Những kiểu khách du lịch “tạo nghiệp” cứ đi tới đâu là khiến người khác “dị ứng” tới đó, bạn đã từng thấy chưa?
Có đủ thứ trò để làm khi đặt chân đến các địa điểm du lịch, trình “ tạo nghiệp” của những “vị khách không mời mà đến” này quả là không có đối thủ!
Đi du lịch sang một quốc gia hay mảnh đất khác nói chung, bạn như chính thức trở thành một vị khách trong nhà người ta. Nếu biết cách cư xử đúng mực, bạn sẽ được chào đón và tiếp đãi nồng nhiệt. Ngược lại, nếu không biết điều chỉnh những hành vi của bản thân, bạn sẽ ngay lập tức được gắn mác “những vị khách không mời mà đến” khiến người dân tại nơi đó “dị ứng” vô cùng.
Đời có người này người nọ, thế nên sẽ luôn tồn tại một vài “con sâu làm rầu nồi canh” gây mất hình tượng của cộng đồng đam mê du lịch chân chính. Ngay bên dưới đây chính là những kiểu người “tạo nghiệp” điển hình khi đi du lịch mà bạn thường bắt gặp hoặc nghe nói đến nhất!
Ảnh: Jasper Loh
1. Xả rác bừa bãi cứ như ở nhà mình!
Nếu là một người yêu du lịch chân chính, hẳn các bạn phải biết đến câu khẩu hiệu vô cùng quen thuộc: “Không lấy gì đi ngoài những tấm ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân”. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng thuộc nằm lòng điều này và đã không ít lần, vì ý thức kém của một số thành phần mà cụm từ “phượt thủ” luôn gắn liền với rất nhiều điều tiêu cực.
Cụm từ “phượt thủ” luôn gắn liền với nhiều điều tai tiếng cũng là vì một số “con sâu làm rầu nồi canh” như thế này!
Thùng rác hay cả biển cảnh báo cũng chẳng hề hấn gì với những du khách đã quen tay xả rác. (Ảnh: Tham Ht)
Câu chuyện xả rác khi đi du lịch không chỉ là vấn đề đáng nhức nhối hàng đầu trên thế giới mà ngay tại Việt Nam mình đây cũng luôn gây tranh cãi mọi lúc mọi nơi. Bạn còn nhớ “bãi tập kết rác lớn nhất Tây Nguyên” – thành phố Đà Lạt sau chuỗi ngày nghỉ lễ Tết, cuối tuần? Còn nhớ những hình ảnh không đẹp mắt gần đây nhất về các “phượt thủ” tiện tay vứt áo mưa ven đường? Câu chuyện xả rác có nói mãi cũng chẳng thể nào chấm dứt được. Chi bằng tự bản thân mỗi người chúng ta có ý thức hơn để không bị liệt vào nhóm “những kẻ tạo nghiệp số 1 khi đi du lịch”.
Đà Lạt không vốn là thành phố ngàn hoa, nay lại còn được mệnh danh là “thành phố triệu tấn rác” sau những cuộc vui chơi, nghỉ dưỡng của các du khách phương xa.
Một khi bản thân mỗi người không tự nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thì câu chuyện xả rác vẫn là vấn đề nan giải khó có hồi kết!
2. “ Sống ảo” bất chấp thời gian và không gian!
Đi du lịch và chụp hình sống ảo từ lâu luôn là hai khái niệm đi đôi với nhau khó có thể tách rời. Sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được lưu giữ lại từng khoảnh khắc trong chuyến đi của mình để về chia sẻ cho bạn bè, người thân những cái hay, cái đẹp của nơi mình từng đặt chân qua.
Đi du lịch, chụp hình sống ảo là chuyện bình thường nếu như mỗi du khách biết chú ý đến những người xung quanh.
Ảnh: Jasper Loh
Tốn bao nhiêu tiền bạc và thời gian để đi đến một vùng đất mới, thay vì tận hưởng, nghỉ ngơi, tìm hiểu các thứ thì một số người chỉ biết lấy đam mê sống ảo làm động lực chính mà bất chấp nhiều hậu quả. Kết quả là những bức hình, dù xấu hay đẹp được mang về chỉ để “cúng” trên mạng xã hội, mang lại sự khó chịu cho nhiều người xung quanh, thậm chí là những hậu quả đáng tiếc.
