Những khoảng trống trách nhiệm…

Theo dõi VGT trên

Những khoảng trống trách nhiệm... - Hình 1

Học sinh Chăm phải “kết thúc chương trình” sau khi học hết mức 2 chỉ vì không có đủ giáo viên. Ảnh: L.T

Có thể nói một cách vắn gọn như vậy về việc dạy tiếng Chăm ở Nam Bộ hiện nay.

Sau 20 năm thực hiện, thời gian đủ để đứa bé lọt lòng trở thành thanh niên “bẻ gãy sừng trâu”, nhưng việc dạy tiếng Chăm Nam Bộ (TCNB) vẫn cứ như đứa bé chập chững trong chiếc nôi tạm bợ và chưa biết đến bao giờ mới có thể xoải những bước đi vững chắc khi những nhân sĩ TCNB cuối cùng đã ở tuổi xế chiều, hoặc ra đi vĩnh viễn …

Môn… “bên lề” lớp học

Video đang HOT

“Nhà báo hả? Muốn dự lớp tiếng Chăm hả? Hôm nay không có giờ. Một tuần chỉ có 1 buổi vào thời gian trái buổi dạy chính khóa…Vậy nghe, tôi đang chạy xe ôm”, câu nói đầy “trúc trắc” của ông Ama Êl, “thầy giáo” môn tiếng Chăm tại Trường Tiểu học “D” Khánh Hoà (xã Khánh Hoà, Châu Phú – An Giang), đơn vị đầu tiên ĐBSCL dạy thử nghiệm TCNB trong trường phổ thông khiến tôi ngạc nhiên. Nhờ đồng nghiệp ở Đài Truyền thanh huyện Châu Phú liên lạc với lãnh đạo địa phương “dàn xếp”, chúng tôi mới hẹn được ông Êl tại trường học. Là người trực tiếp dạy TCNB từ những ngày đầu, ông Êl không giấu được xúc cảm: “Do tập quán sống quần cư trong các palay (xóm) với không gian riêng của cộng đồng nên học sinh người Chăm An Giang nói riêng, Chăm Nam Bộ nói chung ít có điều kiện tiếp cận với tiếng, chữ Việt, vì vậy, khi triển khai chương trình dạy TCNB trong trường phổ thông… cộng đồng người Chăm hết sức vui mừng trước chiếc cầu nối hai đầu ngôn ngữ để con em hoà nhập trong học tập”. Tuy nhiên, ngay sau khi triển khai, ý nghĩa tốt đẹp này đã nhanh chóng “đội nón ra đi”, nhường chỗ cho trạng thái “gánh nặng” đổ ập lên vai cả thầy và trò.

Ông Issa Sen – nguyên hiệu trưởng, kiêm giáo viên tiếng Chăm Trường Tiểu học “D” Khánh Hòa, nhớ lại: “Chính thức khai giảng ngày 16.9.1998, nhưng do chỉ được bố trí dạy trái buổi với chương trình chính khóa vào ngày thứ 7 hằng tuần, vì vậy mãi đến khi niên học kết thúc mà chương trình vẫn còn ngổn ngang, nên nhà trường đã làm đề nghị và được Sở GDĐT An Giang cho phép tổ chức dạy 5 buổi/tuần trong thời gian hè để hoàn thành mức lớp đầu tiên của chương trình”. Nhưng đó chỉ mới là khởi đầu cho chuỗi dài bất cập của môn học bị đẩy ra “bên lề lớp học”. Bởi dù phải thực hiện đủ các quy trình như các môn học khác: Thầy dạy – trò học, kiểm tra và thi…, nhưng cả thầy và trò trong chương trình TCNB lại không được ghi nhận…

