Những kinh nghiệm giáo dục trực tuyến rút ra từ đại dịch
Từ những trải nghiệm trong thời Covid-19, giáo dục trực tuyến có nhiều biến đổi như đa dạng hóa nội dung hay tiến tới tận dụng cách học kết hợp.
Xuất phát điểm được coi là một giải pháp tạm thời cho năm học 2019-2020 nhưng việc học từ xa đã tái định hình trải nghiệm giáo dục cho hàng triệu người học và giáo viên toàn cầu.
Quá trình chuyển đổi này diễn ra không quá suôn sẻ đối với nhiều tổ chức. Tuy nhiên, nền giáo dục trong tương lai gần có thể xây dựng phương pháp học tập hiệu quả hơn dựa trên các kinh nghiệm rút ra trong suốt hơn một năm qua.
Công nghệ giáo dục phát triển mạnh
Zoom và các công cụ hội nghị trên web khác đã giúp cho việc học tập từ xa trở nên khả thi hơn. Tuy vậy, công nghệ giáo dục còn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Các giáo viên đã tìm ra nhiều sản phẩm công nghệ hiệu quả để hỗ trợ học trực tuyến. Từ các công cụ chuyển giọng nói thành văn bản cho phép ghi chú thích, phụ đề bài giảng; dịch vụ quản lý lớp học Google Classroom; các nền tảng khác như Quizizz, Kahoot cho phép giáo viên tạo các trò chơi, câu đố, plugin chặn các trang web khiến học sinh phân tâm trong khi học hay công cụ kết nối máy tính bảng.
Những công cụ kỹ thuật số này có thể giúp sinh viên tương tác tốt hơn với tài liệu khóa học, bổ trợ cho các công cụ hội nghị trên web để việc học trực tuyến hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Giáo viên tìm được nhiều nền tảng ứng dụng giáo dục trực tuyến hiệu quả hơn. Ảnh: R aconteur.
Đa dạng hóa nội dung học tập
Giai đoạn học trực tuyến đã cho thấy thực trạng chỉ có một phần học sinh có thể chủ động học mà không cần tác động bên ngoài để duy trì động lực. Theo nghiên cứu gần đây của Quỹ Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia Anh quốc thực hiện, nhiều học sinh trong thời kỳ Covid-19 mất khả năng học tập đối với cả môn đọc và toán.
Để giải quyết tình trạng này, các nhà giáo dục nên xác định nhu cầu học tập đa dạng của từng học sinh để tập trung hướng dẫn. Hiện, các nền tảng công nghệ đã cung cấp một loạt tùy chọn để cá nhân hóa trải nghiệm của người học, từ đăng ký trao đổi 1:1 đến thực hiện các nhóm nghiên cứu chuyên sâu.
Giáo viên, giảng viên hay người hướng dẫn học tập cũng cần ưu tiên thiết kế tài liệu học tập ảo đa dạng hơn để học viên có khả năng tiếp cận trên nhiều nền tảng, công cụ.
Bình đẳng giáo dục phụ thuộc vào kết nối internet
Một báo cáo của các nghị sĩ, cựu bộ trưởng tại Anh vào tháng 6/2020 cho thấy khoảng 700.000 học sinh, sinh viên tại nước này không thể hoàn thành bất kỳ bài tập nào ở trường vì thiếu khả năng truy cập Internet tại nhà. Nếu không có biện pháp giải quyết vấn đề kết nối mạng, nhiều sinh viên sẽ rơi vào tình trạng này nếu việc học trực tuyến kéo dài.
Nếu không cung cấp khả năng truy cập Internet bình đẳng, nhiều học sinh sẽ tụt hậu so với các bạn. Ảnh: GSMA .
Với việc xã hội ngày càng quan tâm đến các vấn đề công bằng kỹ thuật số, điều quan trọng là các bên liên quan phải hợp lực để trang bị cho tất cả người học công cụ cần thiết khi học từ xa. Đây không chỉ là vấn đề giúp việc học từ xa dễ quản lý hơn mà còn cần thiết đối với kết quả lâu dài của người học vì những người học thiếu kết nối internet có kết quả học tập kém hơn và ít có khả năng học cao hơn, bất kể điều kiện kinh tế xã hội.