Gần đây nhất, câu chuyện bức xúc về một cô gái cứ “đứng lì” ở cổng một nhà hàng tại Hội An để chụp hình sống ảo, chắn luôn cả đường vào của đoàn du khách khác, lại còn lớn giọng quát mắng đã nhận về lượng “gạch đá” không hề nhỏ từ cư dân mạng.
Một chú cá heo con đã chết sau khi bị khách du lịch đưa lên bờ để chụp ảnh selfie tại bãi biển resort Santa Teresita tại Buenos Aires (Argentina) hồi đầu tháng 2 năm nay.
Xuất hiện trong bức ảnh với tư thế ngửa người ra phía ngoài đoàn tàu đang chạy cực kỳ nguy hiểm, nhiều cặp travel blogger bị cư dân mạng lên án dữ dội.
Video đang HOT
Vì vốn lấy “sống ảo” làm niềm đam mê khó cưỡng lại, thế nên một hệ lụy khác thường xảy đến chính là việc “chỉnh ảnh quá lố”. Nấu ăn, thêm mắm dặm muối còn có thể lố tay được cơ mà, huống hồ gì là chỉnh ảnh! Bạn sẽ chẳng tài nào nhận ra nổi cảnh đẹp mà người ta đang thể hiện trong bức hình là ở chỗ nào, vì bầu trời đã ngả sang một màu rất khác lạ và những sự vật không liên quan như khinh khí cầu, đàn chim, đốm sáng, tuyết trắng,… vốn không nên xuất hiện, giờ lại lấn át luôn cả con người!
Chỉnh ảnh quá đà khiến người khác hoang mang trước độ “thật” của các địa điểm du lịch cũng là một hình thức “tạo nghiệp” diễn ra như cơm bữa! Trong ảnh chính là “bộ mặt thật” của “tiểu Venice Đà Lạt” gây tranh cãi ầm ầm trên mạng thời gian trước.
3. Thích viết, vẽ bậy dù chẳng có tí hoa tay nào!
Nghệ thuật đường phố từ lâu đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch trên khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ranh giới giữa “nghệ thuật” và “phá hoại của công” thì không phải ai cũng phân biệt được.
Nhiều người không phân biệt được đâu là “nghệ thuật” và đâu là “phá hoại”! (Ảnh: Jasper Loh)
Nhiều người dù không phải là “họa sĩ”, chẳng sở hữu đủ hoa tay và cả ý thức đã không ngừng góp phần phá hủy những hình ảnh vốn đẹp của nhiều địa điểm du lịch nơi học đặt chân qua. Nhẹ thì viết bậy bằng bút xoá, nặng hơn thì dùng hẳn vật nhọn khắc lên công trình nổi tiếng để thể hiện tình yêu “ngôn tình” dành cho nhau. Nhìn vào những hình ảnh này mà chỉ biết thở dài ngao ngán trước ý thức quá kém của một bộ phận giới trẻ.
Bức tường vàng Cối Xay Gió siêu nổi tiếng ở Đà Lạt một thời gian trước cũng xuất hiện những hình vẽ chi chít của một “họa sĩ ẩn danh” nào đó!
Mới đây nhất, đoạn clip ghi lại hình ảnh 1 nam thanh niên dán logo lên tấm biển báo mang tên địa danh đèo Khau Phạ (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) được đăng tải lên Facebook khiến cộng đồng mạng hết sức bất bình.
Người đàn ông “vô tư” nhất năm khi dùng bút xóa vẽ bậy lên bàn tay Phật ở Cầu Vàng nổi tiếng Đà Nẵng rồi chụp ảnh selfie gây bức xúc cộng đồng du lịch thời gian trước.
Những “tuyên ngôn tình yêu” hết sức vô duyên của các cặp đôi là thứ dễ bắt gặp nhất tại nhiều địa danh du lịch nổi tiếng.
Một khách du lịch Trung Quốc khắc tên lên công trình điêu khắc ngàn năm tuổi của Ai Cập.
Nhật Bản truy tìm người viết chữ tiếng Việt lên di tích quốc gia thuộc thành cổ Yonaga vào tháng 11/2018. Trên ảnh là dòng chữ tiếng Việt “A.Hào”. (Ảnh: Asahi)
4. Đang yên đang lành, “tiện tay cầm nhầm”?