“Không chỉ học sinh bất ổn mà người dạy cũng bất an – ông Issa Sen chia sẻ. Với định mức 35.250đ/tiết, 260 tiết

dạy/năm, bình quân mức thu nhập của thầy giáo tiếng Chăm chỉ có 763.750đ/người/tháng”. Quá đủ để mọi người hiểu thấu góc khuất của người dạy tiếng Chăm và còn là đáp số cho câu hỏi: Vì sao thầy giáo Êl phải tranh thủ chạy xe Honda ôm ngoài giờ lên lớp? Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là tất cả. Do chỉ được chi trả một lần vào cuối khóa học, để có tiền chi xài, hằng tháng giáo viên phải xin trường cho tạm ứng…”. Ông Lê Hữu Nguồn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học D Khánh Hòa giải thích: “Dù biết như thế là chưa thỏa đáng công sức, nhưng do chương trình còn trong giai đoạn thử nghiệm, chưa được công nhận chính thức nên các chính sách cũng chưa rõ ràng. Vì vậy dù chúng tôi đã nhiều lần xin ý kiến, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi tích cực nên cứ phải dựa trên quy định hiện hành của ngạch giáo viên tiểu học bậc 2 để chi trả”.

Đi tắt, đón… “đòn”

Trong lúc mô hình vẫn đầy ắp những bất cập, nhưng với mong muốn sớm nhân rộng…, An Giang đã mở rộng phạm vi thực nghiệm sang Trường Tiểu học A Phú Hiệp (huyện Phú Tân) nay là Tiểu học D Châu Phong (thị xã Tân Châu). Tuy nhiên do “lười” chuẩn bị cho các bước đi tiếp theo nên chương trình đã “dính đòn”: Chỉ đóng khung tại 2 điểm trường dù toàn tỉnh có đến 9 xóm (làng) Chăm sống tập trung. Đáng lo hơn là hai trường phải tự cựa quậy trong thử nghiệm suốt mười mấy năm qua. Vì thế, tuy mang lại những hiệu quả nhất định, như: Cung cấp cho học sinh nhiều vốn từ mà nếu không đi học, các em phải vay mượn tiếng người Kinh, như Sa-tơi (cây thước)… nhưng thực tế cho thấy chính chương trình TCNB đã tạo ra sức ỳ, trì kéo cỗ xe giáo dục trong cộng đồng người Chăm.

Phó ban Văn hóa – Xã hội (HĐND tỉnh An Giang) Lê Thành Tân nói, nguyên nhân chủ yếu là do chưa được đầu tư đúng mực và là khoảng trống trong công tác quản lý. Trong lúc cả 3 “giáo viên hợp đồng” dạy TCNB đều không có nghiệp vụ sư phạm dạy tiếng Chăm (ngoại trừ ông Sen tốt nghiệp trường sư phạm hệ 2 năm chương trình phổ thông (khoá 1970-1972), 2 vị còn lại là chức sắc tôn giáo), thế nhưng công tác quản lý nhà nước cũng chẳng khá hơn để có thể tác động tích cực trở lại.

“Đến nay toàn ngành giáo dục An Giang không có cán bộ có trình độ TCNB đủ để kiểm tra, giám sát, hỗ trợ…”, ông Tân, chia sẻ thêm: “Người dạy tiếng Chăm cũng không được hội họp đúng nghĩa để đánh giá, rút kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ”. Và như tất yếu, khoảng trống này đã nảy sinh nhiều khoảng trống đáng sợ khác: Thiếu kịp thời tham mưu, kiến nghị lấp đầy khoảng trống về chế độ chính sách…, khiến giáo viên TCNB phải lao động kiếm sống, ít có thời gian đầu tư cho giờ dạy, học sinh thiếu động cơ học tập hăng say… mà còn dồn đẩy các em vào tình thế khó khăn hơn.

“Sách dạy tiếng Chăm ở An Giang là “bản dịch” sách giáo khoa cùng trình độ được biên soạn lần đầu vào năm 1995, nhưng 20 năm qua sách TCNB vẫn “chạy… tại chỗ”. Vì thế chẳng những không hỗ trợ học sinh Chăm “thông luồng” ngôn ngữ để học tốt và hiểu sâu hơn bài vở, trái lại với sự lệch pha, vênh về kiến thức đã bắt các em phải học nhiều hơn nội dung chương trình hiện hành”, ông Issa Sen nhấn mạnh.