Tương lai của giáo dục là học tập kết hợp
Đại dịch được kiểm soát sẽ giúp việc học tập trên lớp sớm quay trở lại. Nhưng ở một số cấp bậc giáo dục, từ cao đẳng trở lên, các trường đã nhận thấy lợi ích của việc đào tạo trực tuyến. Học trực tuyến giúp phá bỏ các rào cản địa lý, người học tiếp cận kiến thức thuận tiện, đồng thời cũng có thể xem lại nội dung bài giảng hay lưu trữ và tìm kiếm kiến thức dễ dàng hơn.
Cuộc khảo sát gần đây với hơn 1.000 đại diện của các trường đại học ở Anh cho thấy 73% số trường mong đợi mô hình học tập kết hợp sẽ thịnh hành trong tương lai. Với các nền giáo dục hàng đầu khác như Mỹ, các chuyên gia cũng dự đoán, học trực tuyến hoặc phương pháp học kết hợp sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Thầy giáo Phạm văn Thuận - người truyền cảm hứng môn Hóa học
Được biết đến rộng rãi nhờ thường xuyên tham gia giảng dạy trên kênh VTV Cab Việt Nam, thầy Phạm văn Thuận hiện đang có lượng học sinh livestream môn Hóa Học đông bậc nhất cả nước.
Vui vẻ, điềm đạm và cách truyền đạt dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn là những điều mà học sinh nhận xét về thầy giáo dạy Hóa học Phạm văn Thuận. Phạm Văn Thuận từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2016, là thủ khoa đầu vào kì thi tuyển sinh sau Đại học năm đó và hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường này năm 2018, hiện thầy đang là giáo viên tại công ty Giáo dục trực tuyến Mclass.
Thầy Thuận hào hứng chia sẻ: Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mình đã yêu thích môn Hóa học, vì môn học này tuy khô khan nhưng hữu ích với cuộc sống. Chính bởi lẽ đó, khi bắt tay vào việc giảng dạy môn Hóa học, mình luôn tâm niệm phải có cách truyền đạt mới mẻ để các học sinh quan tâm và muốn học môn học này.
Nói về duyên bén nghề, thầy Thuận cho biết: Từ khi còn là học sinh THPT, mình đã rất cảm phục những người thầy hoạt động trong hai lĩnh vực: Giáo dục và y tế. Đây vẫn thường được coi là "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Từ lòng ngưỡng mộ và kính trọng các thầy, cô giáo từng dạy mình trên ghế nhà trường, mình đã quyết định trở thành một thầy giáo để có thể trực tiếp đem đến cho các em học sinh không chỉ là kiến thức mà còn là đạo đức sống và cách làm người.
Thầy Thuận hiện tại là Giáo viên dạy Liveatream Hoa đong học sinh theo hoc nhat ca nuoc khoa 2k, 2k1, 2k2, 2K3 Hon 30 hoc sinh đat điem 10 THPTQG 2020
Qua nhiều năm giảng dạy, thầy giáo Thuận nhận thấy rằng, hiện nay các em học sinh đang yếu về phương pháp tư duy môn Hóa học. Với kinh nghiệm giảng dạy, thầy Thuận đã lên ý tưởng mới cho những bài giảng của mình, trong đó chú trọng rèn luyện khả năng tư duy và xây dựng phương pháp học phù hợp cho học sinh.
Thầy giảng bài tỉ mỉ và cách dạy chuyên sâu, tổng quát giúp học sinh hiểu được bản chất vấn đề từ cơ bản đến phức tạp. Thầy đi sâu vào từng phương pháp giải, dạy kỹ về mặt bản chất để học sinh nắm vững kiến thức và dễ dàng xử lý được những câu hỏi khó, giúp các em học sinh có hứng thú và yêu thích môn học này.
Facebook cá nhân Thầy Phạm Văn Thuận: https://www.facebook.com/minhthuan.chemistry
Ấn Độ: "Bật đèn xanh" cho cấp bằng trực tuyến Từng hạn chế chương trình đào tạo đại học cấp bằng trực tuyến, Ấn Độ đang khuyến khích mở rộng mô hình giáo dục này tại các cơ sở chất lượng. Sinh viên Ấn Độ học trực tuyến. Xu hướng mới đặt ra thách thức kiểm soát tốt tỷ lệ sinh viên bỏ học khi học từ xa. Vào tháng 9/2020, Cơ quan...