Khi đặt chân đến một vùng đất mới, chúng ta thật dễ dàng bị hấp dẫn bởi những món đồ, những thứ độc đáo, dễ thương mà chỉ nơi đó mới có. Thế nhưng đó không nên được xem là lý do khiến nhiều thành phần thích “chôm chỉa” có cớ làm “dậy sóng” cộng đồng yêu du lịch chân chính như thời gian gần đây. Có thể thấy rằng, những khách du lịch theo kiểu “hai ngón” này luôn dễ bị mê đắm bởi tất cả mọi thứ trong tầm mắt của mình và họ sẽ có thể tìm đủ mọi cách để “vớ” vài món về nhà, cho dù điều đó là bất hợp pháp.
Bị hấp dẫn trước những cái đẹp mắt, nhiều du khách xấu tính sẵn sàng “chôm chỉa” những thứ không thuộc về mình! (Ảnh: Jasper Loh)
Mới đây nhất có thể kể đến trường hợp cặp nam nữ tại Đà Lạt đã có hành vi “cầm nhầm” chú chó corgi 25 ngày tuổi ở Gâu Garden, gây “dậy sóng” cả nhất cộng đồng mạng.
Trước đó, không ít lần cư dân mạng đã chụp lại được nhiều bức ảnh các nhóm bạn trẻ đi phượt và tiện tay hái luôn những bông hoa mà họ thấy đẹp tại các địa điểm đặt chân đến. Thậm chí sau khi thỏa đam mê sống ảo, những người này sẵn sàng để lại “tàn tích” ngay bên vệ đường.
Trước đây, một giảng viên đại học ở Trung Quốc đã mang trộm 10 mảnh san hô tự ý bẻ gãy từ rặng san hô bên trong khu bảo tồn thiên nhiên đảo Vi Châu (Trung Quốc) vào tháng 2/2019.
5. Vốn là “công chúa”, “tiểu thư” nhưng lại thích đi du lịch?
Đi du lịch, dù biết chuyện tiền bạc cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, ai có nhiều tiền thì sẽ có quyền được đòi hỏi, yêu cầu những dịch vụ tương xứng nhất. Thế nhưng, không phải du khách nào cũng đủ tinh tế và có cách cư xử đúng đắn với chính đồng tiền mà mình bỏ ra. Thay vào đó, họ sẽ luôn tự cho rằng bản thân mình vốn là “công chúa”, “tiểu thư”, phải được đối đãi đúng ý thì mới vừa lòng hả dạ.
Luôn muốn được đối đãi như “bà hoàng”, nhiều du khách cũng bị “dị ứng” không kém khi xách vali đến vùng đất khác. (Ảnh: Jasper Loh)
Nói đâu xa, gần đây nhất trong một group kín trên Facebook vừa xuất hiện bài đăng của cô bạn có tên là H.T bày tỏ thái độ không hài lòng và kêu gọi tẩy chay một khách sạn ở Đà Lạt với lý do: Khách sạn không thể đáp ứng những yêu cầu phát sinh của cô như xin nhận phòng sớm trước 2 tiếng, đặt phòng 4 người để 5 người ở. Cuối cùng chốt lại, cô cho rằng khách sạn này đã đưa ra luật lệ quá cứng nhắc với khách và quyết định “bóc phốt” không thương tiếc nhằm kêu gọi mọi người né xa.
Những tưởng câu chuyện của cô nàng sẽ được cảm thông, ai ngờ lại khiến dân tình “phản pháo” kịch liệt vì lối sống “tiểu thư”, “công chúa” và luôn bắt người khác phải “lách luật” để chiều lòng mình dù là đến một miền đất lạ.
Câu chuyện gần đây về một cô “tiểu thư” đi du lịch Đà Lạt khiến nhiều cư dân mạng ném đá gay gắt. (Ảnh minh họa)
6. Thích “tạo nét” bằng việc la hét, khỏa thân và làm lố khi đi du lịch
Đi du lịch, việc bản thân cảm thấy phấn khích khi được đặt chân đến ghé thăm các địa danh mình từng ao ước là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, một số người lại rất thích “tạo nét” bằng việc tự biến mình thành “cái loa di động” khi cứ la hét to gây chú ý tại các địa điểm du lịch như “em chưa có người yêu, em còn sợ ế đây này, ai hốt em đi!” Thậm chí, một số du khách “cao tay” hơn còn… lột sạch quần áo trên mình để chụp ảnh khiến người xung quanh vô cùng bức xúc và “dị ứng”.
