Những kiểu tử hình dã man nhất thời trung cổ
Để trừng phạt kẻ phạm tội, người xưa hành hình bằng cách đun sôi, đóng đinh vào thập tử, tùng xẻo.
Đun sôi
Đây không phải là phương pháp tử hình phổ biến nhưng được coi là tàn bạo bậc nhất thời trung cổ. Nhiều bằng chứng cho thấy, cách hành hình này được thực hiện trong lịch sử xa xưa của loài người. Các nhà khảo cổ học tìm thấy xương người trong nồi và lò 500.000 tuổi ở Trung Quốc.
Tại Anh, những năm 1500, cách hành hình này là hợp pháp. Nạn nhân bị dìm vào vại nước đang sôi cho đến chết.
Đóng đinh lên thập tự
Đây là một trong những hình thức tử hình đau đớn và khủng khiếp nhất thời trung cổ. Đóng đinh lên thập tự được áp dụng từ khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, chủ yếu ở các đế chế Seleucid, Carthaginian, Ba Tư và La Mã cổ đại. Người ta sẽ buộc chặt hoặc đóng đinh tù nhân lên thập tự và bỏ mặc họ tới khi họ chết. Sau đó, thi thể người chết sẽ vẫn gắn chặt với thập tự để răn đe người khác. Đôi khi, những tử tù sẽ phải tự vác cây thánh giá có khối lượng từ 35 đến 60 kg đến nơi hành hình.
Nhiều bằng chứng cho thấy kiểu hành hình tương tự như thế này diễn ra ở trong Thế chiến I và Thế chiến II. Trong quân đội Anh, đặc biệt trong giai đoạn Thế chiến I, binh sĩ bị xử theo kiểu đóng đinh cây thập tự nếu họ không chấp hành mệnh lệnh.
Lột da
Hình phạt này là nỗi khiếp sợ đối với các phạm nhân và cả người hành hình, người chứng kiến trong thời trung cổ vì tính man rợ của nó. Tù nhân sẽ bị lột da khi còn đang sống và chịu đau đớn đến chết. Thường những cá nhân phải chịu cách hành hình này là tội phạm, binh sĩ bị bắt hoặc các nhà tà thuật. Chính quyền ở các nơi như Trung Đông và châu Phi áp dụng cách xử tử này cách đây khoảng 1.000 năm. Người ta thường đóng da của tử tù lên tường để răn đe kẻ khác.
Mổ bụng
Đây là cách mà người trung cổ dùng để xử những kẻ ăn trộm hay ngoại tình. Cách hành hình thật ghê rợn, người ta mổ bụng lấy hết nội tạng, máu me đầy mình. Nhiều tài liệu cho rằng, cách hành hình này từng được thực hiện ở Anh, Hà Lan, Bỉ và Nhật Bản. Ở Nhật Bản, các chiến binh Samurai tự mổ bụng khi họ không hoàn thành nhiệm vụ cao cả được giao.
Video đang HOT
Bánh xe hành hình
Cách hành hình này thực hiện trong thời trung cổ và vẫn được dùng cho đến thế kỷ thứ 19. Có nguồn gốc từ Hy Lạp, sau đó bánh xe tra tấn hay còn gọi là bánh xe Catherine lan rộng ra các nước khác như Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Thụy Điển.
Người ta dùng bánh xe bằng gỗ, cột căng tứ chi của phạm nhân vào bánh xe. Sau đó, người thi hành án sẽ dùng búa đập vào các chi cho xương vụn ra. Xương vỡ vụn ra nhưng phạm nhân vẫn còn sống và họ sẽ chết từ từ trong trạng thái đau đớn. Sau đó, đầu của phạm nhân sẽ bị treo lên để răn đe những kẻ khác. Còn thịt lẫn xương của phạm nhân sẽ bị chim ăn dần.
Đóng đinh xuyên người
Những phạm nhân bị hành hình kiểu này sẽ đau đớn đến chết. Những người thi hành án sẽ dùng thanh sắt dài xuyên dọc cơ thể phạm nhân, từ dưới lên trên, thậm chí xuyên qua mồm. Sau đó, họ bỏ phạm nhân trong đau đớn vào mộ, kệ cho đến chết. Nhiều người phải trải qua những giờ ngày đau đớn tột độ trước khi tắt thở.
Đây là cách hành hình mà Lã Mã, Trung Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng một số quốc gia châu Âu và châu Á khác thời Trung Cổ ưa chuộng.
Voi giày
Án hình voi giày được áp dụng ở Nam Á và Đông Nam Á cách đây khoảng hơn 4.000 năm. Người ta dùng voi để giẫm lên người phạm nhân hoặc voi dùng vòi đưa phạm nhân lên, quật xuống cho đến chết.
Một số biến thể khác của biện pháp này như sau: Nạn nhân bị đè đá lớn lên người, khiến họ không thở được cho đến chết.
Thiêu sống
Người ta cho tử tù vào lửa đang cháy, bị thiêu sống và chết từ từ. Ngọn lửa bắt đầu từ chân rồi cao vút lên mặt, lên đầu, rồi nướng toàn thân phạm nhân. Nhiều người chết vì khí CO trước khi ngọn lửa bén rộng khắp cơ thể.
Cách hành hình này từng tồn tại ở Rome, Anh và một số nơi thuộc Bắc Mỹ. Các nhân vật nổi tiếng từng bị thiêu sống là nữ chiến binh người Pháp Joan of Arc (1412 – 1431), giáo sĩ người Scotland Patrick Hamilton (1504 – 1528) hay tổng giám mục thành Cantebury ở Anh Thomas Cranmer (1489 – 1556).
