Những ‘kịch bản’ khi tăng tỉ lệ điểm thi trong xét tốt nghiệp THPT
Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, năm 2019 sẽ tăng tỉ lệ điểm thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT lên 70%. Việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ tốt nghiệp THPT nói chung.
Học sinh sau giờ thi môn lý trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Tỉ lệ tốt nghiệp THPT bị ảnh hưởng ra sao? Dưới đây là những “kịch bản” có thể xảy ra.
Ở đây chúng tôi tạm mượn số liệu của năm 2018, 2017 để ước tính. Số liệu này chỉ tính trên số thí sinh tốt nghiệp THPT đúng năm, không tính hệ giáo dục thường xuyên, không tính số thí sinh bị điểm liệt để ước tính tỉ lệ tốt nghiệp THPT.
Điểm của kỳ thi THPT quốc gia luôn thấp hơn điểm lớp 12
Năm 2017, năm được xem là đề thi dễ thở với thí sinh, điểm trung bình của kỳ thi THPT quốc gia cả nước chỉ bằng 0,73 điểm lớp 12.
Năm 2018, độ phân hóa của đề thi tăng lên, điểm trung bình của kỳ thi THPT quốc gia cả nước chỉ bằng 0,66 điểm lớp 12 (thấp hơn so với năm 2017).
Số thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, 2018 lần lượt là 60,3% và 47,3%.
Với năm 2018, chỉ khoảng 20% trường THPT có điểm thi THPT quốc gia bình quân bằng từ 0,7 trở lên so với điểm trung bình lớp 12. Dĩ nhiên, con số cụ thể sẽ khác nhau tùy địa phương, tùy trường THPT.
Có thể thấy điểm của kỳ thi THPT quốc gia càng thấp hơn điểm lớp 12, số thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên ở kỳ thi THPT quốc gia càng ít.
Tỉ lệ tốt nghiệp THPT sẽ giảm
Năm 2018, tỉ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT là 50%, điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) được tính như sau:
ĐXTN năm 2018 = 0,5 x điểm trung bình 4 bài thi 0,5 x điểm trung bình cả năm lớp 12
Video đang HOT
Năm 2019, tỉ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT tăng lên 70%, điểm xét tốt nghiệp THPT tính như sau:
ĐXTN năm 2019 = 0,7 x điểm trung bình 4 bài thi 0,3 x điểm trung bình cả năm lớp 12
Nếu áp dụng công thức của năm 2019, khả năng sẽ có 116.103 học sinh đủ ĐXTN năm 2018 sẽ trở thành không đủ ĐXTN năm 2019. Nói cách khác, nếu năm 2018 áp dụng công thức dự kiến của 2019, tỉ lệ tốt nghiệp sẽ giảm gần 15%.
(ĐXTN: điểm xét tốt nghiệp, QC: quy chế)
Khu vực và địa phương bị tác động nhiều nhất
Trong 7 khu vực thì dự báo 4 khu vực có tỉ lệ tốt nghiệp THPT giảm nhiều là Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với tỉ lệ giảm lần lượt là 27,2%, 19,5%, 18,7% và 18,4%, trong đó, nhiều tỉnh có tỉ lệ giảm từ 20% trở lên.
Các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ có tỉ lệ giảm ít hơn, hầu hết dưới 20%.
Điểm đáng lưu ý, trong 63 tỉnh thành, có đến 21 tỉnh thành có khả năng tỉ lệ tốt nghiệp giảm hơn 20% so với năm 2018 nếu tăng tỉ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT từ 50% lên 70%.
Điều này cho thấy ở các khu vực và các tỉnh thành có độ giảm tỉ lệ tốt nghiệp lớn cần được giám sát kỹ hơn trong kỳ thi 2019 sắp tới.
Khâu ra đề tiếp tục không đơn giản!
Giả định mặt bằng kết quả học tập lớp 12 năm 2019 có tăng hơn năm 2018 thì tỉ lệ tốt nghiệp THPT cũng khó có thể cao hơn khi áp dụng tăng tỉ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Cạnh đó, nếu đề thi THPT quốc gia dễ như năm 2017, các trường đại học tốp trên có sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ phải xây dựng thêm các tiêu chí phụ.