Đáng lo hơn, từ khoảng trống này đã “mở cửa” cho nhiều hành vi vi phạm Luật Lao động có cơ hội bùng phát. Thực tế hoạt động 17 năm qua cho thấy: Người dạy TCNB chưa được đơn vị sử dụng lao động thực hiện các chính sách tối thiểu: Hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế… Vì vậy, theo ông Lê Thành Tân, nếu không sớm có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh hữu hiệu, “khoảng trống trách nhiệm” này còn có khả năng gây xói mòn lòng tin của người dân nói chung, đồng bào Chăm nói riêng vào chính sách chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số mà Đảng, Nhà nước đã dày công xây dựng và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao trong thời gian qua.

Bao giờ “cầu nối” không còn là “gánh nặng”?

Trong bối cảnh hội nhập, cơn lốc hiện đại sẽ dồn đẩy cộng đồng dân tộc thiểu số “xa rời” tiếng nói, chữ viết mẹ đẻ ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt, trong đó có TCNB. Vì vậy nhu cầu xây chiếc nối hai đầu ngôn ngữ là rất cần thiết và cấp bách, nhưng thực tế cho thấy, ngay với An Giang, địa phương chiếm trên 50% tổng số NCNB cũng không dễ thực hiện… Trước hết là nguồn giáo viên (GV), tham gia dạy TCNB đang chắp vá cả chuyên môn lẫn nghiệp vụ… Trong khi đó, địa phương vẫn đang loay hoay trước vạch xuất phát của công cuộc cải thiện, khắc phục…

ThS Hoàng Xuân Quảng – Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang lo lắng: “Muốn có GV đạt chuẩn, thì phải đào tạo, nhưng hiện tại ĐH An Giang vẫn chưa có mã ngành đào tạo giáo viên dạy TCNB và cũng chưa có giảng viên cơ hữu để có thể xin mã ngành theo quy định”. Đáng lo hơn là ngay cả khi có điều kiện mở lớp bồi dưỡng cũng khó thu hút được người tham gia. Bởi với thực trạng hiện nay, không dễ cho An Giang vượt qua “vòng luẩn quẩn thử nghiệm” để người tham gia dạy TCNB có thể hưởng đủ các chế độ của giáo viên. Bởi sách tiếng Chăm mà An Giang đang sử dụng là “mượn” của tỉnh Tây Ninh biên soạn, không thể tự ý sửa. Trong khi đó, sau 21 năm vào cuộc với sách TCNB (1994-2015) Tây Ninh vẫn chưa thể “cập nhật” tài liệu này và khả năng cải thiện trong thời gian tới lại rất mỏng do nguồn nhân lực đang “hao mòn”.

Thực chất khi xây dựng bộ sách này, tỉnh Tây Ninh chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của các nhân sĩ người Chăm ở An Giang: Giáo cả Musa Haji, thầy Issa Sen… Tuy nhiên ông Musa vừa mất vì tuổi cao, còn ông Sen cũng vào tuổi “xế chiều”. Trong khi đó 17 người Chăm công tác trong ngành GDĐT An Giang, phần lớn lại ít hiểu biết về chữ viết Chăm… bao giờ chương trình TCNB mới thoát khỏi nghịch lý: Từ chỗ là “cầu nối” với nhiều ý nghĩa nhân văn… trở thành “gánh nặng” cho cả người cho lẫn người nhận?

Có lẽ, trong lịch sử giáo dục nước nhà , chưa có mô hình nào vượt “kỷ lục rùa bò” như chương trình dạy – học tiếng Chăm Nam Bộ (TCNB).