Những du khách “thử một lần chơi lớn xem thiên hạ có trầm trồ” kiểu này cũng bị ghét không kém! (Ảnh: Jasper Loh)
Hai du khách người Mỹ khoe mông phản cảm ở ngôi chùa danh tiếng Wat Arun (Thái Lan) và nhanh chóng bị công an nước này bắt ngay sau đó.
Vào năm 2015, tàn tích cổ Machu Pichu nổi tiếng ở Peru từng trở thành “khán giả” bất đắc dĩ cho show khỏa thân của một số du khách thích “tạo nét”.
Các nam thanh niên Pháp “thử một lần chơi lớn xem ai có trầm trồ”bằng cách khỏa thân ở quần thể Angkor Wat (Campuchia) vào năm 2015 khiến dư luận nước này phẫn nộ. (Ảnh: Cambodia Expats Online)
Theo Helino
Đến bao giờ 'phượt thủ rởm' mới thôi làm xấu hình ảnh những người đam mê xê dịch chân chính?
Nhìn lại những hành động vô ý thức của các 'phượt thủ rởm' trong thời gian qua khiến những người đam mê xê dịch chân chính không khỏi cảm thấy xấu hổ.
Từ trước tới nay, hình ảnh của các phượt thủ luôn được biết tới với hình tượng 'cool ngầu' và phong trần. Họ là những người bản lĩnh, nhiệt huyết, dám thử thách bản thân, đi phượt không chỉ đế khám phá và chinh phục mà còn là để tìm lại chính mình.
Thế nhưng, ý nghĩa của việc 'phượt' đúng nghĩa đang ngày càng bị các bạn trẻ bóp méo. Thay vì đi phượt để khám phá, học hỏi, thử thách bản thân và tìm lại chính mình thì những bạn trẻ ngày nay đi chỉ để tỏ ra trải đời, check-in sống ảo, khoe thành tích 'ta đây đã là dân phượt'.
Hãy cũng điểm lại những hình ảnh xấu xí của nhưng 'phượt thủ rởm' khiến người ta ngày càng mất thiện cảm với dân xê dịch.
Nhóm phượt thủ ngắt trụi hoa trên đỉnh Mẫu Sơn, hả hê khoe 'chiến tích'
Những ngày đầu năm, thời tiết miền Bắc chìm trong lạnh giá, sương tuyết bao phủ trắng xóa đỉnh núi Mẫu Sơn đã thu hút nhiều khách du lịch và nhiều nhóm phượt thủ đến mong được một lần 'săn tuyết'.
Thế nhưng, sau khi đã tham quan và chụp ảnh trên đỉnh Mẫu Sơn, một nhóm du khách đã tiện tay bẻ và cầm xuống núi khoảng 20 cành hoa cẩm tú cầu. Hành động thiếu ý thức của nhóm phượt thủ đã tạo nên làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội.
Nhóm phượt thủ ngắt trụi hoa trên đỉnh núi Mẫu Sơn
Theo đó, thông tin nhóm phượt thủ ngắt trụi hoa trên đỉnh núi được chia sẻ nhiều trên các group, cộng đồng dành cho dân phượt. Anh Hoàng Lăng Huy, chủ nhân bài chia sẻ cho biết, khi đi đến ngã ba đoạn rẽ lên đỉnh Mẫu Sơn, anh vô tình bắt gặp lại nhóm chở theo nhiều cành hoa đang di chuyển ra về.
Phẫn nộ trước hành động của nhóm bạn trẻ này, anh Huy đã chụp ảnh lại và hỏi thăm, xác minh thông tin thì được biết, nhóm khách này từ Lạng Sơn đến.
Hoa cẩm tú cầu là một trong những loài hoa đẹp được trồng nhiều trên đỉnh núi Mẫu Sơn và được chăm sóc để phục vụ du khách đến tham quan
Hành động vô ý thức của nhóm phượt thủ khiến nhiều người lắc đầu ngán ngẩm
Dòng chữ yêu thương khắc đậm trên đỉnh Mã Pí Lèng khiến cộng đồng phượt phẫn nộ
Tháng 3/2019, hình ảnh dòng chữ khắc trên cột đá được chụp tại một khu nghỉ chân giữa đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) - một trong tứ đại đèo ở vùng núi phía Bắc Việt Nam đã nhận được vô số chỉ trích gay gắt của dư luận.
Dòng chữ trắng được viết to rõ, nên rất nổi bật lên trên màu đá xám. Trên mặt đá có một vết xẻ dọc, nhưng dòng chữ lại được viết liền nét, không đứt đoạn, nhiều người xem xong đã đặt nghi vấn rằng, có phải chủ bài đăng ghép chữ vào hình để 'câu like'.
