Những khóa học độc đáo, thú vị dành cho học sinh ở Canada
Kết nối với thiên nhiên, chương trình cá nhân hóa chỉ với 12 học sinh, lớp học trên nước… là những trải nghiệm khóa học có thể không được duy trì đều đặn ở nước khác nhưng ở Canada lại được diễn ra thường xuyên.
1. Kết nối với thiên nhiên – Trường Tự nhiên và Rừng Ottawa, thành phố Ottawa
Ngôi trường có hình dạng giống như một chiếc cabin trong khu rừng trống, bao gồm không gian ăn uống ngoài trời, nhà hát và khu vui chơi gần gũi với thiên nhiên. Trẻ em học tập thông qua vui chơi ngoài trời và kết nối với thiên nhiên.
Một ngày học tập điển hình tại trường bao gồm các hoạt động: quét dọn lá cây, đi bộ đường dài, xây dựng pháo đài, leo trèo, lửa trại. Khóa học được xây dựng không nhằm mục đích thay thế hoàn toàn chương trình giáo dục phổ cập mà nhằm kết nối trẻ em với thiên nhiên từ đó hoàn thiện nền giáo dục hiện có. Trẻ mẫu giáo cũng có thể tham dự khóa học này.
Học sinh của Trường dành phần lớn thời gian học tập ở ngoài trời (Ảnh: Childnature.ca)
Khóa học về Tự nhiên và Rừng (FNS) là một phương pháp giáo dục đã tồn tại trên toàn thế giới từ những năm 1950, theo một cuốn sách hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh.
“Tất cả các chương trình FNS tuân thủ hai nguyên tắc sau, điều khiến FNS khác biệt với các chương trình giáo dục ngoài trời và các chương trình giáo dục về môi trường khác: tiếp xúc thường xuyên và liên tục với không gian tự nhiên, phương pháp học tập định hướng rõ ràng cho trẻ, dựa trên yêu cầu của trẻ”, cuốn sách hướng dẫn giải thích.
2. Chương trình học tập cá nhân hóa – Trường Micro, thành phố Toronto (Trước đây gọi là Trường High Park)
Đây là một ngôi trường nhỏ với quy mô mỗi lớp học trung bình khoảng 12 học sinh trong độ tuổi khác nhau. Những học sinh này thường được chia thành một nhóm nhỏ hoặc được dạy bởi hai hoặc nhiều giáo viên.
Trọng tâm là những chương trình học tập được cá nhân hóa, dựa trên kinh nghiệm và những dự án thực tế của học sinh, công nghệ và sự cải tiến. Trên trang web của mình, đại diện trường cho biết: “Chúng tôi tin rằng tất cả các học sinh đều có tiềm năng trở thành những người năng động và độc lập. Chúng tôi cũng cho rằng một nền giáo dục hiệu quả không phải là một khuôn mẫu”.
Tại đây, giáo viên giảng bài theo phong cách khác nhau để cung cấp một chương trình học được cá nhân hóa cho mọi học sinh.
3. Lớp học trên nước – Cao đẳng Quốc tế West Island, thị trấn Lunenburg
Đây là khóa học diễn ra trên một con tàu mà hành trình của nó là chạy ra các đại dương và ghé thăm các cảng biển trên toàn thế giới. Theo thông tin được công bố trên trang web của trường, phương châm của trường là lấy việc thực hành làm chủ đạo, học sinh có thể học về lịch sử nghệ thuật tại một cảng biển ở châu Âu, học sinh học biển trong khi chèo thuyền trên Địa Trung Hải, hoặc vào vai thủy thủ trên con tàu nặng tới 500 tấn.
Chương trình dành cho sinh lớp 11, 12, sinh viên đại học và cả những học sinh đang trong giai đoạn “gap year”. “Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp trải nghiệm học tập khác biệt – nền tảng cho một hành trình khám phá và thành công trọn đời”, đại diện nhà trường cho biết.