Người dạy TCNB chưa được đơn vị sử dụng lao động thực hiện các chính sách tối thiểu: Hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế…

Theo laodong.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Tạm đình chỉ thiếu tá cảnh sát giao thông gắt gỏng, chửi thề với cô gái ở TPHCMTạm đình chỉ thiếu tá cảnh sát giao thông gắt gỏng, chửi thề với cô gái ở TPHCM
06:50:18 10/02/2025
Midu mất túi và 120 triệu ở nước ngoài căng như phim: Trích xuất camera ly kỳ, thứ hiện ra bên trong túi khi cảnh sát tìm thấy gây sốc!Midu mất túi và 120 triệu ở nước ngoài căng như phim: Trích xuất camera ly kỳ, thứ hiện ra bên trong túi khi cảnh sát tìm thấy gây sốc!
06:28:32 10/02/2025
Đến lượt chồng Từ Hy Viên bị 1 ông lớn mắng chửi thậm tệ, tưởng tử tế nhưng dự đầy phốt?Đến lượt chồng Từ Hy Viên bị 1 ông lớn mắng chửi thậm tệ, tưởng tử tế nhưng dự đầy phốt?
06:17:11 10/02/2025
Megan Fox dứt khoát kết thúc với tình trẻ giữa lúc sắp sinh conMegan Fox dứt khoát kết thúc với tình trẻ giữa lúc sắp sinh con
06:01:22 10/02/2025
Năm đầu tiên về quê chồng ăn Tết, tôi không phải rửa bát nhưng sốc nặng khi vào bếp nấu cơmNăm đầu tiên về quê chồng ăn Tết, tôi không phải rửa bát nhưng sốc nặng khi vào bếp nấu cơm
05:55:45 10/02/2025
Chị gái Thiều Bảo Trâm thẳng tay bỏ theo dõi Matthis, hot boy 2k4 đáp trả cực gắtChị gái Thiều Bảo Trâm thẳng tay bỏ theo dõi Matthis, hot boy 2k4 đáp trả cực gắt
06:20:38 10/02/2025
"Nữ hoàng dao kéo" gây sốc số 1 showbiz Hàn Quốc: Sửa tới mức không thể nhận ra khuôn mặt cha sinh mẹ đẻ!"Nữ hoàng dao kéo" gây sốc số 1 showbiz Hàn Quốc: Sửa tới mức không thể nhận ra khuôn mặt cha sinh mẹ đẻ!
07:26:37 10/02/2025
Lấy giúp đồ tắm cho anh rể ở phòng ngủ, thấy tờ giấy đang viết dở trên bàn, tôi động viên chị gái ly hônLấy giúp đồ tắm cho anh rể ở phòng ngủ, thấy tờ giấy đang viết dở trên bàn, tôi động viên chị gái ly hôn
05:58:26 10/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thần dược ngăn tóc bạc sớm ai cũng nên biết

Thần dược ngăn tóc bạc sớm ai cũng nên biết

Làm đẹp

10:09:12 10/02/2025
Làm thế nào để hạn chế tóc bạc sớm là băn khoăn của nhiều người. Một số thực phẩm dưới đây được ví như thần dược để ngăn tình trạng này.
Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con

Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con

Sức khỏe

10:05:12 10/02/2025
Đây là thai trong thai , một trong những trường hợp hiếm gặp nhất trên thế giới. Chúng tôi đã yêu cầu ý kiến xác nhận từ chuyên gia y tế khác và trường hợp này đã được bác sĩ chuyên khoa X-quang Shruti Thorat xác nhận , ông Agarwal nói.
Bồ cũ Thiều Bảo Trâm bị chỉ trích vì "mập mờ" chuyện tình cảm, Lê Hoàng Phương có ngay động thái gây bàn tán

Bồ cũ Thiều Bảo Trâm bị chỉ trích vì "mập mờ" chuyện tình cảm, Lê Hoàng Phương có ngay động thái gây bàn tán

Sao việt

10:04:49 10/02/2025
Sau hơn một ngày gây náo loạn cõi mạng với loạt nghi vấn hẹn hò, mới đây, Lê Hoàng Phương và Matthis Metharam đã có động thái mới trên mạng xã hội.
Hari Won khẳng định không cưới Trấn Thành vì tiền