Cưa
Tử tù bị treo ngược và cưa các bộ phận ra, bắt đầu từ háng. Khi bị treo ngược, não vẫn nhận được đủ lượng máu cần thiết nên vẫn hoạt động. Tuy nhiên, kẻ bị hành quyết sẽ đau đớn tột độ vì máu chảy và bị xẻ thịt, sau đó tử tù sẽ chết dần. Phương pháp này từng được áp dụng ở châu Âu trong thời Đế chế La Mã và một số vùng ở châu Á.
Tùng xẻo
Cách hành quyết tàn độc này từng được áp dụng ở Trung Quốc từ năm 900 đến năm 1905. Trước sự chứng kiến của dân chúng, những kẻ hành hình sẽ dùng dao cắt từng bộ phận của phạm nhân cho đến chết. Thông thường, phạm nhân chỉ chịu đựng được trong vòng tứ 15 đến 20 phút thì tắt thở.
Theo Thanhnien
Người đàn ông tự đóng đinh mình treo lên cây Thánh giá mỗi năm
Để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn với chúa Giê-su, ông Rolando Ocampo, người Philippin cứ hàng năm lại tự đóng đinh mình, treo lên cây Thánh giá.
Đóng đinh lên người là một cách để tỏ lòng thành kính tới Đức chúa Giê-su tại đất nước Philippin là một đất nước gồm 75 triệu dân với 92% dân số theo đạo Thiên chúa. Cũng như bất cứ tín đồ Thiên chúa giáo trên toàn thế giới, họ luôn tỏ lòng thành kính với Đức chúa Giê-su. Cứ đến Tuần lễ linh thiêng hằng năm, vào ngày thứ Sáu, một số người đàn ông sẽ quỳ xuống để chịu roi cho đến khi lưng chảy máu và được phép... đóng đinh chịu tội trước Đức chúa Giê-su.
Truyền thống này đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ nay ở tỉnh Pampanga, Philippin. Các tín đồ Công giáo nơi đây tin rằng đó là cách xám hối và tỏ lòng biết ơn tới vị Chúa này. Một trong những số đó, có ôngRolando Ocampo, 56 tuổi.
Ông Rolando Ocampo trong cuộc sống hàng ngày
Vào năm 1990, khi người vợ thân yêu vượt cạn, cả vợ ông và con gái đều ở trong tình trạng nguy hiểm, có thể gọi là gần chết. Ông Ocampo đã cầu nguyện trước Đức chúa Giê-su rằng nếu Ngài cứu sống vợ con ông, ông xin hứa sẽ tự đóng đinh xám hối và biết ơn Ngài vào mỗi ngày Thứ Sáu linh thiêng hằng năm trong vòng 15 năm. Tính đến thời điểm hiện tại, ông đã 12 lần tỏ lòng thành kính của mình trước Đức Chúa Giê-su.
Sám hối trước Đức chúa Giê-su
Và điều kỳ diệu đã xảy ra, vợ con ông đã hồi phục và sống khỏe mạnh. Chính điều đó đã khiến ông ngày càng tin vào lòng nhân từ và sự linh thiêng có thật của Chúa Giê-su. Và cứ thế đến ngày thứ Sáu thiêng liêng hàng năm, ông lại xin tự đóng đinh vào người và treo lên cây thánh giá. Ông Ocampo luôn chuẩn bị đầy đủ vật dụng và ngồi tĩnh tâm một mình trước ngày mà lễ thiêng liêng này.
Dưới cái nóng và mùi khó chịu của cát, mồ hôi và máu hòa quện lẫn nhau, có khoảng 10.000 du khách thập phương tới xem người đàn ông mộ đạo Ocampo đóng đinh lên mình hằng năm. Trong buổi lễ, ông đeo vòng tròn thép gai lên đầu, cởi trần và nhờ người dân đóng đinh lên đôi bàn tay của mình. Các đinh sẽ được rửa sạch trước khi bị đóng vào người ông Ocampo. Khi đóng, đinh phải đảm bảo xuyên thẳng tận vào cây gỗ thánh giá.
Chuẩn bị trước giờ hành lễ
Chiếc đinh được đóng lên tay ông Ocampo
Ông Ocampo cứ nằm phơi mình dưới cái nắng gắt của khí hậu Philippin cho đến khi buổi lễ kết thúc vào lúc 3 giờ chiều. Người dân Thiên chúa giáo tin rằng 3 giờ chiều là lúc Đứa chúa Giê-su chết trên cây thánh giá.
Đóng đinh lên chân
Ngoài Ocampo, một người đàn ông khác có tên Ruben Enage, 53 tuổi cũng đã tự đóng đinh 24 lần; ôngFernando Mamangun cũng đã tự đóng đinh từ năm 1990. Họ cho biết hành động này không phải chỉ dành lợi ích cho chính bản thân mà là để che chở cả gia đình họ.
Ông Ruben Enage, 53 tuổi cũng đã tự đóng đinh 24 lần
Tâm linh là một hiện tượng khó giải thích được bằng lời, vì vậy hãy luôn tin rằng Đức chúa Giê-su luôn che chở và bảo vệ cho những đứa con của Ngài.
Theo Kenh14
6 nghi thức rùng rợn nhất thế giới Có những nghi thức tế lễ khiến nhiều người phải rùng mình khi chứng kiến. 1. Nghi thức treo xác tại lễ hội mặt trời Những người thổ dân châu Mỹ là một cộng đồng yêu thiên nhiên và sinh sống rất hòa bình, tuy nhiên, họ cũng có những nghi thức vô cùng quái đản. Vào lễ hội mặt trời những người...