Video đang HOT
Học sinh của Trường đại trải nghiệm như những thủy thủ đích thực trên tàu (Ảnh: classafloat.com)
4. Học tập dựa trên chuyển động – Tổ chức Moving EDGEucation
Đây không hẳn là một khóa học, mà là một phương pháp học tập được thực hiện bởi hàng trăm giáo viên trong các hội đồng trường học trên khắp bang Ontario (cũng như các vùng khác của Canada), phương pháp này có thể được giáo viên thực hiện ở bất cứ đâu.
Phương pháp sử dụng các chuyển động và kỹ thuật học tập theo cảm xúc như một công cụ để dạy các môn học khác nhau. “Hãy tưởng tượng một lớp học nhạc nơi học sinh được học trên đôi chân của mình, chúng sẽ chuyển động theo âm nhạc”.
Mọi thứ mà các giáo viên làm đều dựa trên việc “tập trung cả cơ thể, bộ não và bản thể của học sinh trong khi học” và “khuyến khích cả tinh thần tập thể và cá nhân như một cộng đồng thống nhất trong lớp học”, tổ chức Move EDGEucation lưu ý trên trang web của mình.
Học sinh ở mọi lứa tuổi (cũng như giáo viên và hiệu trưởng) có thể tham gia chương trình học này. Người điều phối chương trình có thể làm việc trực tiếp với học sinh, hoặc đào tạo giáo viên và cung cấp các tài nguyên và bài học giúp họ tiếp cận liên tục với phương pháp học mới này.
5. Làm đất ở nông trại- Trường Farm Roots, thành phố Delta
Học sinh có thể tham gia khóa học này khi đang học lớp 10, 11 và 12. Nội dung khóa học xoay quanh việc xây dựng và điều hành trang trại, trang web trường cho biết: “Một ngày học ở Farm Roots không hề có tiếng chuông báo hiệu vào học hay tan học, không có những bài học về Lãnh đạo hay Địa lý.
Cuộc sống của học sinh trong ngôi trường nhỏ này không hoạt động theo cách mà những trường học khác thường làm và các trang trại cũng không hoạt động theo cách đó”.
Một trong những hoạt động của học sinh tại nông trại (Ảnh: Instagram “deltafarmroots”)
6. Trải nghiệm thực tế – Trường Seven Oaks Met, thành phố Winnipeg
Mỗi lớp học trong trường có khoảng 15 học sinh và một giáo viên (được gọi là cố vấn) sẽ theo các em cả bốn năm học. Chương trình giảng dạy dành cho học sinh trung học, từ lớp 9 đến lớp 12, dựa trên sở thích của học sinh và các em sẽ dành hai ngày một tuần để học thực hành và lấy kinh nghiệm ngay tại nơi các em được làm việc và thực tập.
Trường Seven Oaks Met (Ảnh: 7oaks.org)
Trên trang web, đại diện trường cho biết: “Cam kết của chúng tôi là thúc đẩy một môi trường học tập an toàn và truyền cảm hứng, tập trung vào các mục tiêu phù hợp với mỗi học sinh. Theo cách tiếp cận của chúng tôi, việc học tập đích thực là dựa trên các mối quan hệ có ý nghĩa, trong đó các công việc có liên quan được thực hiện thông qua quá trình thực tập và làm các dự án”.
Thái Hằng
Theo Huffpost
Nhiều "hot girl" ĐH Lâm nghiệp giành học bổng thạc sĩ, tiến sĩ danh giá nước ngoài
Nhiều sinh viên, nhiều "hot girl" trường Đại học Lâm nghiệp, ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên giành học bổng danh giá học Thạc sĩ, Tiến sĩ của nhiều trường đại học nổi tiếng nước ngoài.
Từ năm 2016 đến đầu năm 2019 đã có hơn 20 sinh viên thuộc các khóa K55, K56, K57, K58 và K59 của trường ĐH Lâm Nghiệp nhận được học bổng học Thạc sỹ tại Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đặc biệt 03 sinh viên K55 và K56 sau khi học xong chương trình thạc sĩ đã nhận được học bổng toàn phần học tiến sĩ ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, đó là các em, Hứa Huy Luân, Trần Thị Mai Anh học Tiến sĩ tại Hoa Kỳ; Em Đinh Quỳnh Oanh học tiến sĩ ở Nhật Bản.