Hari Won khẳng định không cưới Trấn Thành vì tiền

Tv show

09:59:11 10/02/2025
Hari Won cho biết cô kết hôn với Trấn Thành là điều đúng đắn vì nếu một ngày cả hai trắng tay thì ông xã không bao giờ bỏ rơi cô.
Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh nhiễm xoắn khuẩn do Leptospira ở trẻ em

Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh nhiễm xoắn khuẩn do Leptospira ở trẻ em

Thế giới

09:45:09 10/02/2025
Qua xét nghiệm Leptospira IgM cho kết quả dương tính. Bệnh nhi được dùng kháng sinh doxycyclin ngay từ khi vào viện và đã cắt sốt sau 2 ngày dùng thuốc và tình trạng ban giảm dần. Trẻ đã được ra viện sau 1 tuần điều trị.
Phượt thủ chia sẻ lịch trình trekking đỉnh Sa Mu tự túc 2N1Đ: Ấn tượng nhất là rừng rêu quá đẹp

Phượt thủ chia sẻ lịch trình trekking đỉnh Sa Mu tự túc 2N1Đ: Ấn tượng nhất là rừng rêu quá đẹp

Du lịch

08:36:42 10/02/2025
Trekking những đỉnh núi cao đòi hỏi phải có porter hướng dẫn hoặc đi theo đoàn dẫn tour đối với những ai không chuyên.
Black Myth: Wukong, Wuthering Waves thắng lớn, thế nhưng phản ứng của cộng đồng game thủ sao mà... lạ lắm

Black Myth: Wukong, Wuthering Waves thắng lớn, thế nhưng phản ứng của cộng đồng game thủ sao mà... lạ lắm

Mọt game

08:31:47 10/02/2025
Cũng là chiến thắng ở một giải thưởng game, thế nhưng cả Black Myth: Wukong, Wuthering Waves đều đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Sao Hàn 10/2: DJ Koo giam mình sau cú sốc mất vợ, Song Ji Hyo kinh doanh ế ẩm

Sao Hàn 10/2: DJ Koo giam mình sau cú sốc mất vợ, Song Ji Hyo kinh doanh ế ẩm

Sao châu á

08:02:18 10/02/2025
Koo Jun Yup giam mình, không tiếp xúc ai sau cú sốc mất vợ, minh tinh Từ Hy Viên; Song Ji Hyo khốn đốn vì kinh doanh nội y ế ẩm.
"Siêu sao" lái xe máy rồi đăng lên mạng xã hội bị xử phạt 13 triệu đồng

"Siêu sao" lái xe máy rồi đăng lên mạng xã hội bị xử phạt 13 triệu đồng

Pháp luật

08:01:33 10/02/2025
Ngày 8/2, Công an thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã xác minh, xử lý nghiêm một trường hợp điều khiển xe mô tô vi phạm các quy định về TTATGT qua hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội.
Tháng Giêng tháng 1 âm lịch 2025 Ất Tỵ dự báo 3 con giáp tài lộc khởi sắc, tình duyên nở rộ

Tháng Giêng tháng 1 âm lịch 2025 Ất Tỵ dự báo 3 con giáp tài lộc khởi sắc, tình duyên nở rộ

Trắc nghiệm

07:55:37 10/02/2025
Xem tử vi tháng Giêng năm 2025 của 12 con giáp, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã cho biết, 3 con giáp dưới đây may mắn sở hữu tài lộc rủng rỉnh, tình duyên nở rộ ngay tháng đầu năm.
1 rapper "tẩm ngẩm tầm ngầm" mà sở hữu thành tích khủng, hot nhất hậu Rap Việt mùa 4

1 rapper "tẩm ngẩm tầm ngầm" mà sở hữu thành tích khủng, hot nhất hậu Rap Việt mùa 4

Nhạc việt

07:38:49 10/02/2025
Dangrangto hiện có 1.6 triệu người nghe hàng tháng trên Spotify, ca khúc Wrong Times sắp cán mốc 30 triệu streams - thành tích khủng với 1 nghệ sĩ trẻ sinh năm 2k2