đến các yếu tố khác như phù hợp với điều kiện gia đình (chẳng hạn như về mức học phí, điều kiện bán trú...), thuận lợi cho việc đưa đón, có không gian thoáng đãng...
Chuẩn bị cảm xúc, tâm lý cho con: Có thể nói chuyển giao từ mẫu giáo lên lớp 1 có rất nhiều thay đổi không khỏi khiến trẻ bỡ ngỡ. Cha mẹ nên dạy trước cho con tâm lý sẵn sàng, tạo cho con một bầu không khí vui vẻ, hứng khởi và tích cực nhất có thể mỗi khi nói về chuyện vào lớp 1.
Ngoài ra, dạy trẻ những tình huống khó khăn có thể xảy ra, dạy con cách tự chăm sóc bản thân, những kỹ năng cần thiết như giao tiếp cùng cô giáo, bạn bè trong lớp...
Tập cho con quen trước với nề nếp và lịch sinh hoạt mới, giống như một ngày đi học bình thường. (Ảnh minh họa)
Chuẩn bị cho sự thay đổi giờ giấc sinh hoạt của trẻ: Tập cho con quen trước với nề nếp và lịch sinh hoạt mới, giống như một ngày đi học bình thường. Con nên đi ngủ sớm, ngủ đủ (10 - 11 tiếng/ ngày), và thức dậy sớm để kịp giờ học buổi sáng.
Phụ huynh cũng cần tính toán giờ giấc cần thiết chuẩn bị để trẻ có đủ thời gian ăn sáng, ăn trưa, ngủ nghỉ... Con nên được chuẩn bị và biết trước những gì sẽ diễn ra trong một ngày, và làm quen dần với các trình tự đó.
Chuẩn bị cho con chỗ học tập riêng, quần áo, sách vở và đồ dùng học tập: Cùng với việc chuẩn bị tâm lý, cảm xúc cho trẻ là lúc cha mẹ cần chuẩn bị "trang thiết bị" để con có cảm giác mình sắp vào lớp 1. Sắp xếp cho con một bàn học riêng, phù hợp với chiều cao của trẻ, điều kiện ánh sáng và đừng quên để trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị này.
Ngoài ra, cần chuẩn bị đồng phục, sách vở... phần lớn đều do nhà trường quy định. Những dụng cụ khác như tập vở, bút chì, bút màu, cặp sách... hãy hỏi ý kiến của cô giáo để tránh sự lãng phí không cần thiết.
Việc trẻ có thể phải học online ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội cần có sự quan tâm của các bậc phụ huynh. (Ảnh minh họa)
Có nên dạy con trước mặt chữ, luyện chữ, tập đọc trước?
Theo cô giáo Hoàng Thị Tuyết Nhung, không nên dạy trẻ trước chương trình khi chưa vào lớp 1. Nhiều trẻ khi vào lớp 1 đã biết đọc, biết viết thường thời gian đầu bé rất tự tin vì cái gì cũng đã biết nên có thái độ học tập không đúng đắn, khiến các con dễ chểnh mảng về sau.
Đặc biệt, lớp 1 là giai đoạn tiền đề, không chỉ dạy trẻ về kiến thức mà kỹ năng, phương pháp học tập đều rất quan trọng. Nhưng ngược lại, với những bé vào lớp 1 thiếu sự chuẩn bị đầy đủ của cha mẹ thì cả giáo viên và học sinh đều rất vất vả.
Cha mẹ nên dạy con trước một số kỹ năng để trẻ không bị chậm nhịp trong quá trình học tập. (Ảnh minh họa)
Do vậy, để con chuẩn bị tốt tâm lý khi bước vào lớp 1, cha mẹ chỉ nên dạy con trước một số kỹ năng để trẻ không bị chậm nhịp trong quá trình học tập, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 có thể khiến trẻ phải học online ở nhà, sẽ càng khó hòa nhập với môi trường học tập tại trường hơn.
Do đó, việc chuẩn bị trước một số kiến thức cũng là cần thiết. Vậy cha mẹ nên dạy trẻ trước những gì để đảm bảo kịp tiến độ của con khi vào lớp 1, cùng lắng nghe phần tư vấn của cô giáo Hoàng Thị Tuyết Nhung.
Cô giáo Hoàng Thị Tuyết Nhung, giáo viên trường Tiểu học Lý Cảnh Hớn.
Trẻ sắp vào lớp 1, cha mẹ ở nhà có thể dạy con trước những gì để đảm bảo kịp tiến độ của trẻ trên lớp?
Trẻ sắp vào lớp 1, cha mẹ ở nhà có thể cho trẻ làm quen trước với bảng chữ cái, ghép một số tiếng đơn giản, làm quen với các con số và những phép tính đơn giản để khi bước vào lớp 1, trẻ không bị bỡ ngỡ. Phụ huynh cũng có thể cho trẻ luyện chữ tuy nhiên cần chú ý đến tư thế và cách cầm bút của trẻ.
Hiện nay có rất nhiều phụ huynh cho trẻ tập viết trước khi vào lớp 1 nhưng cách cầm bút của trẻ sai dẫn đến khi bắt đầu học thực tế, giáo viên phải sửa lại cho bé.
Nên dạy con tập đọc, luyện chữ và làm toán như thế nào để trẻ có thể bước đầu tiếp cận với các kiến thức và quá trình học tập của trẻ ở trường?