Chỉ tính riêng trong năm 2018 và đầu năm 2019, đã có 10 sinh viên nhận được học bổng học thạc sĩ tại CHLB Đức, Nhật Bản và Phần Lan.
Đặc biệt, trong các sinh viên được nhận học bổng này, rất nhiều "hot girl" nổi bật khiến nhiều chàng trai trong trường ngưỡng mộ.
Chảo Thị Yến K55 thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững của Trường ĐH Gottingen (CHLB Đức) hiện đang làm cho tổ chức PanNature
Nguyễn Nguyệt Anh (K57) tại Đại học British Collumbia, Canada (UBC). Em nhận được học bổng cho 2 năm học thạc sĩ bao gồm Học bổng giành cho sinh viên quốc tế xuất sắc của UBC (International Tuition Award), Học bổng của Khoa Lâm Nghiệp cho sinh viên xuất sắc (UBC Faculty of Forestry Strategic Recruitment Fellowship).
Lê Thị Thúy (K59) - Học bổng Thạc sĩ lâm nghiệp nhiệt đới bền vững (SUTROFOR) chương trình Erasmus Mundus
Phạm Thùy Linh (K58) giành được Chương trình học bổng MEXT 2018 bậc Thạc sỹ - trường Đại học Tsukuba, , Nhật Bản chuẩn bị nhập học vào đầu tháng 4/2019.
Đoàn Thị Minh Thùy (K57) theo học ngành Địa chất và Quy hoạch (Geography & Planning) tại Đại học Saskatchewan, Canada
Đinh Quỳnh Oanh và Phạm Vũ Minh đang học tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ năm 2018, Oanh đã tiếp tục nhận được học bổng tiến sỹ của Trường. (Các sinh viên chụp ảnh cùng lãnh đạo trường ĐH Lâm Nghiệp và trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo, Nhật Bản )
Sinh viên Nguyễn Đức Thắng - K55, Đoàn Thanh Tùng - K56, Hoàng Thế Trung, Vũ Đức Huy - K57, Phan Quốc Dũng, Nguyễn Thanh Tùng - K58 tại CHLB Đức.
Ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Natural Resource Management) là chương trình đào tạo tiên tiến hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (Vietnam National University of Forestry - VNUF) và trường Đại học Bang Colorado, Hoa Kỳ (Colorado State University -CSU). Ngành này chính thức được triển khai từ năm 2009 tại VNUF. Đây là chương trình đào tạo thuộc Dự án Đào tạo tiên tiến của Chính phủ Việt Nam triển khai từ giai đoạn 2005-2015.
Tại Trường Đại học Lâm nghiệp, ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (QLTNTN) được giảng dạy bằng tiếng Anh do các giáo sư, chuyên gia của Việt Nam, Hoa Kỳ và quốc tế khác giảng dạy.. Sinh viên được giảng dạy các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng mới, hiện đại trên thế giới về quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng.
Bên cạnh đó sinh viên còn được trải nghiệm thực tế tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các địa bàn phù hợp với nhiều môn học đa dạng.
Theo GS.TS. Trần Văn Chứ - Hiệu Trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, trong thời gian tới ngành Lâm nghiệp sẽ có nhiều bước tiến mạnh mẽ nên nhu cầu về nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Sinh viên Chương trình tiên tiến không những tự tin về trình độ tiếng Anh mà còn được trang bị đầy đủ kiến thức tốt về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và trên thế giới, nên họ hoàn toàn có khả năng đáp ứng thị trường lao động trong khu vực ASEAN và thế giới về các lĩnh vực được đào tạo.
Lê Hoàn
Theo Dân trí
Học tại Việt Nam lấy bằng trung học phổ thông Mỹ, Canada Mô hình học tập Blended Learning tại Apax Franklin giúp học sinh Việt Nam có cơ hội học chương trình THPT Mỹ, Canada và cấp bằng quốc tế. Apax Franklin là một trong những hệ thống học viện đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các chương trình giáo dục trung học và chuẩn bị đại học chuẩn Mỹ và Canada theo mô...