Một tảng đá bị vẽ bậy trên cột đá đỉnh Mã Pí Lèng
Được biết, tảng đá trên đỉnh Mã Pí Lèng được xây dựng thành hàng 'rào chắn để tránh nguy hiểm cho người tham quan. Nhưng thay vì chụp ảnh kỷ niệm, nhiều bạn trẻ lựa chọn cách khắc chi chít lên trên những cột đá như một dạng 'check-in' rằng 'Tôi đã ở đây', có người thì ghi dấu tình yêu, có người ghi tên họ quê quán...
Khung cảnh thơ mộng, xanh trong dường như bớt đẹp đi nhiều bởi những vết tích 'vô duyên' từ khách du lịch
Vô tư xả rác - bệnh nan y của các phượt thủ
Vô tư xả rác ở những nơi đi qua là thói xấu 'kinh điển' và là căn bệnh 'thâm niên' của dân phượt. Gần đây nhất là những 'kêu than' về ý thức của phượt thủ khi đặt chân đến vùng đường đèo thuộc địa phận huyện Mộc Châu, một trong những cung đường thu hút nhiều bạn trẻ đam mê xê dịch đến khám phá.
Theo như hình ảnh chia sẻ, nhóm phượt thủ này mặc trên người đủ thể loại trang phục bảo hộ. Nhưng khi gặp cơn mưa lớn, họ dùng áo mưa dùng một lần để ứng biến với trường hợp khẩn cấp. Khi tạnh, tất cả dừng lại bên vệ đường, bắt đầu cởi áo mưa và không ngần ngại vứt thẳng xuống con đường đèo đó. Một hành động xấu xí, khó chấp nhận.
Thay vì gấp lại gọn gàng và mang theo, họ lại bỏ áo mưa ven đường
Nhìn đống rác để lại thì thật khó chấp nhận được
Vì hành động xấu xí của một bộ phận nhỏ những thanh niên này mà dư luận lại có thêm những định kiến không hay về 'phượt thủ'.
Phẫn nộ clip nam thanh niên 'đánh dấu' logo phản quang vào biển báo địa danh đèo Khau Phạ
Mới đây nhất, đoạn clip ghi lại hình ảnh 1 nam thanh niên dán logo lên tấm biển báo mang tên địa danh đèo Khau Phạ (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) được đăng tải lên Facebook khiến cộng đồng mạng hết sức bất bình.
Hình ảnh nam thanh niên vô tư dán logo phản quang vào biển báo địa danh đèo Khau Phạ - Ảnh chụp màn hình
Được biết, tấm logo mà chàng trai này dán là decal phản quang, thường in tên hoặc hội nhóm phượt, hay được dán vào áo, mũ, xe để phản quang trong đêm tối. Cũng tấm decal này, nhiều thanh niên mang danh 'phượt thủ' dùng để dán vào các di tích hay cột mốc như một cách để đánh dấu chiến tích của mình trên cung đường đi qua.
Cũng có thể thấy trong đoạn clip, bên cạnh logo mà chàng thanh niên này dán lên đã có nhiều tấm logo khác được dán sẵn.
Sau khi dán xong, nam thanh niên vứt luôn tấm decan còn thừa xuống bên vệ đường
Quả thực, nhìn lại những những câu chuyện đau lòng, vô ý thức của những người mang danh 'dân phượt rởm' đã ít nhiều làm xấu đi cái nhìn thiện cảm của xã hội với cộng đồng phượt chân chính. Trào lưu đi lên nhưng ý thức đi xuống. Chúng tôi mong các phượt thủ có thể 'Xách balo lên và đi' nhưng xin đừng 'Xách cái mạng lên và đi', hãy để các chuyến đi là kỷ niệm vui chứ đừng để nó là vết đen trong cuộc đời mình!
Theo baodatviet
Nhóm phượt thủ bật nhạc 'quẩy' giữa đường cao tốc Những hành động thiếu ý thức, chưa đẹp mắt của một bộ phận bạn trẻ đam mê xê dịch vô tình làm xấu đi hình ảnh chung của cộng đồng phượt thủ. Phượt là trào lưu thịnh hành trong giới trẻ. Phượt thỏa mãn được đam mê xê dịch của nhiều người trẻ, ước muốn đặt chân tới vùng đất mới, vượt lên...