Vì vậy, dù có tăng tỉ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT để hạn chế tối đa tình trạng sử dụng “phao cứu sinh” điểm học bạ như các năm trước, việc vẫn áp dụng hai mục tiêu cho một kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục là câu chuyện không đơn giản với công tác ra đề thi.
Và thực tế cũng chưa có cơ sở để khẳng định việc thí sinh không tốt nghiệp được là do các em thực sự yếu hay do thay đổi cách tính trong xét tốt nghiệp.
Theo tuoitre
Bộ GD&ĐT công bố thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019
Ngày 4/12, Bộ GD&ĐT đã công bố thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019. Theo đó, có 5 điểm mới quan trọng thay đổi so với năm trước.
Học sinh trường THPT Việt Đức lắng nghe thông tin mới về thi THPT quốc gia 2019
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, rút kinh nghiệm tổ chức thi các năm trước, nhất là năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tiếp tục tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019 theo hướng giữ ổn định về phương thức tổ chức như các năm 2017, 2018 để không ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh. Đồng thời,thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập để đảm bảo tổ chức Kỳ thi nghiêm túc, khách quan, an toàn.
Theo đó, có 5 thay đổi lớn, cụ thể như sau:
Nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12
Nội dung đề thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh.
Bộ GDĐT sẽ sớm công bố đề thi tham khảo Kỳ thi THPT quốc gia 2019 để giúp giáo viên, học sinh tổ chức dạy học, ôn tập chuẩn bị tham gia Kỳ thi.
Lắp camera giám sát
Điều động cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, trường đại học và các trường cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi chung là trường ĐH, CĐ) đến các Hội đồng thi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình .
Quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, nhất là đối với các thí sinh tự do; hướng dẫn chi tiết kỹ thuật niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi, đề thi để tăng cường bảo mật; đặt camera giám sát phòng chứa tủ đựng đề thi, bài thi 24 giờ/ngày và tăng cường trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong bảo quản đề thi, bài thi tại Điểm thi, Hội đồng thi.
Bộ GDĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm
Bộ GDĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ.
Sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường tính bảo mật và chức năng giám sát để ngăn ngừa các can thiệp trái phép.
Theo đó, mã hóa dữ liệu tạo ra trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm để tránh người dùng can thiệp và đảm bảo trong suốt quá trình xử lý bài thi, cán bộ xử lý bài thi không thể có được thông tin về mối liên hệ giữa thông tin cá nhân của thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm (đây là một hình thức "đánh phách" điện tử Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh).
Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GDĐT và của các trường ĐH, CĐ đối với việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) do sở GDĐT chủ trì.
Điểm xét tốt nghiệp THPT gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia
Bộ GDĐT công bố công khai, rộng rãi thông tin tổng hợp phân tích kết quả thi trước khi công bố kết quả thi.
Tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT. Dự kiến, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
Tăng tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Cụ thể: các trường chủ động xây dựng và công bố đề án tuyển sinh đảm bảo nguyên tắc tự chủ; theo đó, ngoài phương thức sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia làm cơ sở tuyển sinh, có thể sử dụng các phương thức khác để tuyển sinh.
Phối hợp với công an tập huấn kỹ về nghiệp vụ tổ chức thi
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các khâu tổ chức Kỳ thi; yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc việc lựa chọn, phân công cán bộ tham gia tổ chức thi theo đúng quy định của quy chế đảm bảo có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm cao tham gia Kỳ thi;
Phối hợp với các cơ quan, nhất là cơ quan Công an để tập huấn kỹ về nghiệp vụ tổ chức thi cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Thêm trường ĐH tổ chức thi riêng Một số trường đại học đang xây dựng kế hoạch tuyển sinh 2 năm tới theo hướng tổ chức kỳ thi riêng hoàn toàn hoặc mở rộng chỉ tiêu bằng xét kết quả đánh giá năng lực. Sinh viên làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2018 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Có thể kiểm tra kiến thức...