Rèn tính tập trung cho con: Việc này không hề dễ dàng vì ở trường mẫu giáo, trẻ chạy nhảy thoải mái và thường khó ngồi yên tại chỗ một lúc lâu. Tuy nhiên khi đi học tại trường, con phải ngồi học nghiêm túc cả buổi nên cha mẹ cần rèn cho con tính tập trung.
Đúng giờ giấc (tối nhất là giờ học tại lớp), hãy hướng dẫn con ngồi vào bàn học để trẻ dần quen, mỗi ngày 10-15 phút. Ngoài ra còn dạy con cách ngồi trên bàn học cho đúng tư thế để tránh các tình trạng vẹo cột sống...
Hướng dẫn con cách cầm bút đúng: Cách cầm bút chính xác là giữ bút bằng ba ngón tay (Ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa). Trong đó ngón cái và ngón trỏ dùng để giữ chặt hai bên bút. Nhiệm vụ của ngón giữa là đỡ bút. Khi viết, không để bé dựng thẳng đứng bút, khoảng cách từ đầu bút đến các ngón tay là 2,5 cm...
Luyện viết cho con một số nét cơ bản: Đừng vội vàng dạy chữ và tập viết cho trẻ, vì theo cô Hoàng Thị Tuyết Nhung, có rất nhiều phụ huynh cho trẻ tập viết trước khi vào lớp 1 nhưng hướng dẫn sai cách khiến khi vào lớp 1, rất khó để sửa lại cho bé. Hãy để con luyện viết nét chữ thành thạo như các nét thẳng, móc, xiên, ngang... Sau khi đã viết thành thạo mới cho con học viết chữ cái.
Tập đọc tại nhà: Vào lớp 1 con sẽ bắt đầu học đọc, con sẽ được dạy học ít nhất 150 từ và khi học hết lớp 1 phải đọc được trôi chảy từng chữ và hiểu được những chữ đó. Bố mẹ hãy hướng dẫn các mặt chữ cho bé biết, khái niệm tập đọc và ghép vần đồng thời kiểm tra khả năng phát âm của con có đúng không (nói ngọng, nói lắp...) để chỉnh từ bây giờ.
Làm quen với mặt chữ cái và từ vựng: Hãy sử dụng chính những quyển sách quen thuộc và yêu thích của con, con sẽ thấy hứng thú hơn khi nhận diện các mặt chữ. Ngoài ra, đừng quên khuyến khích con rèn luyện kỹ năng kể chuyện, bố mẹ chính là khán giả của con, cùng con thảo luận xoay quanh các câu chuyện con đọc như "Tạo sao nhân vật trong chuyện lại làm như thế" "hành động của cô bé trong chuyện đúng hay sai" ...
Cho trẻ làm quen với môn toán: Ở trường các con sẽ được học đếm, viết, đọc và sắp xếp các số theo thứ tự từ 1 - 100. Ngoài ra các con cũng được học cách so sánh và sử dụng các dấu lớn hơn, nhỏ hơn và bằng, phép cộng và trừ.
Ngoài ra, các loại hình như vuông, tròn, chữ nhật, tam giác... trẻ đều được dạy để nhận diện. Đừng quên sử dụng các hình ảnh trực quan khi dạy, có thể giúp các con hứng thú hơn khi đọc, sẽ nhớ lâu hơn và hơn thế là con sẽ phát triển khả năng tư duy, phân tích và đánh giá sự việc.
Cha mẹ nên chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập nào cho trẻ sắp vào lớp 1?
Đối với trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1, đồ dùng học tập của bé có thể đăng ký mua ở trường được. Ba mẹ cần mua thêm cho trẻ những đồ dùng khác như: Bảng con, phấn, bút chì, gôm, màu sáp, gọt bút chì vì giai đoạn đầu trẻ sẽ được tập viết bằng bút chì.
Chuẩn bị tâm lý cho con như thế nào nếu trẻ chuyển từ học online sang trực tiếp tại trường sau khi hết giãn cách xã hội vì Covid?
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày một phức tạp thì hình thức học trực tuyến cũng là một giải pháp đáng được cân nhắc đến. Tuy nhiên phụ huynh cũng đừng quá lo lắng khi sợ con mình không tiếp cận kịp với hình thức này vì trẻ con học rất nhanh. Cha mẹ lúc này chỉ cần phối hợp hết sức cùng với giáo viên để hướng dẫn con mình thao tác trên các thiết bị thông minh cùng với việc đôn đốc trẻ học bài là được.
Những ngày đầu, giáo viên cùng học sinh và phụ huynh nên có những quy ước hay còn gọi là nội quy lớp học để cả lớp cùng thực hiện. Và trong quá trình truyền tải kiến thức, giáo viên nên kết hợp thêm những hoạt động hoạt náo hay những trò chơi để khuấy động không khí, khơi gợi hứng thú và sự tập trung của trẻ.
Thông thường, khoảng 1-2 tuần đầu sau khi học sinh quay lại trường học sẽ là thời gian để ôn tập lại những kiến thức học sinh đã học trực tuyến nên phụ huynh cũng không phải lo lắng việc học sinh bỡ ngỡ hoặc không theo kịp nhịp học tại trường.
3 quy định mới về đào tạo, chuẩn đầu ra có hiệu lực từ tháng 8/2021 Quy định về chuẩn đầu ra đào tạo đại học, thời gian và hình thức đào tạo trình độ tiến sĩ là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 8/2021. Trong tháng 8 này, nhiều chính sách liên quan ngành Giáo dục sẽ có hiệu lực như quy định về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trình độ...